2019-03-13 22:48:08

Kỷ niệm 20 năm ngày Ba Lan gia nhập NATO (12/03/1999 - 12/03/2019) - Phần 2

Trải qua 5 vòng, Ba Lan đã thuyết phục người Mỹ ra sao để được gia nhập NATO (phần 2)


Tác giả: Nhà báo Bartosz Węglarczyk (báo Onet)

Thay đổi của ông Talbott

Tháng 1-1994 cuộc họp thượng đỉnh của NATO thông qua một tuyên bố chung chung về việc mở cửa cho các thành viên mới. Đúng như tuyên bố mà hai năm trước đây họ từ chối ông Havel.

Tháng 4-1994 ông Strobe Talbott hạ cánh ở sân bay Okęcie đầu óc nặng trĩu. Ông đã đọc các đoạn trích từ báo chí Ba Lan và kiều dân Ba lan trên máy bay - ở đâu cũng chỉ trích ông "chằm chằm trông vào Moskva". Quả vậy, vị thứ trưởng ngoại giao, người trước đó đã dịch hồi ký của ông Nikita Chruszczov và là nhà báo chuyên về các vấn đề Nga, đã nhìn vấn đề mở rộng Khối quân sự qua lăng kính quan hệ với Moskva.

Trong cuộc gặp với các chuyên gia về chính sách ngoại giao trong biệt thự của chính phủ ở phố Parkowa ở Vác-sa-va ông Talbott đã được nghe các lập luận về mở rộng và không đưa ra quan điểm của mình. Tại quầy bar của khách sạn Marriott trong hai tiếng ông đã thảo luận với ông thứ trưởng ngoại giao Jerzy Koźmiński. – Chúng tôi đã nói chuyện chủ yếu về Nga và NATO - ông Koźmiński hồi tưởng, từ gần 5 năm làm đại sứ Ba Lan ở Washington (hiện ông là giám đốc Quỹ Tự do Ba lan-Mỹ). – Ông ta đã để lại tôi một ấn tượng rất tốt.

Một năm sau, ở Mỹ ông Talbott đã mời đại sứ Ba Lan mới đến nhà mình ăn nhân dịp Lễ Tạ ơn. Việc này giống như ở Ba Lan ai đó mời người quen đến cùng gia đình dịp Lễ Giáng sinh vậy. - Talbott bắt đầu đánh giá chúng ta mỗi ngày một cao – một nhân viên cấp cao Bộ Ngoại giao nói. – Ông ta thích sự kiên trì bướng bỉnh đòi vào của chúng ta.

Talbott, hiện là một nhân vật rất có ảnh hưởng ở Washington (cho đến năm 2017 ông Talbott đã điều hành Brookings Institution, một trong các think-tank quan trọng nhất ở USA), sau đó đã thành người ủng hộ tích cực nhất việc Ba Lan vào NAT.

Ông Clinton buột miệng tuyên bố

Tháng 6-1994 bộ trưởng Olechowski đã có mặt trong cuộc gặp của các quốc gia NATO và các đối tác ở Stambul. Bài phát biểu của ông đã gây ấn tượng mạnh cho các nhà phân tích Mỹ. Ông là chính trị gia đầu tiên công khai gắn sự mở rộng NATO với các thành phần khác của hệ thống an ninh mới ở châu Âu. Từ lúc này có thể gỉai thích cho những người còn hoài nghi, chủ yếu ở Washington, là việc mở rộng khối NATO không phải chỉ làm để mà làm. Ngoại giao Ba Lan có thêm một loạt các lý lẽ đẹp và dễ hiểu cho việc này.

Vào tháng 9, ông Olechowski đã đăng một bài báo đồng thời ở Ba Lan, Nga và Ucrain về việc mở rộng NATO có nghĩa là tăng độ ổn định ở châu Âu, và việc nhận Ba Lan vào khối quân sự cũng làm châu Âu gần Nga. – Lối suy nghĩ lạc quan về Nga từ đó đã trở thành nhân tố quan trọng của việc Ba Lan xin vào NATO, việc này được cơ quan hành chính Mỹ tiếp nhận rất tốt - ông Koźmiński nhấn mạnh.

Một tháng sau đó Vác-sa-va đón ông Clinton. Talbott, người chịu trách nhiệm chuẩn bị chuyến thăm, lại lo ông Wałęsa sẽ gây ra bê bối nếu phê phán khách về việc mở rộng NATO kéo dài quá lâu như vậy. Các nhà phân tích của Nhà Trắng cũng lo ngại phản ứng của những người thân Nga ở trong nước (nếu tổng thống đi quá xa với những lời hứa) và phản ứng của kiều dân Ba Lan (nếu ông hứa ít quá).

