2020-03-17 16:02:58

Sống trong thời dịch bệnh như thế nào? Các chỉ dẫn thiết thực


Trong thời đại dịch thì việc mua bán là như thế nào? Có thể đi dạo được không? Đi đến hiệu thuốc như thế nào, khi mà những thứ thực phẩm chức năng yêu thích của ta đã hết? Có cần phải làm thoáng khí căn hộ không? Thực phẩm có gây lây lan coronavirus không? Hãy kiểm tra xem bạn có biết trả lời cho các câu hỏi đó không nhé.

Đầu tiên nên nhắc lại vấn đề: Coronavirus SARS-CoV-2 lây lan như thế nào :

Trực tiếp – qua tiếp xúc với nước bọt của người đã bị lây nhiễm:

  • Con đường xon khí (bụi hạt nước li ti), cái gọi là xon khí (aerozol) tức là cái phun ra khi ta nói; bên cạnh đó, để mà các hạt nước bọt li ti có chứa Coronavirus từ người đang nói tiếp cận đến ta, thì ta đứng ở cự ly đủ gần;

  • Các chất bài tiết khác, vd. như phân, nước tiểu.

Qua trung gian – qua đụng chạm vào các bề mặt, mà trên đó đang có các chất bài tiết của người đã bị nhiễm bởi vì ho và hắt xì hơi.

Thanh tra viên Vệ sinh Dịch tễ Cấp cao (GIS) đã chỉ ra là: hiện nay theo các dữ liệu đang có thì con vi rút có thể tồn tại đến vài giờ đồng hồ trên các bề mặt (các vật).

Có thể loại trừ chúng khỏi môi trường, cũng như phần lớn các loại vi sinh vật khác, bằng các loại chất tẩy trùng thông thường hay được dùng trong nhà.

Ta loại trừ chúng khỏi tay bằng cách rửa sạch, rửa kĩ 2 bàn tay bằng xà phòng dưới dòng nước ấm chảy.

Nguy cơ Coronavirus: thực hiện mua bán như thế nào

„Đương nhiên là ta phải mua bán rồi – nhưng ta sẽ cố gắng hạn chế mua càng ít lần càng tốt, trước tiên là phải đi mua một mình. Không đến cửa hàng với cả gia đình! Trong các cửa hàng nhỏ thì không thể có nhiều người vào cùng 1 lúc được – tùy thuộc vào độ lớn của cửa hàng, chỉ từ vài người đến mười mấy người là đủ. Không được gây ùn tắc, chật người. Những người còn lại thì chờ đến lượt mình ở bên ngoài – và không túm tụm, mà phải dãn ra (mỗi người cách nhau 1-1,5 mét). Nếu có thể, ta không trả bằng tiền mặt, mà bằng thẻ – tốt nhất là bằng cách hơ thẻ chứ không chạm” – đây là lời kêu gọi của giáo sư Mirosław Wielgoś, hiệu trưởng trường ĐH Y Vác-sa-va, liên quan tới nguy cơ dịch bệnh do vi rút mới Coronavirus gây ra.

GIS nhắc nhở rằng: hai tay ta sẽ đụng chạm nhiều với các bề mặt, tiền nong trong cửa hàng. Vì thế, nếu có thể thì tốt nhất ta nên tránh đụng chạm vào các nắm cửa cũng như các bề mặt khác, trong cửa hàng tốt nhất ta không nên dùng xe đẩy hay sọt đựng, thay vào đó ta nên dùng các túi riêng của ta hoặc các túi có trong cửa hàng, rồi ta mang chúng về nhà. Việc đụng chạm và nhặt lên bỏ xuống các mặt hàng là rất mất vệ sinh, nhất là với các đồ ăn ngay không cần nấu chín (vd. bánh nướng, bánh mì tròn, bánh kẹo).

Không được hắt hơi hay ho không chỉ về phía người khác, mà cả về phía hàng hóa trong cửa hàng.

