2021-08-30 15:58:27

Biến thể C.1.2 có nhiều đột biến và khả năng lây nhiễm cao

Biến thể của coronavirus mang tên C.1.2 đang khiến các nhà khoa học lo lắng. Dấu vết của nó lần đầu tiên được tìm thấy vào tháng 6 năm 2021, khi sự lây nhiễm được phát hiện ở Nam Phi. Sau đó, các trường hợp khác cũng được báo cáo ở Trung Quốc và New Zealand. Đối với châu Âu, việc nhiễm loại biến thể này đã được xác nhận ở Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha và ở Anh.

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) đã đưa biến thể C.1.2 vào danh sách các đột biến được theo dõi liên tục. Giống như với biến thể Delta, C.1.2 cũng có khả năng lây truyền cao và cũng có tác động đến khả năng miễn dịch. Các nghiên cứu hiện đang được tiến hành xác định xem liệu biến thể này có thể kháng lại các loại vắc-xin COVID-19 hiện có sẵn hay không.

Các nhà khoa học cho biết đây là phiên bản của coronavirus đột biến nhanh nhất trong số tất cả những phiên bản được phát hiện cho đến nay. C.1.2 có tỷ lệ đột biến  khoảng 41,8 lần mỗi năm, gần gấp đôi tốc độ của các biến thể khác. Nó chứa những đột biến đáng lo ngại, trong đó có khả năng xoá mã gien di truyền bên trong protein gai – phương tiện để virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào người – khiến nó trở nên khó đánh bại hơn. Mặc dù tác động đầy đủ của đột biến vẫn chưa được biết rõ ràng, nhưng dữ liệu di truyền và dịch bệnh cho thấy rằng biến thể này có khả năng lây truyền cao, lẩn tránh những kháng thể miễn dịch hoặc cả hai.

Bản chất của virus là biến đổi mọi lúc. Đây là một hiện tượng tự nhiên, nhưng nó đặc biệt nguy hiểm khi đối mặt với một loại virus như SARS-CoV-2. Mỗi đột biến tiếp theo có thể làm cho vi rút nguy hiểm hơn. Khi tránh được các vắc xin có sẵn, nó sẽ trở nên lây nhiễm hoặc gây chết người nhiều hơn. Tiến sĩ Antony Fauci đã cảnh báo vào đầu tháng 8 rằng một đột biến có thể phát sinh sẽ kháng lại các chế phẩm đang được sử dụng. Ngoài ra, Tiến sĩ Paweł Grzesiowski tuyên bố rằng coronavirus có thể trở thành một căn bệnh ngay từ thời thơ ấu. Cho đến một vài tháng trước, người ta tin rằng trẻ em không bị nhiễm vi rút hoặc chúng mắc bệnh không có triệu chứng. Tuy nhiên, do đột biến, tình hình đã thay đổi.

Ban đầu, thế giới đã bị nhiễm các biến thể Vũ Hán. Sau đó, biến thể Alpha, lần đầu tiên được phát hiện ở Vương quốc Anh, đã trở nên thống trị. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với biến thể Delta, trước đây được gọi là biến thể Ấn Độ. Có những biến thể khác trong danh sách của ECDC mà các nhà nghiên cứu quan tâm. Đó là P.1 từ Brazil (Gamma), B.1.351 từ Nam Phi (Beta) và một biến thể được phát hiện ở Anh với hai đột biến - B.1.1.7 và E484K.

ECDC cũng phân biệt một danh sách mở rộng các biến thể đang được quan sát và những biến thể mà các nhà khoa học quan tâm. Điu nay bao gôm biến thể của Lambda, Kappa hoặc C.1.2.

Xuân Nguyên

(Nguồn: https://www.medonet.pl/koronawirus/to-musisz-wiedziec,wariant-c-1-2-koronawirusa--moze-byc-bardziej-zakazny-i-wymykac-sie-szczepionkom,artykul,25126237.html)

Sửa lần cuối 2021-08-30 13:58:27

Bình luận

Bình luận qua Facebook