Người Mỹ muốn xoa dịu dân Ba Lan bằng bản dự án chuẩn bị trên đầu gối có tên là sáng kiến Vác-sa-va – một chương trình cộng tác quân sự với các nước Trung Âu. Người Ba Lan đã phản ứng không có gì hứng thú cả. Họ mong đợi là ở Vác-sa-va sẽ có một lời tuyên bố rõ ràng.

Và lời tuyên bố đó đã được đưa ra – bất ngờ cho chính cả người Mỹ nữa. Tổng thống USA đầu tiên bất ngờ trước thiện cảm của đám đông dân cư ở Vác-sa-va. Còn khi trong cuộc họp báo, ông Wałęsa tung phủ ông bằng các đóa hồng – gọi vị khách là "nhà lãnh đạo của thế giới" và "người bạn của chúng ta" - Clinton hân hoan đã vượt ra ngoài khuôn khổ mà các cố vấn đã vạch ra cho ông trên chiếc Air Force One. – Vì bây giờ không còn câu hỏi "có hay không" nữa, vậy ta sẽ bắt đầu thảo luận với các đồng minh làm thế nào để tiến hành mở rộng NATO tốt nhất- ông đã tuyên bố trước hàng trăm nhà báo.

- Chân tôi khuỵu xuống ngay trước mặt – một nhà ngoại giao Mỹ đi cùng với ông Clinton thừa nhận.

- Lời nói của tổng thống USA từ nơi này đã trở thành cam đoan chính trị - đại sứ Koźmiński nói. – Ý nghĩa của câu nói ở đây có tác động đến cả hai phía, một sự bất tín trong con mắt người Mỹ rất khó lấy lại được.

Cứ bình tính, mọi thứ sẽ êm đẹp

Cũng vào năm 1994 đó, ông Richard Holbrooke vào làm ở Bộ Ngoại giao, ông cũng chính là người sau đó đề xuất việc bãi chức quân sự ở Lầu Năm góc, nếu họ không thích kế hoạch mở rộng NATO theo ý tổng thống. Song ông Daniel Fried đã được thăng lên cương vị người đứng đầu Vụ Châu Âu của Hội đồng An ninh Quốc gia và cố vấn đặc biệt của Tổng thống, Daniel Fried – có lẽ là người bạn lớn nhất của Ba Lan ở Nhà Trắng, hiện nay là đại sứ USA tại Vác-sa-va (ông Dan Fried nay đã về hưu. Chức vụ cuối của ông trong chính phủ là trợ lý tổng thống USA về vấn đề đóng cửa nhà tù ở Guantanamo).

Ở Bộ Ngoại giao Mỹ đã có một loạt các cuộc tranh luận mật trong một nhóm nhỏ người làm thế nào đưa các thành viên mới vào NATO. Trong các cuộc họp đó có các ông Holbrooke, Fried và thứ trưởng quốc phòng Joseph Kruzel, một nhân viên cấp cao duy nhất của Lầu Năm góc lúc đó ủng hộ việc mở rộng.

Vào mùa hè năm 1994 tôi đã thử khai thác từ ông Kruzel tuyên bố khi nào chúng ta sẽ vào NATO. Ông chỉ cười: " Cứ bình tính, mọi thứ sẽ êm đẹp". Sau đó ở Vác-sa-va ông cam đoan với các nhà báo "việc nhận Ba Lan vào NATO chắc chắn mọi người có mặt trong phòng này sẽ được nhìn thấy". Mười tháng sau, ông Kruzel đã chết trong tai nạn ô tô ở gần Sarajew cùng với hai nhà ngoại giao khác và một lính Pháp.

Mùa thu năm 1994 ông Kruzel đã cân nhắc việc mở rộng NATO sẽ tiến hành ra sao. – Để ra một quyết định quan trọng như vậy cần có hội nghị thượng đỉnh của những người đứng đầu các quốc gia NATO – ông nghĩ. – Hay là dịp kỷ niệm 50 năm thành lập NATO vào 1999...?

Không có Nga thì khỏi làm gì hết

Vào 1995 đã rõ là không có thỏa thuận của Nga thì Mỹ không tiến hành mở rộng khối NATO. Fried và Talbott đã không chính thức nhấn mạnh là Washington cần để ông Jelcyn thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 6-1996 và đến lúc đó sẽ không làm gì ảnh hưởng đến ông ta.

Tháng 1-1995 thứ trưởng Ngoại giao Nga, ông Gieorgij Mamiedow đã gửi cho ông Talbott tín hiệu là Moskva sẵn sàng thảo luận về đề nghị của Mỹ thỏa thuận chiến lược với NATO. Người Nga không biết phải làm gì với các tin đồn từ Washington về kế hoạch mở rộng nên thử đặt ra nhiều khả năng. Các cuộc trao đổi của ông Mamiedow với Talbott vào tháng 2-1995 diễn ra êm thấm. Bộ Ngoại giao Ba Lan bắt đầu lo là thỏa thuận chiến lược giữa Nga-NATO sẽ xong trước vấn đề mở rộng NATO. Rất may là lại ông Borys Nikołajewicz giúp chúng ta.

