2014-07-15 20:10:27

Tiêm mỡ nâng ngực có thể cản trở việc chiếu chụp tuyến vú

Nâng ngực bằng cách tiêm các chất béo lấy từ các bộ phận khác của cơ thể là phương pháp mới ngày càng phổ biến thay thế các phương pháp nâng và cấy nghép truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng phương pháp này có thể ảnh hưởng đến kết quả chụp X quang tuyến vú.

Trong một nghiên cứu vừa được công bố tại trung Quốc, gần một phần bảy phụ nữ, những người đã tiêm chất béo, có sự hình thành vôi hoá trong ngực của họ, điều này được xem là dấu hiệu "rất đáng nghi ngờ" đối với ung thư vú. Những phát hiện này mâu thuẫn với các nghiên cứu trước đó 1 tháng, trong đó các nhà nghiên cứu kết luận rằng hậu quả của việc vôi hoá do tiêm chất béo không giống như việc bị ung thư do sai sót của các kỹ thuật viên chụp X quang.

Cả hai nghiên cứu này đều được đăng trên tạp chí Phẫu thuật chỉnh hình và tái tạo, xuất bản bởi Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Mỹ.

Tiêm chất béo gây tranh cãi

Những can thiệp y tế như lipomodeling, lipoinjection, hoặc ghép chất béo, để định hình lại vú bằng cách sử dụng mỡ của chính người phụ nữ đó vẫn còn phần nào gây tranh cãi.

Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Khoobehi Kamran, giám đốc chương trình đào tạo phẫu thuật thẩm mỹ tại Đại học bang Louisiana, người đã thực hiện hơn 200 ca chỉnh hình, cho rằng nhiều bác sĩ phẫu thuật có rất ít kinh nghiệm nhưng hiện nay cũng tiến hành các phương pháp trên bởi vì chúng đã trở nên quá phổ biến với bệnh nhân.

"Rất nhiều người đang tham gia vào, mặc dù họ có thể hoặc không thể biết những gì họ đang làm, vì vậy bệnh nhân cần phải cẩn thận," ông nói.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 48 phụ nữ những người đã tiêm mỡ để làm to hoặc thay đổi hình dáng ngực của họ, rồi được chụp X quang tuyến vú 18 tháng đến vài năm sau đó. Hình ảnh chụp tuyến vú cho thấy sự vôi hoá làm tăng nghi ngờ ung thư vú trong tám phụ nữ. Nhưng, kết quả sinh thiết vú lại khẳng định rằng không có phụ nữ nào thực sự bị ung thư vú.

Nhà nghiên cứu, bác sỹ Cong-Feng Wang, và các đồng nghiệp kết luận rằng các tổ chức vôi hoá xuất hiện là do các tế bào mỡ được tiêm vào chết rồi tợp hợp lại nhau.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng tổ chức vôi hoá tập trung trên là không thể phân biệt đối với các biểu hiện của ung thư vú trên hình ảnh X quang, và họ kết luận rằng việc tiêm chất béo không nên được sử dụng cho phẫu thuật thẩm mỹ ngực.

Kỹ thuật viên X quang: “Các tế bào mỡ trông khác nhau”

Nhưng Khoobehi không đồng ý với các quan điểm trên, ông cho rằng các nghiên cứu trên ở Trung Quốc rất thiếu sót.

Theo ông, các nhà nghiên cứu đã làm triệt tiêu nỗ lực để tránh tiêm các tế bào chất béo chết cùng với các tế bào sống khi thực hiện các trình tự phẫu thuật, điều sẽ làm tăng cơ hội cho sự vôi hóa.

Và ông cho biết việc xoa bóp vú sau tiêm chất béo trong nỗ lực để phân bố các tế bào chất béo có thể có tác dụng ngược lại bằng cách làm cho các chất béo tập trung với nhau.

Kỹ thuật viên X quang, Bác Sỹ Eva Rubin, cho biết tiêm chất béo, giống như bất kỳ phương pháp nâng vú nào khác, có thể dẫn đến hoại tử chất béo và vôi hoá trong vú, nhưng hầu hết các giai đoạn này có thể dễ dàng phân biệt với ung thư vú.

Rubin là giám đốc lâm sàng Trung tâm Hình ảnh ngực của Hội X Quang Montgomery ở Montgomery, bang Alabama.

"Nhiều ca có tình trạng vôi hoá rất sớm giống như bệnh ung thư vú, nếu bạn biết một bệnh nhân đã từng xử lý ngực bằng tiêm chất béo, có lẽ bạn sẽ không lập tức tiến hành tất cả các biện pháp xét nghiệm", bà nói. "Trong một thời gian ngắn sự vôi hoá này có xu hướng trông giống hoại tử chất béo điển hình hơn”.

Khoobehi nói rằng, những phụ nữ đang cân nhắc việc tiêm chất béo để định hình lại vú cần phải rất cẩn thận trong việc chọn một bác sĩ phẫu thuật.

Ông khuyến cáo:

- Nên chọn một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã được chứng nhận phẫu thuật thẩm mỹ và tái tạo cho ít nhất 20 ca thẩm mỹ tiêm chất béo.

- Chọn bác sĩ phẫu thuật là người có thể theo dõi lâu dài.

- Tránh các bác sĩ phẫu thuật không quan tâm đến những rủi ro nghiêm trọng. "Chẳng hạn, nếu bác sĩ phẫu thuật nói với bạn chụp X quang tuyến vú không phải là vấn đề gì bởi vì bệnh nhân của họ không có vôi hoá" ông nói.

Ông nói rằng bệnh nhân cũng nên tránh bất kỳ bác sĩ phẫu thuật nào tuyên bố thực hiện nâng ngực bằng việc tiêm tế bào gốc.

"Phương pháp này không được sự chấp thuận của FDA để sử dụng tại Mỹ, nhưng đó chỉ là trên Internet" ông nói. "Nhiều bác sĩ phẫu thuật không có đạo đức có thể tuyên bố để làm điều đó, nhưng họ biết họ đang tiêm cái gì"

Tản Viên

(Theo wenmd)


Sửa lần cuối 2014-07-15 18:10:56

Bình luận

Bình luận qua Facebook