2014-04-05 07:55:20

Vấn đề quốc tịch nước ngoài và quốc tịch Việt Nam

Với cương vị là công dân của Việt Nam và Ba Lan, tác giả bài viết chỉ muốn chia sẽ những góc nhìn của bản thân, khi đã có được một số kiến thức và những kinh nghiệm sống nào đó. Bài viết không hề có tính chất hướng dẫn, nhận xét hay phê bình bất cứ một ai. Ngoài ra nó cũng không thể là một chiếc bản đồ chỉ đường cùng với các nguyên tắc pháp luật, để ai đó có thể dựa vào đây lấy lý lẽ làm bằng chứng, vì một lý do đơn giản là tác giả chỉ là một công dân bình thường, hoàn toàn không có quyền (đó).

Là một công dân tự do, ai cũng có quyền đưa ra ý kiến của mình, góp phần nào đó cho xã hội ngày càng dễ dàng (về hành chính), cũng như lành mạnh và tươi đẹp (về cuộc sống) hơn. Tất nhiên, tiếng nói của 1 công dân cũng chỉ có những giá trị ở một mức độ nào đó. Nếu công dân có điều kiện để trở thành đại biểu quốc hội, thì khi đó tiếng nói sẽ có phần nào mạnh mẽ và thiết thực hơn, bởi vì khi đó sẽ được tham dự vào những công việc lập pháp cho cả quốc gia, sẽ góp phần tạo ra những bộ luật dễ hiểu, dễ áp dụng và quan trọng là thân thiện hơn cho người dân.

Tất cả các nguyên tắc pháp luật là do con người tạo nên. Và nó để phục vụ con người, không chỉ ở góc độ để dễ quản lý, mà ở mọi phương diện. Các bộ luật luôn được tạo ra, được sửa đổi, để tất cả mọi công dân đều cùng được áp dụng bình đẳng, khi cùng chung sống trong một cộng đồng lành mạnh. Do vậy, bộ luật nào hay nghị quyết nào, nếu không hợp lý trong cuộc sống, cũng có thể thay đổi tại mọi thời điểm, tức là phải điểu chỉnh ngay lập tức, sao cho hợp lý, có lôgic, phải có tính chất thực thi và quan trọng là phải để phục vụ mọi người dân. Mỗi một người dân khi sinh ra, đều đã có rất nhiều rất quyền lợi chính đáng, đa số mọi điều thực ra toàn là những chuyện hiển nhiên, nhưng vì một vài lý do khác nhau, không phải là ai cũng (muốn) nhìn nhận thấy những điều quan trọng này.

Nói chung, bộ luật nào đưa ra (đã được bàn luận và phê duyệt) đều phải mang tính chất thật công minh và quan trọng là phải thật dể hiểu cho tất cả mọi người dân. Tất nhiên là làm được điều này không hề dễ dàng, vì trình độ nhận thức của mỗi người là khác nhau. Nguyên tắc chung là bộ luật nào cũng phải rõ ràng, nhưng cũng không thể tạo điều kiện cho người dân dễ dàng làm những công việc được gọi là „lách luật”, đồng thời bộ luật cũng không thể là một „mớ bòng bong”, để cho người dân không thể hiểu và chỉ để cho những người có thẩm quyền có thể nhìn nhận và thi hành nó theo một cách tùy tiện. Nguy hiểm là khi nhà công chức nhìn nhận (áp dụng) luật với tiêu chí là chỉ để có lợi cho bản thân, mặc dù điều đó gây ra rất nhiều phiền hà cho người dân, chỉ theo nguyên tắc „hành là chính”, bởi vì là quốc gia nào cũng đang cố gắng bài chống tệ nạn tham nhũng.

Việt Nam và Ba Lan đều đang trên con đường phát triển, có lẽ ai cũng muốn hội nhập với thế giới, tuân thủ theo các nguyên tắc và đạo lý chung, chứ không phải là muốn làm gì cũng được, khi đang có nhiều quyền lực trong tay. Bởi vì là chúng ta đang sống trong một thời đại là đa số các quốc gia đều muốn có một nền kinh tế thị trường, cùng phát triển, cùng hội nhập và dễ dàng giao lưu, để có quan hệ hợp tác quốc tế với nhau, với tính chất toàn cầu. Chả ai muốn mình bị cô độc, vì trong cuộc sống của ai cũng cần có giao lưu, nhất là khi công việc làm ăn buôn bán đang phát triển ngày càng thuận lợi.

Về quốc tịch, Ba Lan (Việt Nam cũng vậy) có bộ luật công nhận quốc tịch theo tính chất thừa kế (theo máu). Tức là khi cha/mẹ có (những) quốc tịch nào là con cái sinh ra có được (những) quốc tịch đó. Hoàn toàn không phụ thuộc vào vị trí địa lý, nơi đứa trẻ sinh ra. Ngược lại, khi cả cha và mẹ là người nước ngoài, đứa trẻ sinh ra ở Ba Lan không có quốc tịch Ba Lan, mà nó phải nhận (những) quốc tịch của cha mẹ mình.

Trường hợp khi mà người mẹ là công dân Ba Lan, những đứa trẻ được sinh ra nghiễm nhiên có quốc tịch Ba Lan, trừ trường hợp khi người mẹ chỉ muốn cho con mình nhận quốc tịch nước khác (theo cha nó).