Cuộc họp ấy ở Bộ Ngoại giao Nga cả những người nhiều tuổi cũng không nhớ. Jelcyn, chắc bị các tướng lĩnh phàn nàn, đã đập tay vào bàn và quát những nhà ngoại giao đã bán đứng quyền lợi của nước Nga. Ông Mamiedow ngay lập tức mất quyền thương lượng với người Mỹ. – Chúng tôi thở phào vì bây giwof đã rõ chúng ta có thể giải quyết xong vụ gia nhập trước khi Nga có thỏa thuận với Mỹ - một nha f ngoại giao cấp cao của Ba Lan.

Không lâu sau đó ông Talbott đã đánh dấu việc mình chuyển sang nhóm ủng hợ mở rộng bằng bài báo đăng trên tạp chí danh giá "New York Review of Books". Người Nga đã thấy họ mất một người ủng hộ trung thành nhất của mình ở Washington.

Năm phút của cha Jankowski

- Tôi không biết điều gì đã xảy ra, họ cắt đi một cách đặc biệt, hay không muốn thế... – một người thuộc bên ngoại giao lắc đầu khi nói chuyện với chúng tôi. Ấy là mấy câu về đề tài Holocaust, do ai đó trích ra từ bài nói của ông Lech Wałęsa ở Krakow nhân 50 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz. Mà buổi lễ ấy phải là bằng chứng của việc ba Lan tưởng nhớ các nạn nhân Holocaust. – Chúng tôi đã nhận được các báo động nghiêm trọng là phải lập tức sửa mối quan hệ giữa Ba Lan và người Do Thái – một nhân viên ngoại giao Ba Lan cấp cao nói.

Vào tháng 4-1995 tám nghị viên Mỹ đã gửi thư cho ông Clinton đòi gắn việc mở rộng NATO với việc giải quyết tài sản của các nạn nhân Holocaustu ở Ba Lan và các nước xin gia nhập khác. Các ông Brzeziński và Nowak-Jeziorański đã thử thăm dò trong khối hành chính xem họ coi trọng việc người Do Thái đòi lại tài sản ra sao. Và chính khi đó ngày chủ nhật tháng sáu ấy đến - hôm có bài thuyết giảng nổi tiếng của cha Henryk Jankowski ở nhà thờ Thánh Brygida tại Gdańsk.

Cha xứ với sự có mặt của tổng thống Wałęsa đã liên hệ chữ thập ngoặc của phát xít với ngôi sao năm cánh Do thái Dawid. Bão nổ ra ở USA. Đại sứ quán nhận hàng chục cú điện thoại và thư phản đối, từ New Jork đoàn đại biểu Ủy ban Người Do thái ở Mỹ đã đến dự một cuộc họp bí mật với đại sứ.

Mỗi ngày im lặng của Wałęsa (người đã giải thích là không nghe thấy lời giảng) càm làm tăng đòi hỏi của các tổ chức Do Thái. Mười hôm sau đó tổng thống đã đưa ra bản tuyên bố do các ông Władysław Bartoszewski và Bronisław Geremek chuẩn bị, trong đó ông phản đối việc bài Do Thái nhưng không nêu tên cha Jankowski. – Nếu việc này ông Wałęsa tuyên bố sau một hay hai ngày sau đó thì vụ việc đã chấm dứt - một nhà ngoại giao Ba Lan chuyên về dập các bê bối nói. – Còn sau 9 ngày thì quá thể với người Mỹ.

Vài tuần sau bài giảng tai hại kia Wałęsa đến thăm San Francisco, nơi ông là một tổng thống cùng với Clinton dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên hiệp quốc. Ngoại giao Ba Lan khi đó trải qua một trong các thời điểm bi kịch nhất trong mối quan hệ với USA sau 1989. Ngay trước khi Wałęsa ra bản tuyên bố phê phán nạn bài Do Thái, các cố vấn của ông Clinton đã khuyên ông ta không tiếp Wałęsa. – Còn việc coi thường Wałęsa bởi Clinton sẽ như một cái tát - một người ở Bộ Ngoại giao Ba Lan nói với chúng tôi.