Coronavirus : Ai là người không nên đi mua bán

Những người ốm kinh niên (vd. bệnh nhân tiểu đường), thì không nên đi mua bán, họ nên nhờ người quen hoặc ai đó là hàng xóm giúp. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho những người già cả. Tại sao? Bởi vì những người này vốn có hệ miễn dịch suy yếu vì bệnh hoặc vì tuổi tác, họ thuộc nhóm những người có nguy cơ rủi ro cao đối với căn bệnh của Coronavirus gây ra.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì Ba Lan đã gia nhập nhóm các nước có cái gọi là Phát tán Vi rút Ngang (tức là không chỉ những người mới trở về từ nước ngoài mới bị nhiễm coronavirus SARS-Cov-2, mà patogen (gien lỗi, gien bệnh) đang lây lan sang cả những người mà họ chưa từng rời khỏi Ba Lan, thậm chí họ còn không có giao lưu trực tiếp với những người mới từ nước ngoài về). Về việc này, ta cần nhớ là: những người đặc biệt có nguy cơ bị phơi nhiễm bệnh nặng do vi rút coronavirus là những người như sau:

  • Tuổi cao,

  • Có các bệnh kinh niên, như: tiểu đường, thiếu máu tim, hen xuyễn, viêm xương khớp thấp (phong tê thấp? - reumatoidalne zapalenie stawów),

  • Suy yếu hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu (vd. vì đã bị cắt lá lach/tỳ),

  • Đang dùng thuốc ức chế miễn dịch (leki immunosupresyjne).

Họ cần phải hạn chế tới mức tối thiểu việc gặp gỡ với những người khác.

Coronavirus: xử lý với thực phẩm

Bản thông báo của Cơ quan châu Âu về sự An toàn Thực phẩm (EFSA) ra ngày mùng 09/03/2020 đã qui định rằng: theo những hiểu biết hiện nay thì không có bằng chứng gì, để thực phẩm có thể là một nguồn hoặc là một mắt xích trực tiếp trong việc phát tán vi rút SARS-CoV-2. Tổ chức này nhấn mạnh rằng: trên cơ sở các thực nghiệm với vi rút SARS và MERS có thể nhận định rằng: Con người không bị lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 qua thực phẩm.

Vậy nên rất ít có khả năng để vi rút lây lan qua thực phẩm, và thực tế từ trước đến nay cũng chưa hề có bằng chứng nào về việc này.

Nhưng dù sao thì khi mua thực phẩm hoặc khi chế biến nó, cần phải chấp hành các nguyên tắc về vệ sinh, cần nhớ rằng: coronavirus cần có một vật chủ để nó gây lây lan, đó là con người.

Bạn hãy nhớ rằng: việc nấu chín kĩ sẽ hủy diệt con vi rút, bởi vì con coronavirus sẽ bị tiêu diệt nếu ta kết hợp 2 yếu tố là thời gian và nhiệt độ vd. 60℃ trong khoảng 30 phút. Vậy nên, nếu là thịt, các sản phẩm tươi sống, thì việc nấu chín bình thường sẽ loại trừ được ô nhiễm vì vi sinh vật, trong đó có cả SARS-CoV-2.

Khi chế biến đồ ăn cần phải giữ vệ sinh đúng chuẩn: rửa và chuẩn bị thực phẩm. Đây là điều ưu tiên không chỉ đối với coronavirus, mà là đối với tất cả các loại ô nhiễm khác đặc thù của vi sinh vật, mà nó dễ dẫn tới ngộ độc thức ăn. Cần phải rửa tay, dụng cụ nhà bếp, mặt bàn chế biến, thớt. Cần rửa tay trước khi ăn, trước khi chế biến đồ ăn, và trong khi chuẩn bị đồ ăn nữa – và cũng cả sau khi chế biến các sản phẩm tươi sống và đụng chạm tay vào thùng rác.

Luôn luôn nhớ là phải phân tách thực phẩm sống với đồ ăn chín, để tránh bị chồng chéo trong bếp. Nói cách khác thì: các dao, thớt để riêng; dao thái bánh mì và dao thái rau để riêng, và dao thái thịt sống để riêng.

Hiệu thuốc trong thời đại dịch

Các hiệu thuốc đều mở cửa và sẽ có gì không thay đổi. Nhưng cũng cần tận dụng chúng 1 cách thông thái. Nếu như ta bị hết 1 loại thực phẩm chức năng nào đó, mà nó được bác sĩ kê toa cho bởi vì ta đang thiếu một chất vi lượng nào đó, ta đừng đi đến hiệu thuốc chỉ vì lý do này – cuộc viếng thăm hiệu thuốc, nơi thường xuyên có nhiều người ốm đến, sẽ là nơi mang đến cho ta nhiều nguy cơ rủi ro lớn hơn so với việc ta đang thiếu thực phẩm chức năng đó.