Trường hợp khi mà người mẹ là công dân Việt Nam, nếu tình trạng hôn nhân của người mẹ đang ở cương vị là kết hôn (có chồng) thì khi sinh con ở Ba Lan, người chồng nghiễm nhiên được/phải đứng tên là cha của đứa trẻ. Nếu đứa con là kết quả của „một vụ ái tình” khác, thì khi đó người chồng, người vợ và người bồ có thể cùng ra khai báo ở tòa án. Tòa án làm công việc xác minh (thẩm tra, hỏi cung, thậm chí xét nghiệm ADN nếu cần) rồi có thể đưa ra kết luận tuyên án là người chồng khi không có quan hệ với vợ vào thời điểm thụ thai, sẽ không phải là cha đẻ của đứa bé. Khi đó Phòng hộ tịch có thể gạch tên người chồng trong giấy khai sinh của đứa trẻ và người bồ (cha thật) của nó sẽ được ra Ủy ban làm thủ tục nhận con và ghi họ tên mình vào giấy khai sinh của nó. Nếu người chồng có quốc tịch Ba Lan, đứa bé (đã) có quốc tịch Ba Lan, nhưng sau khi có sự thay đổi, người cha mới của nó (tức người bồ của mẹ nó) không có quốc tịch Ba Lan, thì khi đó đứa bé sẽ không còn quốc tịch Ba Lan, bởi vì là hiện tại cả cha mẹ của nó đều không có quốc tịch Ba Lan, đứa trẻ hoàn toàn không còn gì liên quan với công dân Ba Lan (ông chồng của người mẹ) kia nữa. Thậm chí khi nó đã mang họ mẹ (và hiện vẫn giữ họ này), mặc dù đã có quyển hộ chiếu Ba Lan với hạn giá trị là 10 năm (có thể không ai đòi thu hồi cuốn hộ chiếu này, nhưng nó sẽ không được gia hạn) – đứa trẻ không là công dân Ba Lan. Vậy là không có chuyện là đã có rồi là không bao giờ mất. Có (sở hữu) quyển hộ chiếu là một chuyện, vấn đề (có) quốc tịch lại là hoàn toàn khác.

Nếu tình trạng hôn nhân của người mẹ đang ở cương vị là không có chồng thì người cha của nó sẽ được ra Ủy ban làm thủ tục nhận con luôn (không cần kết hôn). Nếu người cha có quốc tịch Ba Lan, đứa bé sẽ có quốc tịch Ba Lan, nhưng chỉ trong trường hợp người cha làm thủ tục nhận con khi nó chưa đầy 1 tuổi. Quá một năm, đứa trẻ chỉ được nhận quốc tịch của người mẹ.

Khi đứa bé có quốc tịch Ba Lan, trong trường hợp nó theo mẹ về Việt Nam sinh sống, nó vẫn luôn có quốc tịch Ba Lan, thậm chí khi quyển hộ chiếu của nó hết hạn. Không có chuyện hết hạn hộ chiếu là mất quốc tịch (Ba Lan). Có thể đến Đại sứ quán Ba Lan để xin hộ chiếu cho đứa bé tại mọi thời điểm. Lưu ý là mỗi khi làm hộ chiếu là cần có sự (giấy) đồng ý của người cha. Giấy ủy quyền thường là viết cho từng công việc, có giá trị vào từng thời điểm. Không có giấy ủy quyền nào có giá trị vĩnh viễn (bởi mọi ý kiến cá nhân luôn có thể thay đổi).

Gần đây, có nhiều người hỏi về vấn đề còn hay mất quốc tịch Việt Nam sau tháng 7 tới và có phải ai cũng phải đi đăng ký (quốc tịch) hay không. Theo cách hiểu của tác giả thì tất cả những ai đã và đang có quốc tịch (hộ chiếu) Việt Nam, nếu chưa bị/được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký cho thôi quốc tịch, sẽ vẫn luôn luôn là công dân Việt Nam. Gia hạn hay xin hộ chiếu (Việt Nam) mới lại là một vấn đề hoàn toàn khác, không hề có liên quan gì đến chuyện còn hay mất quốc tịch.

Chuyện đăng ký công dân với thời hạn giá trị tháng 07.2014 có lẽ chỉ liên quan đến những người dân gốc Việt ra đi khỏi Việt Nam từ trước 1975, khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa còn tồn tại và đã cấp (hay chưa hề cấp) hộ chiếu cho họ?

Chính quyền và các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam cũng nên đưa ra những thông tin cụ thể, để tránh gặp những ý kiến là Việt Nam có nhiều bộ luật hay nguyên tắc khó hiểu, có quá nhiều điều luôn liên quan đến lệ phí hay là những mục đích kinh tế v.v..., bởi vì ai cũng biết là chính quyền quốc gia tiến bộ nào cũng luôn luôn tạo ra những bộ luật hữu ích nhất cho công dân nước mình. Tại sao thời hạn hay thời điểm sinh sống (trước 2008/2009, sau 2009 hay sau tháng 07.2014) lại có tính chất quan trọng như vậy, trong vấn đề có hay (không có) quốc tịch?

Tóm lại, tốt nhất là mọi người hãy chịu khó đến cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam để hỏi trực tiếp về trường hợp của bản thân, nếu thấy còn nhiều thắc mắc, khó hiểu. Khó mà có được một bài viết chung có hữu ích cho tất cả mọi thành phần. Có điều là không ai muốn có quá nhiều chuyện hành (là) chính khó hiểu!

3-2014

Ngô Hoàng Minh.

