2015-07-05 12:28:42

Tọa đàm tư vấn kinh doanh: Hóa đơn, kiểm tra, phạt.

Trong các tháng 5,6-2015 các đơn vị chức năng Ba Lan ( Thanh tra Thuế, biên phòng) đã có đợt kiểm tra gắt gao kéo dài hàng tuần tại khu thuơng mại vùng Wolka Kosowska – Ba Lan. Biện pháp kiển tra tập trung kiểm tra các phuơng tiện chuyển hàng của người mua hàng, đặc biệt kiểm tra hóa đơn mua hàng ( hóa đơn VAT). Nếu người mua không xuất trình đuợc hóa đơn hay các giấy tờ hợp pháp, các đơn vị kiểm tra yêu cầu chỉ rõ địa chỉ ( cửa hàng) đã bán hàng để làm rõ việc mua – bán. Khi các cửa hàng không chứng minh được hóa đơn mình xuất ra là hợp lệ hay không có hóa đơn bán hàng thì sẽ bị phạt. Việc kiểm tra là nhiệm vụ của các cơ quan chính quyền Ba Lan, tuy nhiên cách thức kiểm tra, mức độ phạt, hình thức phạt và thu tiền phạt lại có nhiều điểm không đồng nhất, hoặc không phù hợp luật pháp Ba Lan.

Với các doanh nghiệp người nước ngoài do hạn chế hiểu về pháp luật, về ngôn ngữ nên chưa biết cách ứng phó phù hợp, thiếu kiến thức bán hàng, vì vậy có tâm lý lo lắng và thường chịu nhiều thiệt thòi khi bị xử lý phạt.

Để hỗ trợ cho các công ty kinh doanh tại khu thương mại, ngày 04-07-2015 tại TT TM ASG, Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan kết hợp với các công ty ASG-PL, Oanh Nguyễn Văn KETOAN.PL đã tổ chức buổi tọa đàm, tư vấn liên quan đến hóa đơn bán hàng, kiểm tra, phạt.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, luật: Bà Monika Lachowicz- Chuyên gia nghành Thuế, đã có 15 năm làm việc với các doanh nghiệp người nước ngoài, Luật sư Ptrycja Szydlowska – Dorosz có kinh nghiệm nhiều năm trong quá trình hội nhập của nguời nuớc ngoài tại Ba Lan, ông Nguyễn Văn Oanh, cố vấn luật, kế toán. Đồng thời có sự tham dự của BCH Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan: Ông Hoàng Xuân Bình- Chủ tịch, Ông Trân Trọng Hùng- Phó chủ tịch, Bà Nguyễn Việt Triều – Trưởng ban kinh tế.

Chuyên gia về thuế, luật sư và ông Nguyễn Văn Oanh.

Nhiều bà con đã đến tham dự buổi tọa đàm.

Trong buổi tọa đàm nhiều câu hỏi và các vấn đề cụ thể đã được trao đổi và giải đáp. Chẳng hạn một số câu hỏi đuợc đề cập:

  • Ai đuợc quyền kiểm tra các hóa đơn bán hàng, kiểm tra nguồn gốc hàng: Cán bộ thuế hay cán bộ thanh tra thuế?

  • Khi vi phạm liên quan đến hóa đơn bán hàng, mức độ phạt bao nhiêu thì đúng?

  • Cách thức trả tiền phạt như thế nào? Trả tiền mặt hay chuyển khoản? Sự khác nhau giữa cách thức trả tiền mặt hay chuyển khoản?

  • Các thức viết hóa đơn cho người mua hàng là người nước ngoài ( Ukraina, Liwa) khi họ không có mã số kinh doanh tại Ba lan?

  • Người bán hàng cần phải làm những gì khi bị kiểm tra? Làm thế nào để tránh bị những cán bộ kiểm tra dởm hay cán bộ kiểm tra lợi dụng để kiếm tiền?

  • Làm thế nào để khi bị phạt có thể được áp dụng mức phạt thấp nhất trong khung phạt mà cán bộ kiểm tra được quyền xử lý?

  • Cán bộ kiểm tra có được quyền kiểm tra các chứng cớ khác như hóa đơn bán hàng các ngày gần nhất hay camera của cửa hàng để xác minh lượng hàng đã bán?

  • Các hành vi vị phạm như thế nào thì được coi là vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự, khung phạt đối với mỗi hình thức?

