2015-08-10 13:30:45

Giáo dục tại Ba Lan – Phần thứ tư: Giáo dục và đào taọ đối với người nước ngoài

Ảnh: Trường PTCS và PTTH mang tên Stefana Batorego, Warszawa

Nguyễn quỳnh Giao Tổng hợpNgười nước ngoài, đang cư trú trên lãnh thổ Ba Lan, bất kể theo quy chế luật nào, cũng có thể lợi dụng cho con cái của mình chế độ giáo dục miễn phí tại Ba Lan. Ở đây các bậc cha mẹ có thể yên tâm đối với việc chăm sóc dạy dỗ học sinh của các thầy cô giáo, cùng với đội ngũ những người lao động phục vụ trong nhà trường Ba Lan, và cơ sở vật chất khá đầy đủ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên Đất nước này.

1. Ở Ba Lan, người nước ngoài có thể lợi dụng việc học tập và sự bảo trợ trong tất cả các nhóm trường công lập, kể cả mẫu giáo, cho đến lúc tròn 18 tuổi, hoặc cho đến lúc kết thúc trường trên trung học trong những điều kiện như đối với công dân Ba Lan.

Trái lại, đối với việc học tập trong các các trường công lập dành cho người lớn, các trường sau THPT công lập, các trường nghệ thuật công lập, các trạm giáo dục công lập, các cơ sở công lập đào tạo giáo viên và các trường cán bộ phục vụ xã hội, và đào tạo liên tiếp trong dang các lớp huấn luyện nghề nghiệp có trình độ, thì những điều kiện như đối với công dân Ba Lan, chỉ dành cho những người nước ngoài, nằm trong các diện quy định.

Có thể kể ra một vài diện có liên quan. Đó là những người có giấy phép định cư, hay giấy phép thường trú dài hạn EU (5 năm), hoặc những người có giấy phép tạm cư liên quan đến hoàn cảnh, như đã nêu trong Đạo luật về Người nước ngoài từ ngày 12 tháng 12 năm 2013, để làm việc trong nghề nghiệp đòi hỏi tay nghề cao (Đ127), hoặc trong mục đích đoàn tụ gia đình (Đ159 kh’1), hay do những hoàn cảnh khác (Đ186):

Chẳng hạn như, có giấy phép thường trú dài hạn EU, do các nước thành viên khác của EU cấp và a) có ý định thực hiện công việc, hoặc dẫn hoạt đông kinh tế trên lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan, trên cơ sở các quy định bắt buộc trong lĩnh vực này trên lãnh thổ đó, hoặc b) có ý định đảm nhiệm việc học đại học hoăc huấn luyện nghề nghiệp, hoặc c) chứng tỏ được rằng, xuất hiện những hoàn cảnh khác biện minh cho việc cư trú của người đó trên lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan (Đ186 kh’1 đ’3), hoặc là thành viên gia đình của người nước ngoài vừa nêu, đã cùng lưu trú với người người nước ngoài này trên lãnh thổ của nước thành viên khác của EU và đồng hành với người đó hoặc muốn đoàn tụ với người đó (Đ186 kh’1 đ’4).

Cũng theo Bô luật này, (Đ159), liên quan đến giấy phép tạm cư, cấp cho thành viên gia đình người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan, trong mục đích đoàn tụ gia đình, cần biết rằng, người được coi là thành viên gia đình của người nước ngoài là: 1) người còn đang cùng với người nước ngoài nằm trong quan hệ vợ chồng được pháp luật Cộng hòa Ba Lan công nhận; 2) con nhỏ của người nước ngoài và người còn đang cùng người nước ngoài này nằm trong quan hệ vợ chồng được pháp luật Cộng hòa Ba Lan công nhận, kể cả con nuôi; 3) con nhỏ của người nước ngoài, kể cả con nuôi, còn đang nằm trong sự nuôi dưỡng, mà người nước ngoài này thực tế đang nắm quyền làm cha mẹ đối với sự nuôi dưỡng đó; 4) con nhỏ của người, như nói ở đ’1), kể cả con nuôi, đang nằm trong sự nuôi dưỡng, mà người này thực tế đang nắm quyền làm cha mẹ đối với sự nuôi dưỡng đó.

Thêm nữa, có thể lợi dụng việc học tập trong những điều kiện như công dân Ba Lan là những người nước ngoài đang nhận học bổng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục quốc dân, của Cơ quan phụ trách nhà trường, hoặc của Giám đốc Nhà trường.

Nếu không thuộc các diện đã được quy định, khi học trong các trường như đã nêu trên, người nước ngoài phải trả tiền.

Từ 01.05.2014 mức học phí và phương pháp nộp tiền, có chú ý đến các chi phí đào tạo và khả năng miễn giảm toàn bộ hoặc một phần từ học phí này, do cơ quan phụ trách nhà trường xác định.