Sửa lần cuối 2014-04-05 06:45:43
  • Vanha5@yahoo.com Vanha5@yahoo.com Theo Nghị định 78 hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch, người phải giữ quốc tịch Việt Nam là những người không còn hộ chiếu có hiệu lực kể từ thời điểm điều Luật có hiệu lực (ngày 1/7/2014). Như vậy, công dân Việt Nam không định cư ở nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn hộ chiếu có hiệu lực thì sẽ không phải đăng ký. Khi hộ chiếu hết hạn, họ đi đổi bình thường như quy định của Bộ Ngoại giao. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng hộ chiếu đã hết hiệu lực (hạn sử dụng) mà không gia hạn lại thì phải đăng ký để giữ quốc tịch. 2014-04-12 11:20:33
  • Vanha5@yahoo.com Vanha5@yahoo.com VnExpress.net, 9-4-2014. Đề xuất gia hạn đăng ký giữ quốc tịch sau 1/7 Ngày 10/4, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an sẽ cùng xem xét đề xuất gia hạn thời gian đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam sau ngày 1/7 với người đang sống ở nước ngoài. Hàng triệu kiều bào sẽ mất quốc tịch nếu không đăng ký * Cục trưởng Nguyễn Công Khanh. Ảnh: Đức Hiệp. Ngày 8/4, tiến sĩ Nguyễn Công Khanh (Cục trưởng Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp) đã trao đổi với VnExpress về vấn đề này. - Thưa ông, theo Luật Quốc tịch, ai thuộc diện phải đăng ký lại quốc tịch trước ngày 1/7/2014? - Điều 13, khoản 2 Luật Quốc tịch sửa đổi (năm 2008) quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn có quốc tịch Việt Nam. Sau 5 năm từ khi Luật này có hiệu lực, kiều bào phải đến cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài để đăng ký giữ, nếu không thì sau ngày 1/7/2014 sẽ mất. Theo Nghị định 78 hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch, người phải giữ quốc tịch Việt Nam là những người không còn hộ chiếu có hiệu lực kể từ thời điểm điều Luật có hiệu lực (ngày 1/7/2014). Như vậy, công dân Việt Nam không định cư ở nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn hộ chiếu có hiệu lực thì sẽ không phải đăng ký. Khi hộ chiếu hết hạn, họ đi đổi bình thường như quy định của Bộ Ngoại giao. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng hộ chiếu đã hết hiệu lực (hạn sử dụng) mà không gia hạn lại thì phải đăng ký để giữ quốc tịch. - Người ra nước ngoài đã lâu nhưng không có hộ chiếu Việt Nam có được coi là có quốc tịch Việt Nam? - Khó khăn nhất khi thực thi Luật Quốc tịch và văn bản hướng dẫn hiện nay là xác định quốc tịch với người có nguồn gốc Việt Nam nhưng không có bất cứ giấy tờ gì. Những người này thường rơi vào cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài, đặc biệt là công dân di tản, người di cư sang Lào, Campuchia rồi trở lại Việt Nam sinh sống. Với tư cách là cơ quan quản lý về tư pháp cho nhà nước, chúng tôi sẽ có đề xuất sửa Luật Quốc tịch. Nhưng để sửa một cách có bài bản bộ luật lớn như vậy đòi hỏi phải có thời gian. Từ nay đến tháng 5 để sửa đổi Luật là điều rất khó. Vấn đề thời hạn đăng ký quốc tịch, Cục đã có kiến nghị với Bộ Tư pháp theo hướng gia hạn để tạo thuận lợi cho bà con. Ngày 10/4 tới, Bộ sẽ làm việc với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao để bàn việc này. Quyết định cuối cùng sẽ trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội. Trong thời gian đăng ký giữ quốc tịch, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an nghiên cứu bài bản từng điều của Luật Quốc tịch để có những sửa đổi phù hợp hơn nhằm thực hiện hiệu quả quy định của Hiến pháp, bảo vệ quyền và nghĩa vụ công dân. Nếu chỉ sửa đổi một điều hoặc một khoản có tính chất tình thế, tôi nghĩ sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khó khác, chưa thể giải quyết. - Bộ Tư pháp quan ngại gì về việc hiện chỉ có 6.000 trong số 4,5 triệu kiều bào đăng ký giữ quốc tịch? - Việc quy định đăng ký giữ và mất quốc tịch hoàn toàn do luật lúc đó quy định. Để thực thi Luật, Bộ Ngoại giao đã tổ chức đăng ký cho những người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quốc tịch. Vì nhiều lý do khác nhau nên đến nay có rất ít người đăng ký. Tôi cho rằng, tính hiệu quả trong thực hiện quy định của pháp luật phụ thuộc 2 yếu tố. Đầu tiên là cơ quan nhà nước triển khai các bước có bài bản không? Tập huấn, vận động, hướng dẫn triển khai thực hiện như thế nào? Thứ hai là nhận thức của người dân. Khi người dân nhận được quyền và lợi ích, ý thực được trách nhiệm của họ thì họ sẽ tự nguyện thực hiện. Việc đăng ký giữ quốc tịch không giống thực hiện các biện pháp hành chính. Quy định này cũng mang tính chất tự nguyện từ phía người dân. Quyền giữ quốc tịch là của người dân, trách nhiệm của Nhà nước phải đảm bảo cho người dân có quốc tịch. Ngược lại, người dân cũng phải xác định nghĩa vụ của mình trong việc khai báo, đăng ký mình là công dân Việt Nam. Theo tôi, một số người chưa đăng ký giữ quốc tịch vì lo lắng quyền lợi của họ ở nước sở tại sẽ bị ảnh hưởng. Có một số địa bàn nhạy cảm về chính trị, bà con kiều bào ta rất e ngại trong việc đăng ký giữ quốc tịch... Pháp luật cũng đã đến lúc phải được thượng tôn. Công dân muốn Nhà nước bảo hộ và dành quyền cho mình thì họ phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ với Nhà nước. Chúng tôi quan niệm đăng ký giữ quốc tịch cũng là cách thể hiện trách nhiệm của công dân. - Có ý kiến cho rằng việc này là nhiêu khê, gây khó dễ cho bà con kiều bào? - Ý kiến thì có nhiều nhưng qua nghiên cứu chúng tôi thấy: Nếu nhìn lại Việt Nam sau năm 1975, đặc biệt là sau khi Giải phóng miền Nam thì có một số lượng rất lớn người Việt ra nước ngoài. Ở nước ngoài, họ tự nhận là mình không có quốc tịch... Pháp luật Việt Nam, kể cả Pháp luật của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chế độ cũ trước năm 1975 chưa khi nào quy định công dân Việt Nam mặc nhiên bị mất quốc tịch nếu có quốc tịch nước ngoài. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 đã đưa ra quy định có tính chất kế thừa luật trước đó và rất phù hợp với thông lệ Quốc tế. Theo đó, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam kể từ trước ngày luật này có hiệu lực. Điều này hàm ý đã bao gồm tất cả những người trong nước và nước ngoài. Đứng trước một chủ trương, một chính sách lớn, bao giờ cũng có nhiều phản ứng trái chiều. Tuy nhiên, tôi cho rằng nhận thức của họ chưa được đầy đủ hoặc họ chưa hiểu rõ lịch sử của vấn đề quốc tịch Việt Nam. Một trong những mục đích thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch là nhằm bảo hộ công dân Việt Nam tốt hơn. Thứ hai là tạo sự thuận lợi cho các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý. Việc này không phải là nhiêu khê. Như tôi đã nói, đây là câu chuyện do hoàn cảnh lịch sử để lại. Ngay trong cộng đồng người Việt cũng có những suy nghĩ, những nhận thức chưa đúng vấn đề này. - Những người không đăng ký giữ quốc tịch sau 1/7 họ sẽ thế nào? - Nếu muốn có quốc tịch Việt Nam thì họ phải đăng ký xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Bộ Tư pháp đang chủ trì xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định 78 và chúng tôi cũng đề xuất sửa đổi một số vấn đề liên quan đến quốc tịch, tạo điều kiện thuận lợi cho những người không đăng ký sau ngày 1/7 được trở lại quốc tịch Việt Nam. - Ông lo ngại gì về việc sau một đêm hàng triệu người sẽ mất quốc tịch Việt Nam? - Điều 18 của Hiến pháp quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Nhà nước vẫn tạo điều kiện khuyến khích họ để họ giữ quan hệ gắn bó với quê hương, gia đình và góp phần xây dựng đất nước. Cả dân tộc, cả đất nước vẫn đón chào họ. Tôi đặt trong hoàn cảnh rất cụ thể, chẳng hạn như trong gia đình tôi có một người con. Nó bỏ quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch Đức. Dù là quốc tịch nào, nó cũng là con tôi. Đến ngày Tết, tôi vẫn mở rộng cửa đón con cái về sum họp. Mình phải tách bạch rất rõ quyền và nghĩa vụ của công dân với những quyền về nhân thân, gắn bó tình cảm với cội nguồn. Đó là hai vấn đề khác nhau. Khi anh mất quốc tịch Việt Nam nghĩa là anh không được hưởng quyền và không phải làm nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật nữa. Ngược lại, theo điều 18 Luật Hiến pháp anh vẫn là nguồn gốc Việt Nam, dòng dõi con Lạc cháu Hồng. Cho nên, việc mất quốc tịch không ảnh hưởng nhiều đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tôi tin rằng theo quy định của Hiến pháp mới, trong thời gian tới pháp luật nước ta sẽ có những sửa đổi, đặc biệt là những văn bản liên quan quyền và nghĩa vụ công dân. Đến một giai đoạn không xa thì quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam trong và ngoài nước sẽ trên một mặt bằng, bình đẳng với nhau. Để làm được việc này, điều đầu tiên là kiều bào phải đăng ký giữ quốc tịch. Còn hiện nay trong số 4,5 triệu kiều bào, chúng tôi không biết bao nhiêu người còn giữ quốc tịch Việt Nam nên sẽ rất khó khi thực thi luật. 2014-04-12 11:23:43
  • Van Ha Van Ha GIỮ QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Phần đầu) Pháp luật về quốc tịch của Việt Nam đã được ban hành khởi điểm vào năm 1945 (không tính thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa ở miền Nam). Theo đó, từ năm 1945 đến năm 1988, pháp luật về quốc tịch Việt Nam (QTVN) được ban hành dưới hình thức là các sắc lệnh, nghị quyết, quyết định của nhà nước. Văn bản pháp luật đầu tiên quy định về vấn đề này là Sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam do Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (lâm thời) ban hành. Từ năm 1988 đến nay, chúng ta có 3 đạo luật về QTVN: - Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/1988; - Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999; - Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009. Có quốc tịch Việt Nam Trải qua các thời kỳ nói trên, tư cách công dân Việt nam (CDVN) được pháp luật về quốc tịch điều chỉnh, thay đổi ít, nhiều, tùy thuộc vào hoàn cảnh xã hội, lịch sử của mỗi thời kỳ. Hiện nay, tư cách CDVN được xác định theo tiêu chí thời điểm có hiệu lực của Luật quốc tịch năm 2008, tức là, người có QTVN là người đang có QTVN trước ngày 1/7/2009 và người có QTVN theo luật định kể từ ngày 1/7/2009. Đối với riêng người Việt Nam định cư ở nước ngoài (gọi tắt là kiều bào), nếu chưa mất QTVN theo quy định của pháp luật về quốc tịch qua các thời kỳ trước ngày 1/7/2009 thì kiều bào được xác định là vẫn còn QTVN và "tạm thời" có QTVN thêm 5 năm nữa kể từ ngày 1/7/2009. Nếu không đăng ký giữ QTVN trong hạn định từ 1/7/2009 đến 1/7/2014, kiều bào sẽ mặc nhiên mất QTVN sau ngày 1/7/2014. Sau này, muốn có lại QTVN thì kiều bào phải làm thủ tục "xin" trở lại QTVN theo luật định. Lấy trường hợp còn QTVN của một bạn đang định cư ở nước ngoài làm ví dụ. Thực tế, người bạn này xuất cảnh sang một nước để định cư tại đó vào năm 2004 và hiện có hộ chiếu VN còn trong hạn sử dụng. Giả sử, 3 năm sau đó, bạn được cho nhập quốc tịch nước đó, tức vào năm 2007. Tại thời điểm năm 2007, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 đang có hiệu lực thi hành. Luật này quy định 4 trường hợp mất QTVN, bao gồm: (1) Được thôi quốc tịch Việt Nam, (2) Bị tước quốc tịch Việt Nam, (3) Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và (4) Trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19, Điều 26 và Điều 28 của Luật này (quy định về QTVN của con chưa thành niên (…), trẻ bị bỏ rơi