2014-03-14 10:35:35

Các xét nghiệm khác khi khám chữa bệnh


Phần 1: xin xem link 

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường 

Xét nghiệm đường khi nhịn ăn (glukoza na czczo) – ít nhất 10 tiếng trước khi làm xét nghiệm ta phải nhịn ăn và uống! đây là xét nghiệm đo lượng đường từ hệ tiêu hóa mà máu  cần tải đến nuôi các tế bào, nhưng do thiếu insulin hay một rối loạn gì đó mà nó vẫn nằm trong máu gây hại cho các cơ quan khác của cơ thể (thận, mắt, tim).

Giá trị chuẩn: sau nhịn ăn là 110mg/dl (6,1mmol/l; 2 giờ sau vận động mạnh là <140mg/dl.

GHB (Hemoglobina glikowana) - chất tạo ra do kết hợp đường gluco và hemoglobin có trong hồng cầu. Đây là một chỉ số quan trọng về sự ổn định của lượng đường trong huyết thanh (huyết tương nhưng đã loại chất gây đông máu: serum, surowica krwi), chất này tồn tại trong cơ thể trong suốt vòng đời của hồng cầu, tức khoảng 3 tháng. Nó cho ta biết hiệu quả của việc chữa bệnh tiểu đường (cukrzyca).

Giá trị chuẩn: 61%

Nếu vượt cao hơn chuẩn có thể do thực đơn chọn không tốt, không uống thuốc đều hoặc insulin chưa đúng liều.

 

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh nghẽn tắc mạch máu (miażdżyca)

 

Cholesterol toàn phần (cholesterol całkowity)- đó là hợp chất béo, là thành phần của màng tế bào, tham gia vào quá trình sản xuất hooc-môn giới tính. Vì không tan trong nước và máu, nên để có thể được vận chuyển đến tế bào, nó phải bám vào các chất khác với mật độ khác nhau có tên gọi là lipidoprotein có trong huyết tương

Giá trị chuẩn: dưới 200mg/dl (5,2mmol/l)

 

HDL (High Density Lipoproteins) - Cholesterol có mật độ cao (cholesterol „tốt”), nó làm sạch các hạt mỡ bám vào thành mạch máu vì mang chúng về gan để phân hủy.

Giá trị chuẩn: 30-90mg/dl (với phụ nữ sẽ tốt nếu >50mg/dl, với nam: >40mg/dl )

 

LDL (Low Density Lipoproteins) - Cholesterol có mật độ thấp (cholesterol „xấu”), nó dễ bám vào thành mạch máu và làm hẹp mạch lại.

Giá trị chuẩn:

người mạnh khỏe: 100-160mg/dl (khoảng 3,5mmol/l)

người huyết áp cao và nghiện thuốc lá: 100-130mg/dl

người bị bệnh nghẽn mạch vành hay bị tiểu đường nên có giá trị <100mg/dl

người mắc bệnh tim mạch nên có <70mg/dl

 

Mỡ trong máu (trójglicerydy) – đó là các hạt mỡ hình thành ở gan (phổ biến ở các người béo phì hay người mắc bệnh tiểu đường). Chúng dễ bám vào thành mạch máu và làm nghẽn mạch

Giá trị chuẩn: 60-170mg/dl (khoảng 1,7 mmol/l)    

 

Homocysteina – chất tạo ra từ axit amin có trong các thực phẩm nguồn gốc động vật, làm cứng thành mạch máu, tạo thuận lợi cho việc hình thành các chỗ nghẽn mạch

Giá trị chuẩn: 12-14 µmol/dl

 

CRP (białko C-reaktywne) – dù rằng chất này là chất báo hiệu có chỗ viêm nhiễm trong cơ thể (ngay cả khi cơ thể bị vết bầm dập thông thường nhất), nhưng tình trạng nghẽn mạch máu y học hiện nay cũng coi như là một tình trạng viêm. Nếu bạn có chỉ số CRP cao hơn chuẩn thì trước hết hãy chữa hết các chỗ nhiễm khuẩn (ví dụ như sâu răng), sau đó nếu CRP không hạ thì đó là dấu hiệu bạn bắt đầu bị bệnh về mạch máu.