Cụ thể, học trong các trường sau THPT công lập, các trường trên TH dành cho người lớn, các cơ sở đào tạo giáo viên, phải trả tiền tương đương 1500 euro/năm học. Trong các trường nghệ thuật tạo hình và âm nhạc – 3000 euro, còn trong các trường vũ ba-lê, các trường nghệ thuật xiếc, trong các trường sau THPT và sau thi trưởng thành, các trường về thư viện và văn hóa múa rối hoạt hình – 4500 euro. Năm học thứ nhất phải trả thêm 200 euro. Nếu thời gian học theo kế hoạch ngắn hơn năm học, thì tiền trả tỷ lệ với thời gian học.

2. Luân lý học và tôn giáo trong nhà trường Ba Lan – Ở Ba Lan, việc học tôn giáo hoặc luân lý học được tổ chức trong nhà trường theo nguyện vọng của các bậc cha mẹ học sinh, hoặc của những học sinh trưởng thành, theo nguyên tắc biểu thị nguyện vọng trong dạng viết (nguyên tắc này trở thành bắt buộc từ ngày 1 tháng 9 năm 2014).

Như vậy, tôn giáo và luân lý học (đạo đức học) không phải là những môn học bắt buộc đối với học sinh. Việc tham gia vào các môn học này là tự nguyện. Tuy nhiên, sau khi nộp bản tuyên bố, biểu thị nguyện vọng muốn học những môn này, thì việc tham gia vào các giờ học đã chọn trở thành bắt buộc đối với học sinh.

Học sinh có thể tham dự các giờ học tôn giáo, luân lý học, cả hai môn, hoặc cũng có thể không chọn môn nào. Tòa án Hiến pháp, trong phán quyết từ ngày 20 tháng tư 1993 và trong bản án từ ngày 2 tháng 12 năm 2009 đã lưu ý đến khả năng học sinh chọn cả hai môn.

Điểm đánh giá về tôn giáo và luân lý học được ghi vào chứng chỉ nhà trường, trực tiếp sau diểm đánh giá phẩm cách. Điểm này được tính vào điểm trung bình của học sinh, song không gây ảnh hưởng đối với việc xét lên lớp. Không cần phải đưa thêm các thông tin phụ, giải thích đó là điểm đánh giá về tôn giáo hay là về luân lý học.

Nếu học sinh không tham dự vào các giờ học, cả về tôn giáo, lẫn luân lý học, thì trong giờ học các môn này Nhà trường có nghĩa vụ tổ chức các bài giảng khác, mà trong thực tế, thường do phòng văn hóa trường (świetlica) đảm đương. Còn chứng chỉ nhà trường, tại chỗ được dành cho việc ghi kết quả đánh giá các môn học này, cần phải đặt dấu gạch ngang (religia/etyka -------), không cần ghi chú gì thêm.

Song nếu học sinh đã tuyên bố tham gia vào các giờ học của cả hai môn, thì trong chứng chỉ nhà trường, nên ghi điểm đánh giá nào có lợi hơn cho hs.

3. Thuộc hệ thống đào tạo đại học, đối với công dân Ba Lan, việc học trong các trường đại học công lập, còn được gọi là đại học quốc gia hay đại học nhà nước, theo hệ chính quy, đều là miễn phí, còn trong các trường đại học tư thục, cũng như theo hệ không chính quy của các trường ĐH công lập, đều phải trả tiền theo mức do nhà trường quy định.

Người nước ngoài, thuộc các diện quy định trên đây, đều có thể đảm đương việc học đại học trên cùng những nguyên tắc, như đối với công dân Ba Lan.

Tuy nhiên, theo học đại học công lập, hệ chính quy cũng phải trả tiền cho các dịch vụ đào tạo, trong đó có trường hợp, được coi như không hoàn thành nhiệm vụ học tập, chẳng hạn như: phải học lại bài giảng, vì lý do không được được xếp hạng, trong tất cả các dạng, như học lại môn học, học lại giai đoạn, học lại học kỳ, hoặc học lại năm học.

Thí dụ, ở Khoa Khoa học Kinh tế thuộc Trường Đại học Tổng hợp Vác-sa-va (Uniwersytet Warszawski), trong năm học 2015/2016, mức phí phải nộp cho việc học lại các bài giảng môn học, đối với đại học bậc I và II, trong tất cả các ngành và các chuyên môn đào tạo được tính bằng: 85 PLN/1điểm ECTS nhân với số điểm ECTS đã được tính cho môn học phải học lại.

4. ECTS – Hệ tích góp và chuyển đổi tín chỉ Châu Âu – European Credit Transfer and Accumulation System. Hệ này dựa trên khái niệm điểm ECTS. Đó là số đo sự hao tổn trung bình về lao động của người học, cần thiết để nhận được hiệu quả đã được giả định về đào tạo. Mỗi môn học, mà sinh viên tham gia trong thời gian học đại học, có số điểm ECTS đã được ghi nhận từ trước.

Ở Châu Âu, người ta quy chuẩn khối lượng học tập của sinh viên, cho một năm đại hoc, tương đương với 1500 – 1800 giờ học, thành 60 tín chỉ ECTS (ECTS-credit), và dùng nó để chuyển đổi trên khắp Liên minh.

