2020-06-11 16:51:11

Khoai tây nẩy mầm có ăn được không?


Khoai tây để lâu sẽ mềm ra và nẩy mầm trắng. Các mầm ấy có độc không? Chỉ cần bỏ nó đi hay phải vứt cả củ? – độc giả Joanna gửi thư hỏi.

 Các mầm trắng ở khoai tây cho ta biết củ khoai chuyển dạng từ ngủ sang dạng phát triển. Đồng thời có hai vấn đề quan trọng liên quan đến con người trong quá trình này.

  Thứ nhất, rau và quả bảo quản lâu sẽ mất giá trị dinh dưỡng. Khoai tây trong thực đơn của chúng ta là nguồn vitamin C quan trọng, nhưng sau chừng nửa năm bảo quản (ở Ba Lan thu hoạch khoai vào tháng 9) có thể mất đi nhiều thứ. Nếu khoai tây nẩy mầm thì có nghĩa là toàn bộ vật chất dự trữ bên trong nó bắt đầu chuyển sang cho mầm đang lớn. Củ khoai sẽ mềm đi, nhăn nheo còn mầm thì ngược lại – ngày càng lớn nhanh.

 Vấn đề quan trọng thứ hai là ngoài phần củ, khoai tây là thực vật độc. Người ta có các truyền thuyết về điều này. Theo nó, khi ông Columbo mang khoai về châu Âu thì không ai biết dùng nó để làm gì. Người ta quyết định vùi nó xuống đất và sau một thời gian thì thấy cây có các củ xanh. Mọi người đã thử ăn và nhiều vụ ngộ độc đã xảy ra. Vì tức giận, người ta mang cả cây và củ ra đốt và có lẽ bằng cách này người châu Âu đã biết là củ khoai tây nướng ăn rất ngon và bổ dưỡng.

 Truyền thuyết này nói rất rõ cho chúng ta biết khoai tây có các chất độc cho cơ thể con người. Hai chất quan trọng nhất là solaninachakonina. Nó có trên toàn các bộ phận của cây và cả củ, nhất là khi củ bắt đầu nẩy mầm và chuyển sang màu xanh. Khoai tây cũng bị xanh khi lúc trồng không được phủ kỹ đất lên trên, hay khi bảo quản lâu nơi có ánh sáng. Còn các mầm trắng báo cho chúng ta biết cây sắp mọc.

    Nhưng không phải là khi củ khoai có mầm thì ta phải vứt đi. Có thể chỉ cắt phần có mầm, sau đó luộc nếu nó không bị quá nát.

  Tôi chỉ cảnh báo không nên ăn các chỗ có mầm khoai vì chúng độc. Nếu ta ăn chúng cùng với khoai ta có thể bị ngộ độc là rất hay bị lẫn với ngộ độc do vi khuẩn. Các triệu chuwsngs là đi ngoài, có khi kéo dài, nôn mửa, đau bụng, buồn nôn, sốt và trong những trường hợp đặc biệt có thể bị ảo giác.

  Tuy nhiên còn có một nguồn làm xuất hiện chất solanina trong khoai tây – đó là một loại bệnh tấn công củ khoai. Ta có thể thấy nó khi bên trong củ khoai có các chỗ màu nâu hay đen, mềm. Nếu thấy nó thì phải vất cả củ đi, hay nếu rất cần thì vứt bỏ chỗ ấy.

  Theo tôi từ tháng tư, khoai tây bảo quản từ mùa trước đã lâu sẽ không còn ngon và đồng thời còn ít chất dinh dưỡng. Do vậy cần làm mọi thứ cẩn thận. Nếu ta thấy khoai ngày càng xấu thì nên loại đi. Do vậy thay cho khoai tây nên dùng các loại rau khác dễ bảo quản hơn.

 QV 

Nguồn: https://wyborcza.pl/TylkoZdrowie/1,137474,19943288,czy-mozna-jesc-ziemniaki-ktore-puscily-pedy.html?disableRedirects=true

Sửa lần cuối 2020-06-11 14:50:26

Bình luận

Bình luận qua Facebook