Giá trị chuẩn: 3mg/l, nếu bạn đã mắc bệnh mạch vành thì giá trị này phải là <1mg/l

 

CPK (CK-kinaza kreatynowa, kreatynofosfokinaza) – đó là loại men trong bắp cơ (loại MM-CPK), cơ tim (MB-CPK) và não (BB-CPK). Loại MB có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim (zawał serca).

Giá trị chuẩn: 170 IU (đơn vị quốc tế về độ hoạt động của men), còn CK-MB là 10% giá trị CK

Giá trị CPK cao là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh của hệ thần kinh trung tâm hay viêm hoặc cơ bắp bị hư hại. Những người đang dùng thuốc chứa statyn để hạ huyết áp có thể có giá trị CK và CK-MB hơi cao một chút.

 

Xét nghiệm chẩn đoán hoạt động của gan và tụy

 

Bilirubina – chất màu vàng do hemoglobin phân hủy tạo ra. Nó hình thành ở gan, được đưa vào ruột cùng với mật.

Giá trị chuẩn: 17 µmol/l (1mg%); 0,2-1,2 mg/dl

Bilirubina vượt chuẩn khi hồng cầu bị phân rã nhiều quá, gan nhiễm độc hay nhiễm virus, tắc ống mật (ví dụ như bị sỏi)

 

AspAT (aminotransferaza asparaginianowa, cũng có khi ghi là GOT – glutamic-oxalacetic transaminase và AIAT-aminotransferaza alaninowa hay GPT-glutamic-pyruvic transaminase) – là hai loại men chỉ ra mức độ hoạt động của gan. Men này tăng trong các bệnh gan.

Giá trị chuẩn: 41 IU/l

Khi vượt chuẩn: viêm gan do virus, các bệnh về trao đổi chất trong gan, viêm đường dẫn mật (ví dụ do vi khuẩn) hay tắc mật.

 

GGTP (gammaglutamylotranspeptydaza) – đó là loại men mà khi giá trị vượt chuẩn chứng tỏ bệnh đường mật và gan, rồi loạn tiết mật hay do lạm dụng rượu, cũng có khi do một vài dạng bệnh nhồi máu cơ tim

Giá trị chuẩn: 9-54 IU/l

 

LDH (dehydrogenaza mleczanowa) – loại men tăng độ hoạt động khi có các bệnh vê gan, bệnh nhồi máu cơ tim, thiếu máu, mononucleoza, hư thận nặng.

Giá trị chuẩn: 120-240 IU/l hoặc 20-80 nmol/l/s

 

FZ (fosfataza alkaliczna; zasadowa) – loại men tiết ra từ gan, xương hay ruột, nhưng gan là cơ quan tham gia gián tiếp vào việc tiết ra nó. Khi FZ tăng hoạt động thì có thể có bệnh gan hay mật bị tắc.

Giá trị chuẩn: 35-123 IU/l (tùy theo độ tuổi)

Khi vượt chuẩn: có sự nghẽn tắc dịch mật, hay có bệnh về xương như còi xương (krzywica) hay ung thư di căn vào xương (nếu men do xương tiết ra).

 

Amylaza (diastaza) – một loại men giúp tiêu hóa tinh bột (skrobia) có trong dịch tụy, nước bọt và gan.

Giá trị chuẩn: 25-96 IU/l

Khi vượt chuẩn: viêm tụy cấp, viêm màng bụng (peritonium, otrzewna), viêm cấp ống mật hay đường mật.

 

Lipaza – loại men trong dịch tụy tham gia vào quá trình phân hủy mỡ.

Giá trị chuẩn: 100-500 nmol/l/s

Khi vượt chuẩn: viêm tụy cấp, có tắc trong đường dẫn dịch tụy hay trong ruột.

 

Xét nghiệm chẩn đoán hoạt động của thận

 

Urê (mocznik) – đây là sản phẩm cuối hình thành do sự chuyển hóa chất đạm, nồng độ urê trong huyết tương cao tùy thuộc vào lượng chất đạm trong khẩu phần ăn và tùy thuộc vào khả năng thải ra của thận.

Giá trị chuẩn: 10-50 mg/dl; 2,5-6,7 mmol/l.

