2020-11-10 19:50:26

Pulsoksymetr: nguyên tắc hoạt động, dùng làm gì và nó cần cho ai

 Anna Kurek, 8/11/2020

  

Dụng cụ đo nhịp tim và lượng ô-xy trong máu (pulsoksymetr- từ chữ puls là nhịp tim và khí ô-xy ghép lại) là một dụng cu y tế đơn giản khi dùng có thể mua ở các hiệu thuốc. Chỉ cần lắp nó trên ngón tay và đọc kết quả trên màn hình. Nó đo độ bão hòa khí ô-xy trong máu và nhịp tim. Chỉ số của nó cho ta biết liệu ta có nguy cơ về đường hô hấp hay không.

   Đọ bão hòa của máu đó là khái niệm xác định mức bão hòa khí, và đo nó cho ta biết có tình trạng không đủ ô-xy cho cơ thể hay không. Triệu chứng của hiện tượng này là khó thở (dusznośc) và da tái xanh (sinica). Pulsoksymetr đo lượng bão hòa ô-xy thông qua các hemoglobin nằm trong động mạch. Giá trị chuẩn của nó là 95-98%. Kết quả đo mà dưới 90% nghĩa là hệ hô hấp làm việc quá yếu và cần bác sỹ can thiệp ngay. Hơn nữa pulsoksymetr chỉ ra nhịp đập của tim (tętno, puls). Người lớn bình thường nhịp tim dao động trong khoảng 50 đến 100 lần trong một phút tùy từng người.

Pulsoksymetr – nguyên tắc hoạt động

  Pulsoksymetr có thể là một phần của hệ thống theo dõi bệnh nhân trong bệnh viện hay là một thứ dụng cụ nhỏ dùng trong gia đình. Nó hoạt động ra sao? Dụng cụ đo này phát ra các sóng ánh sáng có chiều dài khác nhau, sau đó đo độ hấp thụ các sóng này của hồng cầu (tức của chất hemoglobin). Trên cơ sở đó nó tính độ bão hòa ô-xy trong máu. Việc đo dựa trên tính chất khác biệt của các hemoglobin có mang theo ô-xy (ký hiệu là HbO2) và loại không chứa ô-xy (Hb), hai loại này phản xạn và hấp thụ các tia hồng ngoại và ánh sáng đỏ do thiết bị đo phát ra. Hb hấp thụ mạnh và phản xạ ánh sáng ta nhìn thấy yếu, ngược lại HbO2 hấp thụ mạnh và phản xạ yếu tia hồng ngoại.

  Pulsoksymetr như vậy chiếu ánh sáng đỏ và tia hồng ngaoij vào ngón tay, sau dó đánh giá và so sánh các tham số của chùm ánh sáng. Tỷ lệ hemoglobin có chứa ô-xy trong toàn bộ các hemoglobin được tính theo công thức: SpO2 (độ bão hòa của máu) = HbO2/(HBO2+Hb).

  Bản thân việc đo rất đơn giản. Ta lắp đầu đo như vỏ sò vào ngón tay. Nó có chỗ lõm và ta đặt nón tay vào đó, móng tay hướng về phía màn hình. Bật dụng cụ và sau vài giây ta có kết quả, khi đo tránh di chuyển ngón tay. Để đo cho trẻ sơ sinh có thể đặt ở bàn chân hay cổ tay. Dụng cụ này thường tự động tắt nguồn sau khi đo. Loại dùng ở nhà đo ánh sáng phản xạ từ các tế bào, loại chuyên dùng trong bệnh viện đo ánh sáng đi xuyên qua.

  Kết quả đo cho bằng phần trăm có bao nhiêu hemoglobin trong máu bão hòa khí ô-xy. Hemoglobin hấp thụ ô-xy ở trong phổi của ta. Nếu hệ hô hấp và tuần hoàn hoạt động tốt thì khí ô-xy cung cấp đủ cho mọi tế bào của cơ thể.

Pulsoksymetr – ai cần dùng

 Pulsoksymetr có thể dùng ở nhà để theo dõi độ bão hòa ô-xy trong máu khi ta bị:

- bệnh mãn tính của hệ hô hấp như bệnh phổi (POChP), hen v.v.

- bệnh mãn tính của hệ tim-mạch

 Người chữa bệnh bằng liệu pháp ô-xy hay người già có bệnh mãn tính nên đo độ bão hòa ô-xy đều đặn. Hơn nữa, dụng cụ này có ích khi ta đi ở độ cao, ví dụ leo núi hay đi máy bay.

 Pulsoksymetr có thể mua ở các hiệu thuốc. Tùy theo  nhà sản xuất, giá dao động 100 đến 300-400 zł.

Pulsoksymetr và COVID-19

 Bệnh nhân bị COVID-19 nằm viện bao giờ cũng được theo dõi độ bão hòa ô-xy trong máu. Nếu ta muốn tự kiểm tra ở nhà và khi ta bị lây, sau mỗi lần dùng phải sát trùng nó.

(Trên trang Cộng đồng, ông Lê Văn Mừng cũng đã hướng dẫn mua dụng cụ này – người dịch)

Nguyễn Hữu Viêm (nguồn: https://www.msn.com/pl-pl/zdrowie/nasze-zdrowie/pulsoksymetr-jak-dzia%c5%82a-do-czego-s%c5%82u%c5%bcy-komu-przydaje-si%c4%99-pulsoksymetr/ar-BB1aO7mk?ocid=msedgntp)

Sửa lần cuối 2020-11-10 18:50:26

Bình luận

Bình luận qua Facebook