Nguy cơ coronavirus và các cuộc đi dạo, đi tập thể dục

Nếu như ta không bị cách ly, hoặc ta không bị tách biệt (izolacja), thì các cuộc đi dạo và tập thể dục vừa phải sẽ là điều được khuyến khích, với điều kiện là ta phải giữ cự li thích hợp đối với những người khác. GS Wielgoś (hiệu trưởng trường ĐH Y, Vác-sa-va) khuyên nhủ: nên chọn các công viên lớn hoặc khu rừng nào đó, nếu ta có lựa chọn.

Đi dạo một mình hay thậm chí là cả nhà, nếu như đó không phải là chỗ đông người, là điều nên làm – ông Tadeusz Jędrzejczyk, cựu chủ tịch Quĩ Y tế Quốc gia, đã khuyên nhủ trên MXH twitter.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: những ai mà giữ cho mình sự năng động thường xuyên, vừa phải thì sẽ ít bị viêm nhiễm hệ hô hấp phần trên hơn, như: cảm lạnh (thường do coronavirus gây nên, dù nó khác so với SARS-CoV 2) hoặc cảm cúm, so với những người thường xuyên sinh hoạt kiểu ngồi một chỗ,… hoặc những người hoạt động nặng, tích cực (như chạy maraton). Đối với họ - những người chạy maraton – thì nguy cơ bị viêm nhiễm tăng cao, thậm chí tới mức 2 hoặc 6 lần, nhất là sau nhiều tuần luyện tập (vd. sau cuộc chạy maraton). Do vì hiệu ứng tăng nội tiết hoóc môn hormonów xì-trét, mà chúng có thể làm suy yếu hoạt động của hệ miễn dịch.

Làm thoáng khí căn hộ, và nguy cơ coronavirus

Ở đây không có gì thay đổi cả, trong các khuyến cáo chung. Các căn phòng của chúng ta đều nên được làm thoáng khí, điều này làm giảm thiểu khả năng bảo lưu cho các gien bệnh (patogen).

Gặp mặt với bạn bè

„Chúng ta hãy né tránh các cuộc gặp bạn bè – bây giờ không phải là thời để tổ chức các buổi lễ sự kiện vui!” – ông GS Wielgoś nhấn mạnh.

Còn nếu như trong lúc đi dạo mà ta gặp một người hàng xóm, thì ta hãy giữ một cự li an toàn. Chúng ta không đưa tay ra bắt, chứ đừng nói tới chuyện hôn hít chào hỏi. Cách chào /từ biệt tốt nhất là gật đầu hoặc cúi mình một cách tự nhiên nếu hoàn cảnh đòi ta phải tỏ rõ sự tôn trọng sâu sắc hơn.

Tránh các cuộc gặp mặt không có nghĩa là cắt đứt các quan hệ. Nghĩa là ta đừng đi thăm nhau, nhưng chúng ta có thể và thậm chí nên làm là: gọi điện thoại hoặc gửi e-mail, nói chuyện qua hộp thoại skype, hoặc một thứ nào khác, miễn là đừng gặp trực tiếp.

„Và còn một lời thỉnh cầu nữa – chúng ta phải chuyển đổi hoàn toàn cách sinh hoạt của chúng ta. Chúng ta phải xác định lại các GIÁ TRỊ ĐƯỢC ƯU TIÊN. Cái mà tuần trước hoặc tháng trước đối với ta từng là rất quan trọng, thì ngày hôm nay – khi đối diện với một nguy cơ thật sự – nó phải lùi xuống hàng thứ yếu, làm nền. Cái mà không lâu trước kia vốn chia rẽ chúng ta, thì hôm nay hãy để nó liên kết, đoàn kết ta lại. CHÚNG TA HÃY LUÔN BÊN NHAU! Chỉ có như vậy chúng ta mới chiến thắng được mối nguy cơ lớn này và chúng ta sẽ sinh tồn” – ngài GS Wielgoś kêu gọi.


dịch

Nguồn: https://zdrowie.wprost.pl/koronawirus/10307153/jak-zyc-w-czasach-epidemii-praktyczne-wskazowki.html?fbclid=IwAR2yb29TO2ayTu_eCd0_nrrn048RDEXoURgem9yWBvxJPTaeRw7NOOgL65g

Sửa lần cuối 2020-03-17 14:59:48

Bình luận

Bình luận qua Facebook