Khi vượt chuẩn: thận bị mất khả năng thải urê.

 

Creatine (Kreatyna) – là một sản phẩm sinh ra trong quá trình tiêu hóa chất đạm.

Giá trị chuẩn: 0,6-1,3 mg/dl; 53-114 µmol/l.

Khi vượt chuẩn: suy thận.

 

Axit uric (kwas moczowy) – đây là sản phẩm cuối hình thành do sự phân hủy chất purin, nó ít tan nên dễ bị lắng đọng ở dạng tinh thể trong các khớp xương, gây ra bệnh gút.

Giá trị chuẩn: nữ: 2,4-5,7 mg/dl; nam: 3,4-7,7 mg/dl; 180-420 µmol/l.

Khi vượt chuẩn: suy thận hay có bệnh gút.

 

Các xét nghiệm sinh hóa về máu

 

Protein (białko) – huyết tương chứa chất đạm (protein) với các chức năng khác nhau, vì vậy khi xét nghiệm người ta không chỉ xét nồng độ toàn phần protein mà còn xét nồng độ các thành phần riêng lẻ là albuminglobulin. Nhiều bệnh của gan, thận và phổi và khi phụ nữ có mang hay bệnh nhân đang ở giai đoạn hồi phục có thể làm thay đổi giá trị của một số loại protein (sau khi lao động nặng, protein toàn phần có thể tăng hoặc giảm).

Giá trị chuẩn: 62-85 g/l; 6,2-8,5 g/dl

 

Albuminy – là thành phần chính của protein trong máu được hình thành ở gan, nó có chức năng điều chỉnh áp suất thẩm thấu (ciśnienie osmotyczne) và đóng vai trò chuyên chở axit béo, thuốc và các chất nội tiết (hooc môn).

Giá trị chuẩn: 33-50 g/l; 580-725 µmol/l.

Khi vượt chuẩn: cơ thể mất nước

Ở dưới chuẩn: hoặc ăn không đủ đạm, hoặc chức năng hấp thụ đạm kém, người bị bỏng hay có bệnh về thận.

 

Globuliny – đó là một nhóm protein có chức năng khác nhau, như báo hiệu trạng thái viêm nhiễm của cơ thể, các kháng thể (immuglobuliny) và các nhân tố gây đông máu.

Giá trị chuẩn: gammaglobuliny-9,8-14 d/l; betaglobuliny- 6,3-9,1 g/l; alfa-1-globuliny- 2,1-3,5g/l; alfa-2-globuliny- 4,9-7 g/l.

 

Kháng thể (immuglobuliny)- là các kháng thể có trong máu do tế bào lympho tạo ra. Chúng nhận biết và loại trù các vật thể lạ và được chia ra làm vài nhóm:

 

IgA – có trong tất cả các chất tiết ra để nảo vệ màng mắt, mũi, họng, ruột, khi có viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp thì chúng sẽ tăng.

Giá trị chuẩn: 0,9-3,3 g/l.

 

IgE – giá trị tăng khi bị dị ứng hay có ký sinh trùng xâm nhập

Giá trị chuẩn: 0-0,0003 g/l hay 0-130 IU/ml.

 

IgG – là loại quan trọng nhất để cơ thể chống khi bị nhiễm trùng, chúng quyết định sự chống lại bệnh của cơ thể; số lượng tăng khi bị loại bệnh mà hệ miễn dịch phải chống lại các tế bào của chính mình.

Giá trị chuẩn: 7,2-15 g/l.

 

IgM – loại kháng thể phản ứng nhanh nhất khi cơ thể bị nhiễm trùng, nó tăng trong giai đoạn khởi đầu khi bị nhiễm trùng của các bệnh lây hay các bệnh gan và thận.

Giá trị chuẩn: 0,45-1,5 g/l.

 

Các xét nghiệm nội tiết tố (hooc môn)

 

Trong số vài chục nội tiết tố có mặt trong huyết thanh chúng ta chỉ chọn một số chính:

Aldosteron – loại hooc môn do tuyến thượng thận sinh ra, nó ảnh hưởng đến nồng độ các chất điện phân như natri (Na), clo (Cl) và kali (K) trong cơ thể.

