2021-01-02 09:30:28

Hóc xương cá – nên làm gì và không nên làm gì khi bị hóc xương trong họng

Hóc xương cá rất hay gặp trong mùa Giáng Sinh, bất cứ loại cá nào có xương đều có thể gây nguy hiểm. Trong mùa Giáng Sinh, người Ba Lan ăn rất nhiều cá, vậy khả năng bị hóc lại càng nhiều hơn. Nhất là khi ta ăn vội, hoặc cá không được lọc xương kỹ, rồi bữa ăn lại trong ánh sáng mờ nữa.

  Vậy phải làm gì khi xương mắc trong họng? Và điều quan trọng nhất – đó là không nên làm gì để hậu quả nặng hơn? Các bác sỹ Tai-Mũi-Họng (laryngolog) cảnh báo, không nên ăn thêm bánh mỳ để nuốt nó, vì nó có thể cắm xuống sâu hơn.

 Nhiều bệnh nhân đến bệnh viện vào ngày đầu tiên (25/12) của dịp lễ vì xương mắc trong họng khi ăn bữa tối Giáng Sinh, và bệnh nhân cứ hy vọng "nó tự nhiên hết". Có người đợi đến hôm thứ hai mới quyết định đi gặp bác sỹ.

 Khi xương mắc trong họng, không được ăn thêm một miếng bánh mỳ nhằm đẩy nó xuống! Đây là cách nguy hiểm nhất có thể làm. Tại sao vậy? Ấy là vì cơ cấu nuốt hoạt động như sau: các bắp cơ ở họng khép lại, do vậy xương dễ dàng bị cắm vào sâu hơn.

 Lưỡi ta đẩy thức ăn vào cổ họng, nơi các bắp cơ hình như mái nhà làm việc hết công suất dể đẩy thức ăn xuống sâu hơn, vào thực quản. Tất nhiên là thực quản có cấu trúc phù hợp với việc đẩy thức ăn xuống phía dưới, về phía dạ dày hơn. Nếu xương đã bị cắm vào và các chuyển động tự nhiên không làm nó di chuyển được thì việc ăn thêm miếng bánh mỳ có thể đẩy nó vào thực quản.

 Và ở đây một nguy hiểm thực sự sẽ bắt đầu - ở khoảng cách 17-23 cm từ vòm họng, phía trái lồng ngực có chiếc động mạch chủ chạy qua. Nếu chiếc xương đâm vào động mạch chủ này thì bệnh nhân có thể bị chảy máu và không thở được nữa do bị máu chèn.

Xương trong họng – phải làm gì?

Khi bị hóc xương, cần bình tĩnh thử tìm cách lấy nó ra, tốt nhất là nhờ một người khác và dùng kẹp (pęsety). Nên chiếu đèn vào họng, định vị chỗ xương cắm và nhanh chóng rút nó ra. Nếu không làm được hay khi không nhìn thấy nó, phải đến bệnh viện để bác sỹ lấy nó ra.

Xương trong họng và bệnh viện

 Bệnh nhân với xương trong họng cần đến bác sỹ tai-mũi-họng (laryngologa) hay chỗ cấp cứu của bệnh viện. Nên nhớ đây không phải là trường hợp nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, vậy ta sẽ không được khám cấp cứu ngay.

 Bác sỹ có thể dùng một chiếc gương đặc biệt để nhìn sâu trong họng hay dùng máy soi videolaryngoskopia- một loại endoskop chỉ rõ vị trí vật lạ lọt vào cơ thể. Đôi khi, để xác định vị trí xương người ta phải chụp roentgen với độ tương phản thích hợp.

Xương trong họng – điều gì xảy ra nếu ta cứ để thế?

 Nguyên tắc là thế này, nếu có vật lạ lọt vào cổ họng thì ta phải lấy nó ra. Để đấy nó sẽ gây khó chịu, nhưng đấy còn là việc nhỏ. Nó nhanh chóng gây viêm, rồi xuất hiện mủ.

 Trạng thái viêm cục bộ làm ta đau cổ, đau họng và sốt. Có điều nguy hiểm là nó nằm gần động mạch cổ đưa máu lên não và các tĩnh mạch cổ đẩy máu về tim – vậy nếu máu bị nhiễm trùng thì nó lập tức tỏa đi nhanh khắp cơ thể. Khi đó có thể dẫn tới bệnh nhiễm trùng máu, đó là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Xương phải được lấy ra nhanh và điều trị bằng kháng sinh.

Xương trong họng và các nguy cơ khác

 Để tránh bị hóc xương, ta phải ăn rất cẩn thận. Đó là cách duy nhất – nhai kỹ, không nói chuyện khi ăn, lọc cá kỹ trước khi nấu. Thêm vào đó, vừa ăn vừa nói chuyện có thể dẫn tới viêm phổi do thức ăn lọt vào đường hô hấp – nắp thanh quản bình thường đóng thanh quản là chặn đường vào phế quản hay phổi. Khi ta nói chuyện lúc đang ăn, nắp thanh quản mở và việc lọt thức ăn vào phế quản có nhiều khả năng xảy ra.

 Trên đường đi của thức ăn còn có các dây thanh quản nữa – nếu chúng bị bó lại ta sẽ cảm thấy ngạt thở và phản xạ thường là hắt hơi đẩy thức ăn ra ngoài. Đáng tiếc, nếu không được như thế thì thức ăn có thể lọt vào phế quản hay phổi. Có thể nhìn thấy nó trên phim RTG và đáng tiếc là khi đó phải lấy chúng ra càng nhanh càng tốt, và bây giờ đó lại là ca mổ phức tạp hơn nhiều rồi.

Nguyễn Hữu Viêm

Nguồn: Ość w gardle - co robić i czego nie robić, kiedy ość stanie nam w gardle - PoradnikZdrowie.pl

Sửa lần cuối 2021-01-02 08:57:25

Bình luận

Bình luận qua Facebook