2021-07-29 11:28:33

Ngày Nợ Sinh thái

Vào năm 1986, „Mạng lưới Dấu chân Toàn cầu” (Global Footprint Network - GFN), một tổ chức tính toán nợ của con người đối với môi trường, báo cáo rằng lần đầu tiên mức tiêu thụ toàn cầu vượt quá nguồn tài nguyên sẵn có trên trái đất. Kể từ đó, mỗi năm, nhân loại đã sử dụng tài nguyên của hành tinh nhiều hơn những gì nó có thể cung cấp. Vào năm nay (2021), ngày Nợ Sinh thái ( còn gọi là Ngày Trái đất vượt ngưỡng phục hồi – dịch theo tiếng Anh: Earth Overshoot Day) rơi vào ngày 29 tháng Bảy. Như vậy, từ hôm nay đến cuối năm, chúng ta sống bằng một khoản vay mà thế hệ mai sau sẽ phải trả.

Tính toán của GFN dựa trên những thay đổi về lượng khí thải carbon, khai thác rừng, nhu cầu lương thực, và các yếu tố khác.

Nợ sinh thái được tính bằng Dấu chân sinh thái, tức là số hekta đất và mặt biển ước tính cần thiết để bù đắp cho các nguồn tài nguyên được sử dụng để tiêu thụ và hấp thụ chất thải. Dấu chân này được đo bằng ha toàn cầu (gha) trên một người.

Năm nay, các nước nợ môi trường đứng đầu là các quốc gia như Singapore, Bermuda, Reunion, Israel, Barbados, Cayman Islands, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait, Cyprus và Qatar.

Theo dữ liệu từ năm 2017, trên cơ sở xác định dấu chân sinh thái vào năm 2021, mức thâm hụt năng suất sinh học - tức là lượng tiêu thụ của Ba Lan so với mức mà hệ sinh thái của chúng ta có thể cung cấp - là âm và lên tới -2,7 gha. Tại Singapore, nơi đứng đầu bảng xếp hạng tai tiếng này, con số đó là -5,8.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ không mắc nợ về mặt sinh thái bao gồm Guiana thuộc Pháp, Suriname, Guyana, Gabon, Congo, Cộng hòa Trung Phi, Bolivia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Paraguay, Eritrea và Brazil. Ở Guiana thuộc Pháp, dấu chân sinh thái là 92,6 gha.

Con người hiện đang sử dụng nhiều hơn 60% tài nguyên sinh vật so với khả năng Trái đất có thể tái tạo, nhiều như thể chúng ta sống trên 1,6 hành tinh, và đang trên đà cần đến tài nguyên của hai Trái đất trước năm 2050.

Cùng với việc sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do con người tạo ra đang là hậu quả của biến đổi khí hậu, các đợt nắng nóng sẽ xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn. Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Thụy Sĩ cho thấy Trong vòng 30 năm tới, chu kỳ nóng sẽ thường xuyên hơn gấp bảy lần. Nếu chúng ta không có những hành động khẩn cấp, sau năm 2050, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng xấu tới chúng ta gấp 21 lần so với hiện nay.

Đảo Síp, Cuba, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Bắc Ireland và Nam Cực đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất trong hai năm qua, và nghiên cứu mới cho thấy sẽ ngày càng có nhiều điểm cực đoan như vậy.

Các nhà khoa học đã cảnh báo các cộng đồng cần chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu và phải sẵn sàng cho những hiện tượng cực đoan như vậy, nếu không sẽ là những thiệt hại vô cùng lớn.

Vào tháng 6 năm nay, hàng trăm người đã chết do hậu quả của đợt nắng nóng ở Canada, khi nhiệt độ lên tới 49,6 độ C (cao hơn 4,6 độ so với kỷ lục trước đó vào năm 1937). Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, khả năng xảy nắng nóng sẽ vẫn cao, nhưng cơ hội phá vỡ các kỷ lục cuối cùng sẽ giảm theo thời gian.

Xuân Nguyên

(Nguồn: https://tvn24.pl/tvnmeteo/informacje-pogoda/ciekawostki,49/od-dzis-zyjemy-na-kredyt-dzien-dlugu-ekologicznego,341820,1,0.html?p=meteo)

Sửa lần cuối 2021-07-29 09:28:33

Bình luận

Bình luận qua Facebook