Giá trị chuẩn: 4-14 ng/dl.

Ở dưới chuẩn: thiểu năng tuyến thượng thận, thận bị hư hại do nồng độ đường gluco trong máu quá cao, cơ thể thiếu kali hay uống nước quá nhiều.

Khi vượt chuẩn: cường tuyến thượng thận.

 

Androgeny – hooc môn sinh dục nam sinh ra ở tinh hoàn (ở nữ thì tuyến thượng thận, vòi trứng cũng sinh ra nó nhưng số lượng ít hơn)

Giá trị chuẩn:

Testosteron - nam 7,6-34 nmol/l (2,2-9,8 ng/ml); nữ: 0,69-2,77 nmol/l (0,2-0,8 ng/ml).

DHEA – nam 13,8-27,7 nmol/l (4,0-8,0 ng/ml); nữ: 5,2-25,3 nmol/l (1,5-7,3 ng/ml).

Ở dưới chuẩn:.thiểu năng tinh hoàn hoặc tinh hoàn bị hư hại do viêm virus, vi khuẩn hay do trị xạ gây ra.

Khi vượt chuẩn: khối u trong tinh hoàn ở nam, khối u trong tuyến thượng thận hay vòi trứng ở nữ.

 

Estrogeny – loại hooc môn sinh dục nữ do vòi trứng sản sinh (có một lượng ít sinh ra ở tinh hoàn nam giới).

Giá trị chuẩn: estradiol - nam 29-132 pmol/l; nữ: 55-925 pmol/l. Chú ý: nồng độ estradiol ở nữ phụ thuộc vào ngày trong chu kỳ kinh nguyệt. Giá trị bên cạnh của nữ là ở giữa chu kỳ kinh, khi chúng có giá trị cao nhất.

Ở dưới chuẩn: tổn thương ở vòi trứng, hư hại tuyến yên (tuyến não thùy, przysadka) hoặc vùng dưới đồi (podwzgórze).

Khi vượt chuẩn: vòi trứng có bệnh (có thể là ung thư), phụ nữ có mang, u tinh hoàn ở nam giới.

 

Hooc môn tuyến giáp – tuyến giáp sinh ra 3 loại hooc môn: T3 (trójjodotyronina), T4 (tyroksyna) và kalcyntonina. Để xác định hoạt động của tuyến giáp, ta cần xác định nồng độ TSH do tuyến yên sản sinh ra và nồng độ FT3 và FT4 nữa. Khác với T3 và T4, hai chất cuối không gắn với protein trong huyết tương (nên có tên là FreeT3 và FreeT4).

Giá trị chuẩn: T3: 2-10 mU/l; T4: 5-12µg/dl; TSH: 0,27-4,0mU/l; FT3: 2,3-6,6 ng/ml; FT4: 0,9-2,4 ng/ml.

Ở dưới chuẩn: thiểu năng tuyến giáp, tiểu đường, sau khi mổ, lao lực quá mức.

Chú ý: đối với TSH ở dưới chuẩn chứng tỏ bị cường tuyến giáp.

Khi vượt chuẩn: cường tuyến giáp.

Chú ý: đối với TSH ở trên chuẩn chứng tỏ bị thiểu năng tuyến giáp.

 

Kortyzol – hooc môn do tuyến thượng thận sinh ra, nó bảo vệ cơ thể không bị stress. Nồng độ chất này thay đổi tùy theo giờ trong ngày.

Giá trị chuẩn:

8h00: 5-25µg/dl (0,11-0,96 µmol/l hoặc 138-960 nmol/l)

12h00: 4-20µg/dl (0,11-0,54 µmol/l hoặc 110-552 nmol/l)

24h00: 0-5µg/dl (0,0-0,14 µmol/l hoặc 0,0-3,86 nmol/l)

Ở dưới chuẩn: thiểu năng tuyến thượng thận, bị mắc lại bệnh tuyến yên hay ở vùng dưới đồi.

Khi vượt chuẩn: cường tuyến thượng thận, bệnh Cushing, suy sụp tâm lý.

 

Xét nghiệm các chất hóa học trong máu

 

Magiê (Mg, magnet): 0,8-1 mmol/l hay 1,6-2,6 mg%.