hoặc được tìm thấy trên đất VN, hủy bỏ quyết định cho nhập QTVN). Trong 4 trường hợp mất quốc tịch kể trên, chỉ có trường hợp (1) là ứng nghiệm đối với bạn này. Khi được cho nhập quốc tịch nước ngoài, bạn không bị buộc phải thôi QTVN. Do đó, hiện tại, bạn chưa mất QTVN. Mất quốc tịch Việt Nam Như đã nói ở trên, việc xác định một người chưa mất hay còn QTVN được căn cứ theo pháp luật về quốc tịch qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay. Theo Sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam, các trường hợp mất QTVN được quy định tại Điều 7 của Sắc lệnh có nội dung nguyên văn như sau: "Điều thứ 7: Những công dân Việt Nam thuộc một trong các hạng kể sau đây sẽ mất quốc tịch Việt Nam : 1- Nhập một quốc tịch ngoại quốc ; 2- Giữ một chức vụ gì ở ngoại quốc mà không chịu thôi, tuy đã được Chính phủ cảnh cáo; 3- Làm một việc gì phạm đến nền độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà của nước Việt Nam. Việc tước quốc tịch Việt Nam của những người nói trên, do Chính phủ định đoạt bằng sắc lệnh." Qua năm 1946, Sắc lệnh số 25/SL được ban hành để sửa đổi một phần Sắc lệnh số 53/SL nêu trên nhưng không sửa đổi Điều 7 của Sắc lệnh. Đến năm 1959, Sắc lệnh số 51/SL được ban hành đã bãi bỏ Điều 5 và Điều 6 Sắc lệnh số 53/SL và toàn bộ Sắc lệnh số 25/SL nêu trên. Như vậy, Điều 7 của Sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam vẫn còn nguyên hiệu lực cho đến ngày Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 có hiệu lực thi hành. Do đó, lấy trường hợp mất QTVN phổ biến nhất làm ví dụ, những kiều bào đã nhập quốc tịch nước ngoài trong khoảng thời gian từ ngày 20/10/1945 (ngày ban hành Sắc lệnh số 53/SL) đến ngày 15/7/1988 (ngày Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 có hiệu lực thi hành) mà đã có sắc lệnh hay quyết định tước quốc tịch hiện không còn QTVN nữa. Tất nhiên, trường hợp này kiều bào không phải đăng ký giữ QTVN theo quy định hiện hành. Giữ quốc tịch Việt Nam Vậy, những ai thuộc diện đăng ký giữ QTVN? Theo pháp luật về quốc tịch hiện hành, muốn giữ QTVN thì kiều bào cần phải đăng ký giữ QTVN. Về thực chất, mọi trường hợp đăng ký giữ QTVN đều dựa trên ý chí, sự tự nguyện, nguyện vọng của kiều bào, nếu họ nhận thấy đây là quyền lợi, lợi ích thiết thực của họ cả về khía cạnh vật chất lẫn tinh thần, tình cảm gắn bó với quê hương mà không có quy định nào có thể bắt buộc họ đăng ký được. GIỮ QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Phần cuối) Giữ quốc tịch Việt Nam Vậy, những ai thuộc diện đăng ký giữ QTVN? Theo pháp luật về quốc tịch hiện hành, muốn giữ QTVN thì kiều bào cần phải đăng ký giữ QTVN. Về thực chất, mọi trường hợp đăng ký giữ QTVN đều dựa trên ý chí, sự tự nguyện, nguyện vọng của kiều bào, nếu họ nhận thấy đây là quyền lợi, lợi ích thiết thực của họ cả về khía cạnh vật chất lẫn tinh thần, tình cảm gắn bó với quê hương mà không có quy định nào có thể bắt buộc họ đăng ký được. Kiều bào nào muốn giữ QTVN thì đăng ký giữ QTVN theo trình tự, thủ tục do nhà nước quy định. Theo khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành, "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam." Điều văn của điều khoản nêu trên đã quy định rõ kiều bào nào thuộc diện đăng ký giữ QTVN, và nó không quy định về việc giới hạn hay loại trừ đối tượng kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài cần phải hay không cần phải đăng ký giữ QTVN. Hễ cứ là kiều bào mà chưa mất QTVN theo quy định pháp luật thì vẫn còn mang QTVN và đều thuộc diện đăng ký giữ QTVN. Ngoài ra, điều luật này giao cho Chính phủ chỉ quy định trình tự, thủ tục đăng ký giữ QTVN mà thôi. Trình tự, thủ tục ở đây bao gồm các nội dung như hồ sơ đăng ký, giấy tờ chứng minh kèm theo; cách thức, thời gian, địa điểm nộp hồ sơ và nhận kết quả; lệ phí đăng ký (10 USD/người). Thêm nữa, điều luật cuối cùng của Luật Quốc tịch Việt Nam có quy định: "Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.". Thế nào là "quy định chi tiết" sẽ được đề cập ở bên dưới đây. Về trình tự, thủ tục đăng ký giữ QTVN, người viết không nêu ra vấn đề này ở đây, bởi nội dung của nó được quy định cụ thể tại Nghị định số 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam (gọi tắt là Nghị định). Các bạn có thể hoặc vào trang nhà của Lãnh sự Việt Nam hay Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc liên hệ trực tiếp với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để có thông tin cụ thể về vấn đề này. Ở đây, một điểm khó hiểu khiến người ta hiểu theo cách của mình về vấn đề đối tượng nào thuộc diện đăng ký giữ QTVN. Tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định, có một quy định quy định chi tiết thi hành Điều 13 Luật Quốc tịch như sau: "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng, nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam thì phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam." Nội dung của điều khoản này làm phát sinh hai cách hiểu về nó. Cách hiểu thứ nhất: khi đọc điều văn của khoản 1 Điều 18 nêu trên, nhiều người, kể cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hiểu theo hướng chỉ có đối tượng được quy định tại điều khoản này mới phải đăng ký giữ QTVN. Những kiều bào mang hộ chiếu Việt Nam còn trong thời hạn sử dụng không cần phải đăng ký giữ QTVN. Cách hiểu này đồng nghĩa với việc sử dụng Nghị định như là một văn bản độc lập, "thoát ly" khỏi Điều 13 Luật Quốc tịch. Cách hiểu thứ hai có xem xét, so sánh mối tương quan giữa điều văn của điều luật thứ 13 và điều văn của Nghị định. Theo đó, ý kiến này cho rằng Nghị định quy định chi tiết cho riêng những kiều bào chưa mất QTVN theo quy