Sau các cuộc nói chuyện do ông Frieda tiến hành từ máy bay Air Force One với đại sứ Ba Lan thì cuối cùng cũng có cuộc gặp gỡ trong nửa tiếng. Cuối cuộc gặp ông Clinton lễ phép cám ơn Wałęsa về bản tuyên bố, nghe thế ông này nói bài giảng ông không nghe, mà nếu phải bình luận "mọi thứ huyên thuyên thế", thì cả đời chẳng làm gì, chỉ ngồi viết các bản tuyên bố. (cha Henryk Jankowski mất năm 2010)

Ngoại giao bóng đá

Lúc đó Bộ Ngoại giao Ba Lan hiểu là có thể ảnh hưởng đến các quyết định của Nhà Trắng không chỉ bằng cách gửi thư và các bữa ăn trưa với đại sứ Mỹ ở Vác-sa-va. Đại sứ quán Ba Lan ở Washington đã tìm ra các cách mới, hiệu quả và rẻ.

Khả năng đá bóng của ông Mariusz Handzlik, người được ông đại sứ Koźmiński đặc biệt kéo đến Washington để sử dụng, ông này là cựu cố vấn về vấn đề ngoại giao của thủ tướng Hanna Suchocka. Trong thời gian này ở sứ quán đã hình thành bản đồ gây ảnh hưởng: với Pentagon, Bộ Ngoại giao và Đại học Quân sự, tức các nơi liên quan đến NATO.

Một nhà ngoại giao hồi tưởng: - Chúng tôi đã biết là những người của Lầu Năm góc là các nhà phân tích trẻ không có lối giữ miếng, thứ điển hình của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Thêm nữa là trước đó chả có ai quan tâm đến họ cả.

Handzlik đã tổ chức một đội bóng, bắt đầu chơi với họ và cùng đi uống bia. Đầu năm 1995 các nhà phân tích quân sự có một ý định là để việc mở rộng NATO gắn với việc mở rộng Liên minh Châu Âu. – Ông Handzlik, mà bạn bè ở Pentagon có biệt danh là "Con ong", đã đánh bật ý định này trong đầu họ ra - người nói chuyện với chúng tôi khẳng định như vậy. – Cách làm đó rồi sao cũng đổ, nhưng nhờ cách làm dùng bóng đá của ông Handzlik nó đã xảy ra sớm hơn. (ông Mariusz Handzlik trong gần chục năm sau đã là cố vấn về vấn đề ngoại giao cho tổng thống Lech Kaczyński. Ông đã mất trong tai nạn ở Smoleńsk).

Việc chuyển pha bị vụ Oleksy chặt đứt

Mùa thu 1995 Fried và Koźmiński đã xem xét xem sẽ phải làm gì. Và họ nghĩ ra lối "chuyển pha". Nó dựa trên lối chuyển nhẹ nhàng từ pha nghiên cứu về mở rộng sang pha đối thoại ban đầu với các ứng viên. Các cuộc nói chuyện này im lặng chuyển sang cuộc thương lượng của các ứng viên mà sau cuộc bầu cử ở Nga vào tháng 6-1996 sẽ cũng chuyển thành cuộc gặp thường xuyên giữa các ứng cử viên tốt nhất một cách nhẹ nhàng và sẽ kết thúc vào giữa năm 1997.

Tháng 1-1996 Fried phải trình bày cho ông Clinton bản bị vong lục (memorandum) mật, mô tả kế hoạch hoạt động như vậy. Nhưng đến giữa tháng 12, khi bản kế hoạch đã sẵn sàng thì từ Vác-sa-va có một tin khủng khiếp đến – thủ tướng Ba Lan sẽ bị buộc tội gián điệp.

- Chúng tôi không sợ việc ông Józef Oleksycó thực sự là gián điệp hay không – vị đại sứ Mỹ ở Ba lan lúc đó, ông Nicholas Rey nói, ông này giờ có hãng cố vấn ở Washington (Nicholas Rey mất năm 2009) – nhưng chỉ lo về việc các cơ quan dân chủ như công tố và tòa án sẽ hành động ra sao thôi. Zbigniew Brzeziński đã kêu gọi tổng thống thắng cử, ông Aleksander Kwaśniewski "không cho phép che dấu vụ việc bất kể nó đi đến đâu".

Vị cựu đại sứ tất nhiên đã không nói về việc CIA lúc đó cho ông Józef Oleksy có tội hay vô tội (cựu thủ tướng đã mất năm 2015). Nhưng những người Mỹ đối thoại với tôi đều nhất trí: đóng vụ việc theo các quy định của một quốc gia dân chủ. – Hôm nay vụ việc này tôi hay nói trong các cuộc chuyện gẫu về Ba Lan như một trong các ví dụ về sự chín chắn của hệ thống chính trị của nước ông - ông Rey nói.

QV (hết phần 2, theo https://wiadomosci.onet.pl/swiat/polska-w-nato-20-rocznica-czlonkostwa-jak-przekonalismy-amerykanow/k88wmyw)

Sửa lần cuối 2019-03-13 21:49:38

Bình luận

Bình luận qua Facebook