Khi vượt chuẩn: suy thận cấp tính, thiểu năng tuyến giáp hay tuyến thượng thận, khi uống các thuốc tẩy.

Thiếu chất này: có thể do uống rượu nhiều quá, viêm lá lách cấp, bị nôn và đi ngoài nhiều, suy thận mãn tính, cường tuyến giáp và cận giáp.

Lúc nào nên làm xét nghiệm: lo lắng, mệt mỏi, mất ngủ, co giật cơ đùi, tim đập nhanh.

 

Kali (K, potas): 3,8-5,3 mmol/l.

Khi vượt chuẩn: suy thận, bị hư hại nhiều tế bào, cường tuyến thượng thận.

Thiếu chất này: có thể do không có kali trong thức ăn, cường tuyến giáp, nôn và đi ngoài, các bệnh về thận, dùng thuốc lợi tiểu hay một số loại kháng sinh, lao động quá sức, ra mồ hôi nhiều, nghiện rượu, ăn quá mặn, bị stress kéo dài, sốt cao, tiểu đường.

Lúc nào nên làm xét nghiệm: hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, táo bón, người yếu, co thắt bắp cơ rất đau, đau thắt ở ruột, da quá khô, trứng cá nhiều ở tuổi trưởng thành, cảm giác tê (mrowienie) ở miệng và lưỡi.

 

Natri (Na, sód): 135-145 mmol/l.

Khi vượt chuẩn: ra mồ hôi nhiều, các bệnh về thận, tiểu đường, đi ngoài tháo tỏng, yếu phần tim bên trái, xơ gan.

Thiếu chất này: có thể do bị nôn, đi ngoài nhiều lần, sau khi uống thuốc lợi tiểu.

Lúc nào nên làm xét nghiệm: apatia, co thắt bắp cơ, phù chân (obrzęki nóg).

 

Canxi (Ca, wapń): 2,25-2,65 mmol/l hay 9-11 mg%.

Khi vượt chuẩn: ăn quá nhiều chất đạm (protein), tuyến giáp tiết quá nhiều chất nội tiết, dùng vitamin A quá liều, ung thư xương.

Thiếu chất này: có thể do rối loạn hấp thụ vitamin D, thiểu năng vùng cận giáp, kalcytonina (calcitonin- đây là hooc môn có chức năng làm giảm lượng canxi trong máu) được sản xuất quá nhiều, thiếu chất magiê, rối loạn hấp thụ sắt và kẽm (Zn, cynk), bệnh loãng xương.

Lúc nào nên làm xét nghiệm: co cơ bắp đùi về ban đêm, táo bón, sỏi thận, hay bị gẫy xương, rối loạn về đông máu, loãng xương, huyết áp thấp.

 

Sắt (Fe, żelazo): 12,5-26 µmol/l (70-150 µg% ở nam, 37-145 µg% ở nữ).

Khi vượt chuẩn: viêm gan, xơ gan, mắc một số loại bệnh thiếu máu, hay được truyền máu, uống các thuốc tránh thai.

Thiếu chất này: có thể do ăn không đủ chất, đi ngoài nhiều lần, mất máu, viêm cấp và mãn tính, thiếu vitamin C.

Lúc nào nên làm xét nghiệm: bị viêm lợi, thiếu máu, đi ngoài nhiều lần, người mệt mỏi, sức đề kháng kém.

 

TIBC (Total Irol Binding Capacity): đó là khả năng toàn phần của việc kết hợp sắt vào huyết tương để đi cùng với protein trong đó. Giá trị TIBC là độ đo mức tải chất sắt.

Giá trị chuẩn: 44,8-73,4 µmol/l (250-410 µg%).

 

Xét nghiệm các chất báo hiệu có viêm nhiễm trong cơ thể (markery zapalne)

 

ASO: khi men của các vi trùng có mặt trong cơ thể thì cơ thể sản xuất ra các kháng thể (bạch cầu bảo vệ). ASO xác định mức của các kháng thể chống loại vi khuẩn Gram dương.

Giá trị chuẩn: 200 đơn vị.

