2014-07-21 05:07:55

Các trại hè có ảnh hưởng tích cực gì đến thanh thiếu niên?

Stephen Gray Wallace - Giám đốc trung tâm nghiên cứu và giáo dục vị thành niên (CARE) đã có một bài viết với tựa đề “ Trại viên hạnh phúc” trên trang The Huffington Post. 

Năm nay, 10 triệu trẻ em đang tận hưởng mùa hè tại các trại hè, một nửa số đó tham gia vào một trong hơn 2400 trại được Hiệp hội cắm trại của Mỹ (ACA) chính thức công nhận. Cơ sở của những trải nghiệm này được ghi chép vào mục lục trong báo cáo nghiên cứu phương hướng của ACA. Dữ liệu cho thấy, trong các lợi ích tích cực, người trẻ tuổi tham gia trại hè thu nhận được lợi ích từ sự tự tin, lòng tự trọng, những kỹ năng xã hội, tính độc lập, mạo hiểm và năng lực lãnh đạo.

Có phải đó là lý do trẻ em và thanh thiếu niên thấy vui? Từ những điều bổ ích cho cá nhân cùng các hoạt động vui chơi như bơi lội, bắn cung, hát hò quanh lửa trại và đi dạo với bạn bè mới thân?

Có cái gì đó tinh tế hơn diễn ra trong những môi trường trải nghiệm độc đáo này, khuyến khích kết quả tích cực của thanh thiếu niên trên năm lĩnh vực chính:

1.      Xây dựng đội nhóm

2.      Trau dồi kiến thức sách vở

3.      Phát triển nhân lực

4.      Quản lý môi trường

5.      Sức khỏe thể chất và tinh thần

Đặc biệt, các trại hè dựa trên các khái niệm cơ bản của tâm lý học tích cực (do Martin Seligman, cựu chủ tịch của Hiệp hội tâm lý Mỹ trình bày) và tư duy phát triển (được nâng cao trong nhiều thập kỷ bởi Carol Dweck, một giáo sư tâm lý tại Đại học Stanford).

Quyển sách “Hạnh phúc đích thực” của Seligman, năm 2002 (Simon & Schuster) khuyến khích tập trung vào không chỉ vấn đề tâm thần mà còn về niềm vui, tổng số lần tham gia (hoặc sự vui vẻ), các thành tựu và hạnh phúc tinh thần. Theo tôi, đó thực sự là trại hè thú vị.


Gần đây, nhà tâm lý Karen Reivich và Jane Gillham trong Chương trình phục hồi Penn tại tại Trung tâm Tâm lý học tích cực Đại học Pennsylvania đã áp dụng nguyên lý thực hành, xây dựng các yếu tố phòng vệ cho giới trẻ, nhằm phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần đang xuống dốc. Theo cuốn "Tâm lý tích cực cho trẻ em, dạy khả năng thích ứng từ giáo dục tích cực" (trong báo cáo tin tức Mỹ và thế giới, ngày 9 tháng 6 năm 2009), Reivich và Gillham chỉ ra liên kết giữa của việc tự nói chuyện, cả tiêu cực và tích cực, với kết quả quan trọng của giáo dục.

Bằng cách này, liệu pháp nhận thức – hành vi, một hình thức tư vấn sức khỏe tâm thần phổ biến đang gia tăng, một phần chạm đến những cảm xúc bất thường, được phản chiếu lại.

Tại Penn, một yếu tố then chốt của thành công được xác định là tiềm năng của niềm hy vọng, hay nhận thức chung rằng các mục tiêu có thể được đạt được. Họ chỉ ra ba thành phần cần thiết của hy vọng: những suy nghĩ định hướng mục tiêu; con đường để đạt được nó; và những suy nghĩ trung gian(cảm xúc tích cực); và họ khẳng định rằng nghiên cứu đã cho thấy liên kết giữa hy vọng với  thành tích học tập và thể thao cao hơn và sự điều chỉnh tích cực hơn.

Bản chất bên trong của hy vọng là khả năng thích ứng - hoặc khả năng xử lý trở ngại, trong đó có thất bại.

Hai bài viết gần đây, "Nếu những bí mật để thành công là thất bại?" của Paul Tough (The New York Times, 14/06/ 2011) và "Bí mật của thành công: Thất bại" của Scott Adams (The Wall Street Journal, 12/10/2013), cũng làm nổi bật giá trị của sự cố gắng.