Còn ở Ba Lan, ít nói đến tín chỉ ECTS, mà thường chuyển đổi trực tiếp qua điểm ECTS. Ở đây, 1 điểm ECTS tương ứng với hao tổn lao động bằng 25-30 tiết giảng (45 phút). Để được xếp hạng đại học bậc I, cần tích góp được từ 180 đến 210 điểm, còn đối với bậc II, giá trị này tính ra là từ 90 đến 120 điểm ECTS – 60 điểm cho mỗi một, trong hai năm học. Các điểm ECTS có thể được ghi nhận cho sinh viên, duy chỉ sau khi kiểm tra xem, có đạt được hiệu quả hay không.

Để giành được tấm bằng tốt nghiệp đại học bậc I, sinh viên cần phải có được ít nhất là 180 điểm ECTS, đại học bậc II – ít nhất là 90 điểm, còn đại học liền bậc hệ 5 năm – ít nhất là 300 điểm, hệ 6 năm là 360 điểm.

5. Thứ hạng các trường đại học tại Ba Lan – Trên khắp Ba Lan, trong năm học 2012/2013 có 453 trường đại học hoạt động. Trong đó có 19 trường đại học tổng hợp (uniwersytet), 25 trường đại học kỹ thuật (politechnika), 7 trường đại học nông nghiệp, 76 trường đại học kinh tế, 17 trường đại học sư phạm, 9 trường đại học y khoa, 2 trường đại học hàng hải, 6 viện hàn lâm thể thao, 23 trường đại học nghệ thuật, 15 trường đại học thần học, 7 trường đại học quốc phòng và nội vụ, và khoảng 321

trường đại học tư thục.

Trong bảng xếp thứ hạng 2015, được tiến hành bởi Tạp chí Giáo dục Tuổi trẻ Perspektywy, có uy tín tại Ba Lan, đối với các trường đại học công lập, có khả năng cấp học vị tiến sỹ, đứng đầu bảng gồm:

1. Trường Đại học Tổng hợp Ja-giel-lon-ski – UJ (Kra-kov), 2. Trường Đại học Tổng hợp Vac-sa-va – UW, được xếp thứ nhất cùng Uniwersytet Jagielloński, 3. Trường Đại học Tổng hợp mang tên A-đam Mis-kie-vich ở Po-zơ-nanh, 4. Trường Đại học Bách khoa Vác-sa-va, 5. Trường Đại học Bách khoa Vro-slav, 6. Học viên Mỏ-Luyện kim mang tên Sta-ni-sla-va Sta-si-xa ở Kra-kov – AGH,

7. Trường Đại học Tổng hợp Vro-slav, Trường Đại học Y khoa Vác-sa-va, 9. Trường Đại học Tổng hợp Mi-ko-lai Ko-pec-nik ở To-run, 10. Trường Đại học Y khoa Gờ-đanh, 11. Trường Đại học Bách khoa Lodz, 12. Trường Thương nghiệp Trung ương tại Vác-sa-va, 13. Trường Đại học Y khoa mang tên Ka-rol Mac-xin-kov-ski tại Po-zơ-nanh, 14. Trường Đại học Bách khoa Po-zơ-nanh, 15. Trường Đại học Y khoa mang tên Pa-stov Slông-skich ở Vro-slav.

(1. Uniwersytet Jagielloński, 2. Uniwersytet Warszawski – được xếp thứ nhất cùng Uniwersytet Jagielloński, 3. Uniwersytet im. Adama Mickiewicza w Poznaniu, 4. Politechnika Warszawska, 5. Politechnika Wrocławska, 6. Akademia Górniczo-Hutnicza im. Stanisława Staszica w Krakowie, 7. Uniwersytet Wrocławski, 8. Warszawski Uniwersytet Medyczny, 9. Uniwersytet Mikołaja Kopernika w Toruniu, 10. Gdański Uniwersytet Medyczny, 11. Politechnika Łódzka, 12. Szkoła Główna Handlowa w Warszawie, 13. Uniwersytet Medyczny im. Karola Marcinkowskiego w Poznaniu, 14. Politechnika Poznańska, 15. Uniwersytet Medyczny im. Piastów Śląskich we Wrocławiu).

Đáng mừng là nhiều người Việt đã từng và đang được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng này.


Nguồn Internet:

  • Ministerstwo Edukacji Narodowej – Informacja o kształceniu cudzoziemców w polskim systemie oświaty, Informacja w sprawie zasad organizowania nauki religii i etyki w...

  • Migrant Info.pl – Informacje ważne dla cudzoziemców

  • European Credit Transfer and Accumulation System – the free encyclopedia

  • Regulaminu Studiów na Uniwersytecie Warszawskim

  • Ustawa z dnia 12 grudnia 2013 r. o cudzoziemcach

    Quê Việt:  Tác giả Nguyễn Quỳnh Giao - Tiến sỹ KHKT từ Đại học Bách khoa Vác-sa-va, là Nhà giáo - Nguyên là giảng viên chính - Trưởng Bộ môn Cơ học lý thuyết, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội.

Sửa lần cuối 2015-08-12 06:39:41

Bình luận

Bình luận qua Facebook