Khi vượt chuẩn: ASO tăng khi bị viêm nhiễm do vi khuẩn Gram dương (ví dụ như viêm họng, bệnh scarlet fever (szkarlatyna), bệnh erysipelas (róża)) gây ra và khi sốt do bệnh khớp có liên quan đến tim và khớp.

 

HBsAg: kháng thể chống virus viêm gan B. Đây là xét nghiệm đơn giản cho phép xác định bệnh viêm gan (HBV) do virus gây ra. Nếu xét nghiệm ở một người nếu không thấy có  HbsAg trong hai lần cách nhau từ 2 đến 3 tháng thì người này không mang virus bệnh.

 

PSA (Prostat Specific Antygen) – kháng thể đặc biệt do tế bào tuyến tiền liệt sinh ra. Nồng độ PSA tăng khi có hiện tượng viêm nhiễm hay vết thương ở tuyến tiền liệt. Nếu có ung thư ở đó thì chỉ số này cũng tăng nhiều. Chính vì vậy mà nam giới sau 50 tuổi nên đi làm xét nghiệm này để phát hiện sớm bệnh u tuyến tiền liệt, ngay cả khi chưa có một triệu chứng gì khác. Chú ý: kết quả PSA không khẳng định 100% bệnh ung thư. Có đến 25% số người bị ung thư tuyến tiền liệt lại có chỉ số PSA hoàn toàn bình thường. Lượng chất này tăng lên cùng với tuổi ngay cả trong trường hợp người đó không có ung thư tiền liệt tuyến.

Giá trị chuẩn: dưới 50 tuổi 3,4 ng/ml; đến60 tuổi 4 ng/ml; trên 70 tuổi <6ng/ml.

 

Fosfataza kwasna (sterczkowa, FK) – là loại men trong huyết tương phần lớn do tuyến tiền liệt (gruczoł krokowy) sinh ra. Một số lượng ít được tạo ra trong xương.

Giá trị chuẩn: 30-90 nmol/l/s

Giá trị FK tăng khi có bệnh tuyến tiền liệt, cũng có thể là bệnh xương hay cường vùng cận giáp.

 

KHI NÀO BẠN CẦN ĐI KHÁM – 10 DẤU HIỆU BÁO ĐỘNG!

 

  1. Ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi nhiều, viêm võng mạc, mẩn ngứa trên da. Có thể bạn đã bị dị ứng. Cần đi bác sỹ về dị ứng (alergolog). Hãy làm xét nghiệm cơ bản về máu, kiểm tra mức IgE trong huyết tương. Bác sỹ sẽ cho bạn làm test trên da để biết bạn dị ứng với loại chất gì.
  2. Ho kéo dài, ra đờm; thỉnh thoảng thấy khó thở, thở nông. Đó có thể là triệu chứng hẹp phế quản hay bệnh phổi cấp tính. Phải đi gặp bác sỹ về hô hấp (pulmonolog), ông ta sẽ cho bạn đi chiếu Rentgen hay đo chức năng phổi (spirometria).
  3. Các vết nứt nẻ ở ngón chân hay ngón tay, bị đỏ lên hay có vẩy – có thể bạn đã bị bệnh nấm (grzybica). Đi khám bác sỹ da liễu (dermatolog), ông ta sẽ cho bạn làm xét nghiệm xác định loại nấm và nguồn lây bệnh.
  4. Cảm thấy người yếu, dễ mệt, da tái nhợt, kém chống đỡ với bệnh – có thể bạn bị thiếu máu (anemia).  Hãy làm xét nghiệm cơ bản về máu, kiểm tra lượng sắt (Fe).
  5. Mắt đỏ, ngứa ở mi mắt, chảy nước mắt – có thể bạn bị viêm giác mạc (zapalenie spojówek) do virus hay vi khuẩn. Đi khám bác sỹ nhãn khoa (okulista).
  6. Chóng mặt, tê tay hay chân, nhìn hay nói không bình thường – có thể bạn bị tai biến mạch máu não (udar mózgu). Lập tức gọi xe cấp cứu, hay nhờ người khác gọi giúp!
  7. Ù tai, nghe không rõ, chóng mặt – có thể bạn bị bệnh tiền đình (cơ quan giữ thăng bằng ở bên trong tai, błędnik). Hãy đi khám bác sỹ tai mũi họng (laryngolog).
  8. Mất ngủ, gầy, run tay, ra mồ hôi nhiều, đi ngoài lỏng và yếu – có thể đấy là triệu chứng cường tuyến giáp trạng (các triệu chứng ngược lại: yếu, béo lên, da xanh và khô..liên quan đến thiểu năng tuyến giáp). Bạn phải đi khám bác sỹ nội tiết (endokrynolog). Kiểm tra các hooc môn tuyến giáp.
  9. Khi có triệu chứng phù nước quanh mắt, tay, bàn chân và khớp xương. Sột kéo dài và không có nguyên nhân – có thể bạn đã bị bệnh thận. Hãy làm xét nghiệm nước tiểu và gặp bác sỹ về bài tiết (nefrolog).
  10. Hay khát nước, buồn ngủ, sụt cân không có lý do rõ ràng, ngứa da, hay đi tiểu – có thể bạn đã bị bệnh tiểu đường (cukrzyca). Hãy làm xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra lượng đường gluco trong huyết tương (surowica krwi). Đi khám bác sỹ chữa bệnh này (diabeltolog)!

