2015-05-21 07:50:57

Giáo dục tại Ba Lan - Phần thứ hai: Hệ thống đại học thuộc Bộ Khoa học và Đại học

Ảnh: SV trường ĐH Tổng hợp Vac-sa-va (UW)

Nguyễn Quỳnh Giao (Tổng hợp)

Khuyến học tại Ba Lan thể hiện rõ qua đào tạo đại học, đặc biệt đối với sinh viên và nghiên cứu sinh, về đời sống ăn ở, bảo hiểm sức khoẻ, đi lại, học tập nghiên cứu và giao lưu quốc tế.

Phần thứ hai

HỆ THỐNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ KHOA HỌC VÀ ĐẠI HỌC

Ở Ba Lan tiếp nhận vào đại học theo phương thức tuyển sinh, ở cấp độ nhà trường, dựa trên kết quả thi đỗ kỳ thi tốt nghiệp trường trung học phổ thông, đã được xác nhận trong chứng chỉ trưởng thành.

Đào tạo Đại học ở Ba Lan thực hiện theo Mô hình Bologna của Khu vực Đại học Âu châu, chia đại học thành hai bậc cùng với bậc 3 là nghiên cứu sinh. Sau khi tốt nghiệp bậc 1, muốn học tiếp bậc 2, hoặc sau khi tốt nghiệp bậc 2, muốn nghiên cứu tiếp ở bậc 3, đểu phải qua tuyển chọn. Tuy nhiên, còn có đại học thạc sỹ liên bậc, bắt buộc đối với đào tạo một số ngành khoa học đặc trưng, như: y, thú y, dược, luật, nghệ thuật,...Trong suốt thời gian đào tạo liên bậc, không có tuyển giữa chừng. Hệ thống đào tạo đại học bao gồm:

- Đại học bậc 1 – 3 năm, tốt nghiệp với bằng cử nhân hoặc kỹ sư,

- Đại học bậc 2 – 2 năm, tốt nghiệp với bằng thạc sỹ,

- Đại học bậc 3 – nghiên cứu sinh – 4 năm, tốt nghiệp với bằng tiến sỹ,

- Đại học thạc sỹ liên bậc – 5 đến 6 năm, tốt nghiệp với bằng thạc sỹ.

Đại học được đào tạo theo hai hình thức chính quy và không chính quy (được ghi nhận trong bằng tốt nghiệp). Hội đồng Giáo sư trường quyết định phương thức tuyển sinh cho trường mình. Căn cứ vào giới hạn số chỗ được tuyển, người ta đưa ra cách thức tuyển, thường dưới dạng công thức tính điểm xếp hạng, trong đó điểm của các môn thi trưởng thành được lấy làm số hạng, còn các hệ số của chúng, do các chuyên gia tuyển sinh định đoạt và công bố công khai. Biết rằng, trong công thức đã nêu, tổng số các hê số bằng 1. Người trúng tuyển, do vị trí được xếp trong bảng thứ hạng, quyết định.

Thí dụ, khoa Khoa hoc Kinh tế, Đại hoc Vác-sa-va tuyển sinh vào hệ chính quy, cho năm học 2010/2011, với giới hạn số chỗ là 180 chỗ, theo công thức: PR = 0,05 POL + 0,1 MAT _ P + 0,70 MAT_R + 0,15 JEZ, trong đó PR – là số điểm xếp hạng, POL – kết quả thi viết môn tiếng Ba Lan trong kỳ thi trưởng thành, MAT_P – kết quả thi viết môn toán ở mức cơ bản, MAT_R – kết quả thi viết môn toán ở mức mở rộng, còn JEZ – kết quả thi viết môn ngoại ngữ ở mức cơ bản.

Đại học chính quy studia stacjonarne, trước kia gọi là hệ ban ngày, có các buổi học diễn ra suốt tuần, từ thứ hai đến thứ sáu, vào ban ngày, là dạng đào tạo đại học, trong đó có ít nhất nửa chương trình đào tạo được thực hiện theo kiểu có sự tham gia trực tiếp của giảng viên và sinh viên trong các buổi học. Trong các trường đại học công lập, đây là hệ đào tạo miễn phí.

Còn đại hoc không chính quy studia niestacjonarne, có thu học phí, tồn tại dưới hai hình thức: buổi chiều và tại chức. Trong đai học buổi chiều, các buổi học được tổ chức từ thứ hai đến thứ sáu, vào các giờ từ chiều đến tối. Còn trong đại học tại chức, các buổi học thường được bố trí theo đợt, kéo dài từ thứ sáu đến chủ nhật.

Trong một số trường đại học, những sinh viên thuộc hệ chính quy, không được xếp hạng trong hoc kỳ thứ nhất, sẽ bị loại, để nhường chỗ cho những SV tốt nhất, từ hệ không chính quy, được đề nghị thay thế.