định, mang hộ chiếu Việt Nam đã hết hạn sử dụng thì họ có thể tùy ý đăng ký hoặc không đăng ký giữ QTVN. Nếu không đăng ký thì họ sẽ mất QTVN. Các trường hợp khác ngoài trường hợp này phải đăng ký giữ QTVN. Đến đây, một câu hỏi đặt ra là, như trong ví dụ về một người bạn được nêu ở phần trên, bạn là một kiều bào đã nhập quốc tịch nước ngoài đồng thời chưa mất QTVN, hộ chiếu Việt Nam của bạn còn trong hạn sử dụng được vài năm nữa. Vậy, bạn ấy có thuộc diện đăng ký giữ QTVN hay không? Thắc mắc thứ hai là, tại sao lại có vế "thòng" "mà không có Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng" trong điều văn của khoản 1 Điều 18 của Nghị định, trong khi điều luật thứ 13 không đề cập gì đến hộ chiếu? Hộ chiếu Việt Nam là một trong bốn loại giấy tờ có giá trị chứng minh một người có QTVN. Các giấy tờ này bao gồm, theo Điều 11 Luật Quốc tịch: 1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; 2. Giấy chứng minh nhân dân; 3. Hộ chiếu Việt Nam; 4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Như vậy, dù hộ chiếu của mình còn hay không còn giá trị sử dụng thì kiều bào vẫn có những giấy tờ khác để chứng minh có QTVN. Do đó, cái vế thòng như nêu ở trên trông có vẻ thừa thải hoặc đây là quy định dưới luật chồng chéo, trùng lắp với luật. Theo quan điểm của người viết, không nên có và không cần thiết đặt ra quy định về việc đăng ký giữ QTVN. Bởi, Luật Quốc tịch đã có những quy định về cách chứng minh, căn cứ xác định một người có QTVN rồi. Việc áp dụng các văn bản pháp luật đòi hỏi phải theo nguyên tắc và nguyên tắc này được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 hiện hành. Theo đó, nghị định nói chung là một văn bản pháp quy dưới luật mà một trong những chức năng của nó là quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, vân vân. "Quy định chi tiết" một hay nhiều điều luật là trường hợp trong đạo luật có điều, khoản mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, những vấn đề chưa có tính ổn định cao thì ngay tại điều, khoản đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Ngoài ra, nghị định phải quy định cụ thể, không lặp lại quy định của đạo luật. Như vậy, nếu nghị định "nhỡ" lặp lại quy định của đạo luật mà nội dung lặp lại này có sự cách biệt so với luật và không được luật giao việc quy định chi tiết thì các quy định của pháp luật này được gọi là chồng chéo lẫn nhau. Như vậy là đã rõ. Xem lại điều văn của Điều luật thứ 13 và điều văn của khoản 1 Điều 18 của Nghị định, chúng ta thấy rằng: (1) đoạn cuối của Điều 13 Luật Quốc tịch quy định giao cho Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đăng ký giữ QTVN mà không giao việc quy định đối tượng nào phải đăng ký giữ QTVN, (2) khoản 1 Điều 18 của Nghị định không những lặp lại nội dung của điều luật thứ 13 mà còn quy định cùng một vấn đề với điều luật theo hướng giới hạn đối tượng thuộc diện đăng ký giữ QTVN - một nội dung không được luật giao cho quy định chi tiết. Để triệt tiêu sự chồng chéo này và hiểu đúng các quy định của pháp luật có liên quan, khoản 2 Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật giải quyết như sau: "Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn." Như vậy, rõ ràng là, Luật Quốc tịch là văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành có giá trị hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị định của Chính phủ. Do đó, chúng ta áp dụng Điều 13 Luật Quốc tịch vào việc đăng ký giữ quốc tịch của tất cả kiều bào nào chưa mất quốc tịch có nguyện vọng giữ QTVN. Dù sao, việc kiều bào giữ được cái gốc Lạc Hồng của mình một cách chính thức thì vẫn hơn, sẽ thuận lợi hơn cho một lối về sau này khi cần thiết. Như đã nói ở trên, hộ chiếu Việt nam cũng như chứng minh nhân dân chỉ là 2 trong 4 loại giấy tờ có giá trị liên quan và có thời hạn sử dụng của chúng. Hộ chiếu của kiều bào muốn được cấp lại/cấp đổi hộ chiếu mới ở nước ngoài thì họ phải có giấy tờ chứng minh có QTVN, trừ khi hộ chiếu đó trước đây được cấp bởi chính cơ quan đại diện Việt Nam cấp lại/cấp đổi hộ chiếu. Riêng CMND thì có giá trị sử dụng trong thời hạn 15 năm kể từ ngày cấp và chỉ cấp cho người cư trú trong nước. Do đó, CMND của kiều bào trên thực tế đang cư trú ở nước ngoài mà hết thời hạn sử dụng sẽ không được cấp đổi CMND mới. Trong khi đó, giấy xác nhận đã đăng ký giữ QTVN có giá trị sử dụng vô thời hạn, hay nói cách khác, là loại giấy tờ có tính ổn định pháp lý cao nhất so với 2 loại giấy kia. Như vậy, khi đã được cấp giấy xác nhận nêu trên, kiều bào yên tâm sử dụng giấy này vào bất kỳ lúc nào trong trường hợp cần thiết mà không phải lo đến việc đi làm thủ tục cấp hộ chiếu cho hộ chiếu (sắp) hết hạn sử dụng. Đó là một điểm thuận lợi đầu tiên. Đăng ký giữ quốc tịch có lợi gì Trước hết, việc đăng ký giữ QTVN là nhằm đáp ứng nhu cầu của kiều bào về tinh thần - tình cảm trong việc khẳng định mình vẫn là con Lạc cháu Hồng một cách danh chính ngôn thuận. Chúng ta không nên lo quá xa đến những chuyện mang tính chất "vĩ mô" như là tổng số tiền lệ phí đăng ký nhà nước thu được từ kiều bào là bao nhiêu, hay khắp năm châu bốn bể có bao nhiêu kiều bào đang định cư ở nước ngoài, …v.v. Bên cạnh việc hưởng quyền CDNV, cũng có người e ngại về việc thực hiện nghĩa vụ CDVN một khi đã đăng ký giữ QTVN. Việc thực hiện nghĩa vụ CDVN của những kiều bào đã nhập quốc tịch nước ngoài đang sinh sống ở nước ngoài còn tùy thuộc vào điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước nơi kiều bào đang định cư. Nói cách khác, hầu như không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ CDVN trong trường hợp này như người ở trong nước. Trường hợp tạm trú/thường trú tại Việt Nam