 

 

CỨ BAO NHIÊU LÂU NÊN ĐI XÉT NGHIỆM MỘT LẦN    

 

Loại xét nghiệm

20-30 tuổi

30-40 tuổi

40-50 tuổi

50-60 tuổi

60-75 tuổi

Trên 75 tuổi

Máu (cơ bản), OB

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Nước tiếu

(cơ bản)

 

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Đường trong máu

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Lipidogram

(mức cholesteron và trójgliceryd – mỡ)

 

 

3-5 năm một lần

2 năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Đo huyết áp

6 tháng/lần

(nếu vượt 120/80 thì mỗi tháng một lần)

6 tháng/lần

(nếu vượt 120/80 thì mỗi tháng một lần)

6 tháng/lần

(nếu vượt 120/80 thì mỗi tháng một lần)

6 tháng/lần

(nếu vượt 120/80 thì mỗi tháng một lần)

6 tháng/lần

(nếu vượt 120/80 thì mỗi tháng một lần)

6 tháng/lần

(nếu vượt 120/80 thì mỗi tháng một lần)

Hooc môn tuyến giáp

 

 

 

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Chụp Rentgen phổi

 

2 năm một lần

2 năm một lần, người nghiện thuốc mỗi năm một lần

2 năm một lần, người nghiện thuốc mỗi năm một lần

2 năm một lần, người nghiện thuốc mỗi năm một lần

2 năm một lần, người nghiện thuốc mỗi năm một lần

Siêu âm ổ bụng

 

 

 

Mỗi năm một lần

Theo ý kiến bác sỹ

Theo ý kiến bác sỹ

Máu trong phân

 

 

 

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Khám mắt

 

3-5 năm một lần

3 năm một lần, người bị tiểu đường và huyết áp cao mỗi năm một lần

2 năm một lần, người bị tiểu đường và huyết áp cao mỗi năm một lần

2 năm một lần, người bị tiểu đường và huyết áp cao mỗi năm một lần

2 năm một lần, người bị tiểu đường và huyết áp cao mỗi năm một lần

Khám tai

 

 

Kiểm tra một lần

2 đến 3 năm một lần

2 năm một lần

2 năm một lần

Kháng thể HBsAg

 

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Tự kiểm tra vú

Một tháng một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mammografia hay USG

 

Kiểm tra USG một lần

Hai năm một lần

Từ 12-24 tháng một lần

Từ 12-24 tháng một lần

Từ 12-24 tháng một lần

Densyntometria

(mật độ xương)

 

 

Ba năm một lần

2 năm một lần

2 năm một lần

2 năm một lần

Cytologia

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Chỉ số PSA

 

 

 

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

Mỗi năm một lần

 

Dòng cuối cùng là của nam, 4 dòng tiếp trên đó là dành riêng cho phụ nữ, còn lại là của tất cả mọi người tùy thuộc theo lứa tuổi.

                                                         Nguyễn Hữu Viêm

 


Sửa lần cuối 2014-03-14 09:33:06

Bình luận

Bình luận qua Facebook