  • Các biện pháp như thế nào người bán hàng nuớc ngoài được quyền sử dụng để tránh hay hoãn các kiểm trả trực tiếp tại cửa hàng? Vai trò của luật sư, kế toán hay phiên dịch?

Rất nhiều câu hỏi khác nữa cũng được đề cập và trao đổi trong buổi tọa đàm. Các nhà tư vấn đã trả lời và đưa ra những lời khuyên có ích cho mỗi câu hỏi và tình huống bị kiểm tra cụ thể. Các câu trả lời chi tiết, sau buổi tọa đàm Hội doanh nghiệp sẽ tổng hợp chính thức để quảng bá sâu rộng hơn tới các cửa hàng. Tuy nhiên các nhà tư vấn luôn mong muốn người nuớc ngoài khi kinh doanh tại Ba Lan cần ghi nhớ một số điểm cụ thể khi bị kiểm tra, bị phạt.

Thứ nhất cần biết rõ ai là người kiểm tra hay phạt mình, bắng cách yêu cầu cán bộ kiểm tra xuất trình thẻ hay giấy tờ được phép kiểm tra, ghi lại đầy đủ thông tin nguời kiển tra.

Thứ hai sớm liên lạc với luật sư hay phiên dịch của mình khi chưa biết rõ về luật liên quan đến hành vi vi pham của mình hay không hiểu về ngôn ngữ.

Thứ ba cầm nắm rõ một số điểm trong điều khoản luật ( nhất là điều 138) trong bộ luật phạt liên quan tới kinh doanh, như khi thực hiện phạt không được ảnh huởng tới việc kinh doanh của nguời kinh doanh. Khi đó có thể áp dụng nhằm hoãn thời gian kiểm tra trực tiếp, tìm kiếm sự giúp đỡ cửa kế toán, luật sư cũng như làm cho cán bộ kiểm tra không đủ thời gian và kiên nhẫn thực hiện chức năng phạt với những hành vi vi phạm không quá lớn.

Thứ 4 nên biết rõ về loại vi phạm của mình đẻ có thể ứng xử hay đề nghị giảm mức phạt ít nhất trongkhung phạt ( ví dụ với hính thức vi phạm hành chính mức phạt từ 170zl đếm 3500zl. Mức phạt không ít hơn 10% luơng tối thiểu).

Thứ 5 không nên trả tiến phạt bằng tiền mặt mà nên chuyển khoản, bởi vì khi trả phạt bằng tiền mặt cán bộ thuế sẽ có thể đuợc huởng hoa hồng từ số tiền phạt nộp về nhà nước nên khuyến kích cán bộ thuế siêng năng kiểm tra hơn, hoặc lợi dụng phạt để kiếm tiền. Ngoài ra ngay cả khi bán buôn cũng nên lắp máy bán hàng ( kasa fikalna) để hỗ trợ trong trường hợp không viết hóa đơn VAT cho khách hàng mua ít.

Về tâm lý người bán hàng không nên mất bình tĩnh khi bị kiểm tra, cần tạo nên niềm tin cho người kiểm tra là mình kinh doanh đúng, có luật sư, kế toán, phiên dịch hỗ trợ, có ứng xử mềm dẻo để tránh tạo căng thẳng với cán bộ kiểm tra khi bị vi phạm.

Kết thúc buổi tọa đàm, các chủ cửa hàng cũng mong muốn và đề nghị:

  • Hội doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm tuơng tự, thiết thực và thực tế trong các lĩnh vực khác nhau để hỗ trợ kinh doanh.

  • Hội doanh nghiệp đàm phán với các công ty tư vấn, luật sư , phiên dịch để ký hợp đống là đại diện cho các cửa hàng để khi bị kiểm tra có thể liên hệ trực tiếp và hợp pháp với luật sư của mình. Chi phí các cửa hàng sẽ hỗ trợ hay trả trực tiếp cho các văn phòng luật sư.

  • Tập hợp các kiến thức, văn bản pháp lý, biện pháp sử lý khi bị kiểm tra, phạt để phổ biến và in cho mỗi cửa hàng 01 bản nhằm hỗ trợ khi bị kiểm tra, phạt.

  • Hội doanh nghiệp nên cung cấp thông tin cụ thể về hoạt động của hội để các doanh nghiệp biết và tham gia là hội viên của hội nhằm xây dựng hội doanh nghiêp phát triển và có uy tín với Ba Lan và cộng đồng.

    Ban tư vấn và pháp Luật.

    Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan.

Sửa lần cuối 2015-07-05 10:33:53

Bình luận

Bình luận qua Facebook