Một lần nữa, các trại sinh hoạt cho thấy tính ưu việt trong việc tạo ra "nơi an toàn", nơi những người trẻ tuổi có thể mạo hiểm ra khỏi vùng thoải mái của họ, đối mặt với thất bại mà không phán xét, học hỏi từ trải nghiệm và trở lại với những điều lớn hơn, tốt hơn. Dần dà, các quá trình này khuyến khích cảm giác có thực lực và hy vọng.

Tâm trạng cũng là chìa khóa cho công trình tiên phong Carol Dweck về "lý thuyết tự thân", cho biết động lực học hỏi và mức độ thích ứng của một người. Cô đề cập đến tư tưởng cố định bảo thủ và cầu tiến, tư tưởng sau nói rằng trí thông minh không phải là một cấu trúc tĩnh mà được điều chỉnh bởi ảnh hưởng từ việc học. Theo Dweck, cá nhân có tư tưởng cầu tiến sẽ phát triển mạnh mẽ nhờ thử thách, hưởng lợi từ mục tiêu đã thiết lập và từ phản hồi (Tư duy: Khoa học mới của thành công, Ballantine Books, 2006).

Suy luận đến bối cảnh của trại hè, tư vấn viên thúc đẩy tư tưởng cầu tiến và xây dựng khả năng thích ứng cho trẻ em bằng cách khen ngợi nỗ lực, hơn là khả năng; chứng minh rằng trí thông minh, khả năng học tập và thể lực không cố định như lúc sinh ra; bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng của trại sinh, và đem lại cho họ những công cụ - để cải thiện; và tạo ra môi trường trong đó trẻ em chịu trách nhiệm về việc học của mình.

Các khái niệm này tạo cơ sở cho mô hình học tập tại trại Kenwood & Evergreen ở New Hampshire và Everwood Day Camp ở Massachusetts. Người sáng lập Scott Brody nói: "Trẻ em được sinh ra với thiên hướng bẩm sinh là giúp đỡ người khác, tạo các kết nối xã hội, giải quyết vấn đề và tiếp thu kiến ​​thức. Công việc của chúng ta là nuôi dưỡng những đặc điểm đó bằng cách chủ động truyền đạt với trại viên niềm tin của chúng ta vào khả năng phát triển thành người của họ."

Nhiều chiến lược tương tự cũng gây được tiếng vang trong các chương trình phát triển lãnh đạo tại trại Rising Sun (CRS) ở Rhinebeck, New York. Tại CRS, học tập dựa trên việc đưa giới trẻ tiếp xúc với các vấn đề thực tế trong khung cảnh xã hội đa dạng. "Mô hình trải nghiệm này liên quan đến một chu kỳ của “Làm-Trải nghiệm-Làm lại”, yêu cầu chìm đắm trong hoạt động mà người học đã hoàn toàn đầu tư vào", theo Patrick O'Malley, MD, chủ tịch hội đồng quản trị của tổ chức CRS (Louis August Jonas Foundation)

Có lẽ điều tuyệt vời nhất là ở một thực tế, các trại đã được xây dựng trên giá trị này trong  khoảng 150 năm - trong khi những đứa trẻ chỉ nghĩ rằng mình đang vui vẻ. Hoặc như ACA Giám đốc điều hành Peg Smith nói, "Sự kỳ diệu của trại có thể được tìm thấy trong các bài học chuyển đổi mà trẻ thu nhận được khi gắn bó với các hoạt động thú vị và các mối quan hệ trọn vẹn."

Cho dù trẻ em biết hay không, thì rất lâu sau khi mùa trại kết thúc trại, hàng triệu thanh thiếu niên sẽ tự tin hướng tới tuổi trưởng thành với các kỹ năng được trang bị và tâm trạng để trải nghiệm cuộc sống thành công và phục vụ- tạo nên khẩu hiệu “trại viên hạnh phúc”

Stephen Gray Wallace (2014, July 9). A happy camper, The blog. The Huffington post

Diệu My 

Dịch từ: http://www.huffingtonpost.com/stephen-gray-wallace/a-happy-camper_1_b_5570839.html)

Sửa lần cuối 2014-07-21 06:27:45

Bình luận

Bình luận qua Facebook