2020-03-07 22:05:59

Cái gì chúng ta chưa biết về vi rút SARS-CoV-2? Vẫn còn nhiều câu hỏi ngỏ.

Tác giảMAGDA WAŻNA 

Bài đăng ngày 05/03/2020

Càng ngày ta càng hiểu rõ hơn về vi rút SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19. Song vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời. Các nhà bác học vẫn đang kiểm chứng: vi rút lây nhiễm bằng những con đường nào ? Cái gì mà chắc chắn ta chưa biết về con vi rút gây ra bệnh COVID-19?

  1. Vi rút Corona gây ra bệnh COVID-19 lây nhiễm như thế nào ?

  2. Các bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh có khả năng gây nhiễm không ?

  3. Coronavirus có thể sống bao lâu trên bề mặt ?

  4. Coronavirus SARS-CoV-2 ở người là từ đâu đến ?

  5. Chữa trị Coronavirus SARS-CoV-2 như thế nào ?

Coronavirus - gây ra bệnh COVID-19, lây nhiễm như thế nào ?

Các bác học đều có cùng quan điểm về việc Coronavirus SARS-CoV-2 được lây nhiễm qua con đường văng bắn xon khí (aerosol – những hạt bụi lỏng li ti như sương mù) từ người này sang người khác. Dễ bị lây nhiễm nhất là từ bệnh nhân khi họ ho và hắt hơi. Việc lây nhiễm cũng có thể do động chạm vào bề mặt nơi mà trước đó người bị bệnh đã va động vào.

Các nhà chuyên môn cũng chưa dám chắc chắn là con đường qua xon khí là con đường lây nhiễm duy nhất của Coronavirus. Những nghiên cứu mới nhất cho gợi ý là Coronavirus cũng có thể lây nhiễm qua đường miệng và thải phân. Xét nghiệm bệnh nhân đã cho thấy rằng Coronavirus có mặt ơt trong phân người bệnh, và điều này gợi ý rằng nó có thể lây nhiễm qua đường phân người.

Người bệnh có thể gây phát tán Coronavirus bằng tay, vd. nếu sau khi đi toa lét mà rửa tay không kĩ. Các nhà khoa học cũng gợi ý rằng: Coronavirus cũng có thể lây lan qua việc ăn và uống chung nhau. Nhưng không rõ lắm là cường độ lây nhiễm này có giống như lây nhiễm qua đường xon khí không?

Các chuyên gia cũng nghiên cứu khả năng thứ ba về lây nhiễm Coronavirus – phát tán xon khí (aerosol). Họ đang kiểm nghiệm xem Coronavirus có thể lây nhiễm qua việc hít xon khí đã bị nhiễm hay không. Ông bác sĩ Liang Wannian, sếp của nhóm chuyên gia về COVID-19, giải thích rằng: ý nghĩa dịch tễ và thực tế về những khả năng lây nhiễm khác nữa của con Coronavirus sẽ được xác định thêm.

Vậy những bệnh nhân chưa có triệu chứng thì có khả năng gây nhiễm hay không ?

WHO (Tổ chức Sức khỏe Thế giới) đã kể ra ba loại triệu chứng đặc thù của việc đã bị lây nhiễm Coronavirus SARS-CoV-2: ho, sốt cao khó thở. Bệnh nhân cũng có thể bị đau cơ, đau đầu, đau họng và có cảm giác suy yếu toàn thân. Các triệu chứng của viêm nhiễm Coronavirus gây căn bệnh COVID-19 cũng giống như các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm thông thường, chính vì vậy mà khi chẩn đoán bệnh bác sĩ thường hỏi rõ thêm vd. như: trong vòng 14 ngày gần đây bệnh nhân có triệu chứng bệnh có hiện diện tại những nơi đã có xuất hiện Coronavirus không ? hoặc có giao lưu trực tiếp với những người mà họ từng có mặt tại những nơi có nguy cơ cao về Coronavirus không ?

Các nhà bác học cho rằng: một người bệnh thì có thể làm lây nhiễm cho 2 hoặc 3 người khác tiếp theo (phản ứng dây chuyền đa cấp – người dịch). Thế nếu bệnh nhân mà chưa có triệu chứng thì sao ? Ông Liang (Lương) nhắc nhở: Người ta đã từng xác nhận các trường hợp khi mà bệnh nhân chưa có triệu chứng lộ diện. Nhưng đến nay vẫn chưa biết rõ là: những bệnh nhân này đã bị lây nhiễm và chưa phát triệu chứng, hay là họ là những người vốn đã mang vi rút nhưng đang trong thời gian ủ bệnh (tức trước khi triệu chứng phát ra).