thì mới có thể thực hiện nghĩa vụ CDVN một cách tương đối đầy đủ. Sở dĩ nói thực hiện nghĩa vụ CDVN một cách tương đối đầy đủ là còn do sự chi phối của điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước mà kiều bào có quốc tịch của nước đó. Chẳng hạn, khi về Việt Nam làm việc hay kinh doanh, đầu tư theo quy định của pháp luật, về nguyên tắc, kiều bào sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam và trên 40 nước hiện đã ký hiệp định về việc tránh đánh thuế hai lần đối với công dân của những nước này đang làm việc, kinh doanh tại Việt Nam. Ví dụ, Việt Nam đã ký hiệp định nêu trên với các nước như Australia, Pháp, Nga, Thailand, Hàn quốc, Anh, Singapore, Ba Lan, Na Uy, Nhật Bản, Đức, Canada, New Zealand (hiệp định chưa có hiệu lực), …v.v. Giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chưa có một hiệp định như vậy (Nguồn: trang nhà của Tổng cục thuế thuộc Bộ Tài chính Việt Nam). Một lợi ích thiết thực đối với kiều bào đăng ký giữ QTVN là quan hệ về tài sản của họ hiện vẫn đang hoặc sẽ liên kết chặt chẽ tại Việt Nam (đó là quyền sở hữu/sử dụng tài sản, vấn đề thừa kế di sản …). Theo các quy định hiện hành của Luật Nhà ở năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 và của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, có 2 đối tượng kiều bào được quyền sở hữu nhà ở với thời hạn sở hữu ổn định, lâu dài tại Việt Nam. Đối tượng thứ nhất là kiều bào thuộc các diện sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam: a) Người có quốc tịch Việt Nam; b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước. Đối tượng kiều bào thứ hai là người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng được đề cập đến tại mục b nêu trên được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu MỘT nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam. Muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam, kiều bào phải chứng minh mình thuộc diện được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam bằng các giấy tờ sau: a) Đối với người có quốc tịch Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị; trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có một trong các giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch; b) Đối với người gốc Việt Nam thì phải có hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để chứng minh có gốc Việt Nam. Kiều bào thuộc diện nêu tại mục a thuộc đối tượng thứ nhất nêu trên có quyền sở hữu không hạn chế số lượng nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi nhà ở hoặc được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (đối với dự án tại các khu vực được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bán nền theo quy định của pháp luật về đất đai) để người mua xây dựng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình tại Việt Nam. Riêng kiều bào thuộc diện nêu tại mục b thuộc đối tượng thứ nhất nêu trên cũng được quyền sở hữu không hạn chế số lượng nhà ở tại Việt Nam, nhưng có điều kiện. Điều kiện đó là người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà văn hóa, nhà khoa học, người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt, người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước có giấy tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo hộ khẩu thường trú và giấy chứng minh nhân dân của một bên vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam ở trong nước. Kiều bào có gốc Việt Nam nhưng không thuộc diện nêu tại mục b thuộc đối tượng thứ nhất nêu trên nếu có hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam và Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì có quyền sở hữu MỘT nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam. Nếu kiều bào thuộc diện này đang sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà được thừa kế hoặc được tặng cho nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu một nhà ở. Đối với nhà ở còn lại, kiều bào thuộc diện này được quyền tặng cho hoặc bán cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để hưởng giá trị của căn nhà. Sau cùng, vào ngày 1/7/2014 sắp tới đây, Luật Đất đai năm 2013 mới sẽ bắt đầu có hiệu lực. Theo Điều 186 của Luật, kiều bào thuộc các diện được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam như nêu ở các phần trên đồng thời được quyền sử dụng đất ở và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Đối với những kiều bào về Việt Nam kinh doanh, đầu tư có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích triển khai dự án đầu tư thì cũng được quyền sử dụng đất theo các quy định pháp luật tương ứng. Tóm lại, việc đăng ký giữ QTVN là rất cần thiết đối với kiều bào cả về mặt tinh thần lẫn khía cạnh vật chất. Do đó, dù hộ chiếu Việt Nam của mình còn hay không còn giá trị sử dụng, kiều bào nên đăng ký giữ QTVN. Trên đây là bài viết trình bày sơ nét pháp luật về quốc tịch của Việt Nam qua các thời kỳ, vấn đề đăng ký giữ QTVN và sự cần thiết của việc đăng ký. Bài viết khá dài dòng; người viết trân trọng cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi, đọc bài viết này. Mọi thắc mắc của các bạn, nếu có, sẽ được người viết giải đáp. LS. Trần Đình Bảo Quốc (Thành viên Đoàn Luật sư TP. HCM) — z: Ha le Minh i 3 inne osoby. ------------------------------------------ Giang Quynh Phan Khg hiểu hết 100% . Nhung cho em hoi: " hiên em dang co Passport Vietnam, thoi han đen cuối Nam 2018. Nhu vay nghĩa la em khg can dang ky giữ quốc tịch... Ma hiển nhiên có QTVN? Nho anh tra loi dum, Thanks anh Quoc Tran 7 godz. temu · Lubię to! Quoc Tran Pllc PP của em Giang Quynh Phan được cấp ở nước ngoài?Zobacz tłumaczenie 7 godz. temu · Lubię to! · 1 Giang Quynh Phan Nam 2008 em ve Việt Nam choi, nhan tien PP het han, nen em lam Lai tai Việt Nam (cục quan ly xuất nhập canh) 7 godz. temu · Lubię to! Quoc Tran Pllc Hiện nay các cơ quan nhà nước áp dụng Nghị định như trong bài viết đã nêu. Do đó, kiều bào như trường hợp của em không cần phải đăng ký giữ QTVN. PP của em không còn bao lâu sẽ hết hạn sử dụng. Vậy nên em đến cơ quan đại diện VN nơi thuận tiện để làm thủ tục cấp đổi PP nhé.Zobacz tłumaczenie 7 godz. temu · Lubię to! · 1 Hoang Anh Xuan Phan Hien e chi co qtvn thoi cung phai dang ky ha aZobacz tłumaczenie 7 godz. temu · Lubię to! Quoc Tran Pllc Em có giấy tờ gì nói tui nghe đã, Hoang Anh Xuan PhanZobacz tłumaczenie 7 godz. temu · Lubię to! Hoang Anh Xuan Phan Hien e chi co dinh cu o pl,nhung van la cong dan Việt Nam va su dung ho chieu Việt NamZobacz tłumaczenie 7 godz. temu · Lubię to! Quoc Tran Pllc Nếu HCVN của em còn trong hạn sử dụng thì không cần đăng ký. Nếu HCVN gần sắp hết hạn thì lo đi làm thủ tục cấp HC mới đi nhé.Zobacz tłumaczenie 7 godz. temu · Lubię to! Hoang Anh Xuan Phan Vay ạ,vay la chi ap dung voi nhung nguoi co quoc tich so tai ma van mang ca quoc tich Việt Nam,dung hong aZobacz tłumaczenie 7 godz. temu · Lubię to! Hoang Anh Xuan Phan E cam on ls rat rat nhieu...!Zobacz tłumaczenie 7 godz. temu · Lubię to! · 1 Quoc Tran Pllc Nói chính xác, quy định này áp dụng cho người chưa mất QTVN (dù nhập tịch NN hay chưa) em ạ.Zobacz tłumaczenie 7 godz. temu · Lubię to! Giang Quynh Phan Thanks anh Quốc . Nêu sau nay em co PPVN con hieu lực ... Dong nghĩa voi việc em co QTVN? 7 godz. temu · Edytowany · Lubię to! · 1 Quoc Tran Pllc Đúng rồi em. Ngoài PP ra, em còn có giấy tờ khác như khai sinh để chứng minh em có QTVN.Zobacz tłumaczenie 7 godz. temu · Lubię to! · 1 Giang Quynh Phan Many Thanks anh Quốc. Have a nice weekend 7 godz. temu · Lubię to! · 1 Quoc Tran Pllc Tuy vậy, PP là vật bất ly thân nhưng tính di động của nó rất cao đối với ai đi lại nhiều. Dễ xảy ra trường hợp mất mát, hư hỏng PP. Do đó cứ đăng ký giữ QTVN và dùng giấy xác nhận đã đăng ký tương tự như giấy khai sinh cho "chắc ăn". Nice weekend emGiang Quynh PhanZobacz tłumaczenie 7 godz. temu · Lubię to! · 1 Hoang Anh Xuan Phan Noi vay la tom lai nen dang ky se tot honZobacz tłumaczenie 7 godz. temu · Lubię to! Quoc Tran Pllc Nếu hiểu đúng theo luật thì mọi kiều bào chưa mất QTVN đều thuộc diện được đăng ký giữ QT. Đăng ký tất nhiên sẽ tốt hơn.Zobacz tłumaczenie 7 godz. temu · Lubię to! Hoang Anh Xuan Phan Dạ,e cam on LS nha,e se thu xep cho ca nha di dang ky luonZobacz tłumaczenie 7 godz. temu · Lubię to! · 1 Giang Quynh Phan Em van con Khai sanh, vay em Cung khong can dang ky giu QTVN luon, may qua! 6 godz. temu · Lubię to! · 1 Quoc Tran Pllc Khai sanh thì ai cũng có, cũng còn giữ. Nếu mất bản chính hay đã dùng hết bản sao thì làm thủ tục trích lục khai sanh tại CQ ĐDVN ở NN.Zobacz tłumaczenie 6 godz. temu · Lubię to! · 1 Giang Quynh Phan Thanks Anh Quốc 6 godz. temu · Lubię to! Quoc Tran Pllc Ừa ko có chi em Giang Quynh PhanZobacz tłumaczenie 6 godz. temu · Lubię to! 2014-04-19 17:48:19
  • Van Ha Van Ha Theo Luật sư Trần Đình Bảo Quốc (Đoàn Luật sư Tp Hồ Chí Minh) (Facebook: Quoc Tran Pllc) thì: Đối với riêng người Việt Nam định cư ở nước ngoài (gọi tắt là kiều bào), nếu chưa mất QTVN theo quy định của pháp luật về quốc tịch qua các thời kỳ trước ngày 1/7/2009 thì kiều bào được xác định là vẫn còn QTVN và "tạm thời" có QTVN thêm 5 năm nữa kể từ ngày 1/7/2009. Nếu không đăng ký giữ QTVN trong hạn định từ 1/7/2009 đến 1/7/2014, kiều bào sẽ mặc nhiên mất QTVN sau ngày 1/7/2014. Sau này, muốn có lại QTVN thì kiều bào phải làm thủ tục "xin" trở lại QTVN theo luật định. 2014-04-19 17:55:11
  • Lại Phải Đăng Ký Lại Phải Đăng Ký Thứ sáu, 24/10/2014 | 11:46 GMT+7 , [VnExpress.net] http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tu-van/quy-dinh-moi-ve-dang-ky-xac-dinh-quoc-tich-viet-nam-3097826.html Quy định mới về đăng ký xác định quốc tịch Việt Nam Người định cư ở nước ngoài nếu chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không còn giấy tờ chứng minh, nếu có nhu cầu đăng ký với cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài để được xác định. Hàng triệu kiều bào sẽ mất quốc tịch nếu không đăng ký Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam. Theo đó từ ngày 1/12, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày 1/7/2009 mà không có giấy tờ chứng minh, nếu có yêu cầu thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu. Trường hợp người yêu cầu xác định quốc tịch cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất. Theo Điều 13, khoản 2 Luật Quốc tịch sửa đổi (năm 2008) quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn có quốc tịch Việt Nam. Sau 5 năm từ khi Luật này có hiệu lực, kiều bào phải đến cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài để đăng ký giữ, nếu không sau ngày 1/7/2014 sẽ mất. Sau 5 năm thực thi Luật Quốc tịch, đại diện Bộ Ngoại giao cho hay hiện chỉ khoảng 6.000 kiều bào đăng ký trên tổng số 4,5 triệu người Việt ở nước ngoài. Đây được cho là con số rất nhỏ, vì thế Bộ báo cáo Chính phủ, kiến nghị nên có thời hạn mở cho các kiều bào gia hạn đăng ký. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) cũng đề xuất theo hướng này. Giữa tháng 4 vừa qua, Thủ tướng đồng ý gia hạn đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam với người định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam thêm 5 năm. Thời hạn 1/7 sẽ được lùi đến 1/7/2019. Xuân Hoa. [VnExpress.net, 24-10-2014] 2014-10-29 10:50:31

Bình luận

Bình luận qua Facebook