Một số chế độ chính sách hoạt động khuyến học

Bảo hiểm sức khỏe trên tinh thần của đạo luật về sức khỏe, trẻ em được bảo hiểm sức khỏe như là thành viên gia đình đến hết 18 tuổi, nếu tiếp tục được đào tạo, thì đến hết 26 tuổi. Nếu không thuộc diện người khuyết tật, mà vẫn tiếp tục học ở đại học sau 26 tuổi, thì bảo hiểm sức khỏe trong thời gian học, do trường đại học đảm nhận, qua sự trình báo của sinh viên.

Tín dụng sinh viên – Đây là dạng hỗ trợ vật chất ngoài phạm vi trường đại học, cho vay tiền với lãi suất thấp đối với sinh viên và nghiên cứu sinh, bắt đầu khoa học trước khi kết thúc 25 tuổi đời.

Tiền vay được có thể được sử dụng theo mục đích tùy ý. Tuy nhiên, các điều kiện cần thỏa mãn là, điều khoản cho vay chỉ liên quan đến những người có thu nhập bình quân trong gia đình không quá 2300 zł. Chỉ cho vay trong thời gian học đại học – 3 năm, mỗi năm học – 10 tháng, mỗi tháng 600 zł; điều kiện nhận được khoản vay hàng tháng tiếp theo là việc học còn tiếp tục. Việc trả nợ bắt đầu 2 năm sau khi kết thúc học đại học. Lãi suất chỉ bằng nửa mức hối phiếu của Ngân hàng Quốc gia Ba Lan (hiện nay khoảng 2,75%).

Học bổng xã hội – Sinh viên, ngay từ năm thứ nhất, không phân biệt thuộc hệ chính quy hay không chính quy, nằm trong hoàn cảnh vật chất khó khăn, có thu nhập bình quân hàng tháng, theo đầu người trong gia đình, sau khi đã trừ các khoản chi phí bắt buộc – netto, không vượt quá ngưỡng thu nhập bắt buộc (trong năm học 2014/2015, ngưỡng này là 800 zł), có thể chạy xin học bổng xã hội.

Học bổng khoa học – Sinh viên năm thứ hai bậc 1, hoặc năm thứ nhất bậc 2 có thể nhận được học bổng khoa học, từ Hiệu trưởng Trường đại học, dành cho những SV tốt nhất. Học bổng này được công nhận cho 1 năm học và được trao qua 10 tháng. Các nghiên cứu sinh cũng có thể nhận được học bổng từ Bộ trưởng về những thành tích nghiên cứu xuất sắc hoặc là NCS tốt nhất. Ngoài ra, còn có học bổng của các đơn vị tự quản toàn quốc, td các quận huyên hay các tỉnh.

Erasmus – Đây là chương trình giáo dục đại học, do Ủy ban Châu Âu khởi động từ 15 tháng sáu 1987. Chương trình có mục đích tài trợ, đưa sinh viên ra nước ngoài học ở nước châu Âu khác, qua thời gian đến 1 năm và hỗ trợ việc hợp tác châu Âu của các trường đại học, từ tất cả các nước thành viên EU, EOG và các nước ứng cử viên, qua dự thảo chung các chương trình giảng dạy, cũng như trao đổi cán bộ đại học. Tên gọi của chương trình nhằm vinh danh Erazma từ Rot-tec-đam – Nhà triết học Hà Lan, Nhà sư phạm, một trong những Nhà nhân đạo học phục hưng hàng đầu, sống vào khoảng nửa cuối tk 15 và nửa đầu tk 16.

Nhà nước tài trợ du học – Hàng năm sẽ có 100 sinh viên được du học ở nước ngoài, trong 15 trường đại học, được xếp thứ hạng hàng đầu thế giới về tổng thể hoặc về từng lĩnh vực khoa học. Khả năng tài trợ cho những SV nổi tiếng học ĐH ở những trường nổi tiếng, đã được dự kiến, trong năm 2016 là 18,5 triệu zł, còn đến năm 2025, dự kiến chi cho chương trình 336 triệu zł.

Chương trình sẽ được khởi động từ năm 2016, sao cho, bắt đầu từ năm học 2016/2017, các sinh viên đã kết thúc năm thứ 3 đại học thạc sỹ liên bậc và những SV đã tốt nghiệp ĐH bậc 1 với kết quả xuất sắc nhất có thể lợi dụng. Các SV được học bổng sẽ nhận được tiền để chi trả học phí, ăn, ở, đi lại và bảo hiểm. Tuy nhiên, một trong những điều kiện để nhận kinh phí là giấy tờ chính thức, xác nhận việc tiếp nhận đến trường ĐH nước ngoài.

Những người tham gia chương trình sẽ được miễn hoàn trả khoản tài trợ, đã dành cho họ, trong hai trường hợp: Trong vòng 10 năm, kể từ khi sinh viên tốt nghiệp ĐH ở nước ngoài,  phải nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm sức khỏe qua 5 năm; hoặc phải kết thúc nghiên cứu sinh tại Ba Lan.

(Còn nữa)

Sửa lần cuối 2015-06-09 16:24:11

Bình luận

Bình luận qua Facebook