Các nhà chuyên môn lo rằng: Bệnh nhân chưa có biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn gây lây nhiễm Coronavirus, và dịch bệnh có thể đang lây lan suốt nhiều tuần lễ mà vẫn chưa bị phát hiện, vi rút có thể gây lây nhiễm lan rộng liên tiếp ra các vùng mới, và cuộc chiến chống lại chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Người đã bị nhiễm mà không biết (vì chưa có triệu chứng) thì sẽ có thể gây nhiễm tiếp cho mấy chục người khác, sau đó mới thấy có người bị ốm.

Coronavirus có thể sống được bao lâu trên bề mặt mọi vật ?

Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu để xác định: Con vi rút Corona SARS-CoV-2 có khả năng tồn tại bao lâu trên bề mặt mọi vật, sau khi rời người chủ nhân mang nó ? Trong cuốn tạp chí "The Journal of Hospital Infection" (Lây nhiễm trong bệnh viện) đã có bài viết mà ở đó các nhà khoa học đã phân tích kĩ 22 công trình khảo sát về khả năng sinh tồn trên bề mặt mọi vật như: chất nhựa plastik, thủy tinh hoặc kim loại,… của các con vi rút Corona trên người, trong đó có cả SARS và MERS. Các nhà khoa học đã xác định được rằng: Coronavirus có khả năng gây lây nhiễm sau khi rời cơ thể người mang bệnh và „đậu trên bề mặt các vật” trong vòng từ 02 giờ đến tận… 09 ngày đêm.

Coronavirus SARS-CoV-2 có cấu trúc gen giống với SARS (vì thế mà có tên gọi như vậy), nhưng các nhà khoa học vẫn chưa dám chắc chắn: Khi rời người mang bệnh thì Coronavirus còn giữ khả năng gây lây nhiễm trong bao lâu ?

Theo WHO thì Coronavirus gây bệnh COVID-19 sau khi rời cơ thể người mang bệnh, tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể, còn có thể gây lây nhiễm trong vòng từ vài giờ đến vài ngày. Việc xác định rõ khoảng thời gian này rất là quan trọng, bởi vì nó cho phép tính định lượng được sự lây nhiễm qua con đường đụng chạm vào bề mặt các vật có Coronavirus (di chuyển từ tay lên vùng mặt).

Con Coronavirus SARS-CoV-2 đến với người từ đâu ?

Coronavirus gây bệnh COVID-19 là chủng loại Coronavirus xuất xứ từ động vật, giống như SARSMERS. Các nghiên cứu ở TQ đã chỉ ra rằng: chủ nhân mang Coronavirus SARS-CoV-2 là một loại dơi, nhưng giả thiết này cũng chưa được xác định triệt để. Theo các nhà khoa học thì Coronavirus mà các con vật bị lây nhiễm và Coronavirus được lấy từ người bị bệnh, đều có cấu trúc gen giống nhau đến 99 %.

Ông Liang thuyết phục rằng: việc tìm hiểu rõ kẻ mang Coronavirus SARS-CoV-2 là điều cần thiết vì nó sẽ trợ giúp đắc lực cho công tác phòng ngừa lây lan bệnh dịch này.

Chữa trị Coronavirus SARS-CoV-2 như thế nào ?

Chủng Coronavirus mới đã xuất hiện cách đây hơn 02 tháng. Đến nay số người đã bị lây nhiễm là hơn 95 ngàn người, và 3 286 đã tử vong. Một tin khích lệ là hơn nửa số người bị nhiễm (53 423 người) đã khỏi bệnh. Trên 80 % số bệnh nhân đã trải qua căn bệnh một cách êm đẹp.

Mặc dù số lượng bệnh nhân đã được chữa khỏi là rất lớn, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được một loại thuốc để chữa dứt điểm nguyên nhân gây bệnh, tức con Coronavirus SARS-CoV-2 này. Mọi người vẫn đang thử nghiệm các loại thuốc mới, các loại thuốc pha trộn chống vi rút và làm giảm thiểu triệu chứng bệnh. Họ cũng đang tìm loại Vác-xin nhằm tạo miễn dịch chống lại bệnh này, cho người được tiêm chủng.

 HĐ dịch
Nguồn: https://www.medonet.pl/koronawirus/koronawirus-w-polsce,czego-nie-wiemy-o-koronawirusie-sars-cov-2--wciaz-jest-wiele-pytan,artykul,81009749.html

Sửa lần cuối 2020-03-07 21:09:02

Bình luận

Bình luận qua Facebook