2017-07-15 14:11:27

Đi đường cao tốc, hầm và cầu – giá bao nhiêu ở châu Âu?


Cách trả tiền và giá khác nhau: trả bằng tem dán vào kính xe (winiet), trả qua cổng chắn, trả qua thu tiền điện tử..., nhưng có điểm chung là khi đi đường cao tốc, qua hầm hay cầu ở nhiều nước châu Âu ta phải trả tiền. Vì vậy trước khi khởi hành, ta hãy xem ta phải trả ở đâu và trả bao nhiêu tiền.

Nước Đức hiện cho xe ô tô các nước khác đi xa lộ của mình miễn phí. Nhưng trên các đường ta đi nghỉ hè, lên phía Bắc lạnh hay xuống phía Nam ấm áp, ta rất hay phải trả tiền.

Muốn đi xe thuận tiện ta phải chi tiền

Thời mà đi xe ô tô ta chỉ lo tiền xăng dầu đã qua rồi. Giờ ngff tốt hơn, nhiều cao tốc mới, hầm xuyên núi và các cây cầu dài nhiều cây số  được xây. Việc đi lại thuận tiện hơn do đường ngắn hơn, an toàn hơn nhưng kèm theo ta cũng phải trả thêm tiền. Lái xe và khách phải đóng góp duy trì đường.

Có các chi phí gì?

Giả sử một du khách Ba Lan muốn tắm biển ấm hơn biển Ban-tích. Anh ta chọn vùng Adriatyk của Croatia và phải đi qua Czech, Aó, Slovenia và Croatia. Ngoài lệ phí trên đất Ba Lan phải trả, ta còn lo trả tiền cao tốc và hầm ở bốn quốc gia vừa nêu. Cũng nên xem mua xăng dầu ở đâu rẻ hơn.

Nếu cả chuyến đi kéo dài dưới 7 ngày thì lúc đó tốt nhất nên mua tem dán. Nhưng nếu đi lâu hơn, ta phải mua tem dán cho một hay hai tháng, khi đó chênh lệch giá cũng đáng kể. Ta hãy bắt đầu với Czech, tem dán giá trị 10 ngày (khi mua ở Ba Lan)có giá  68,5 zł, còn tem tháng giá 89,5 zł; ở Áo, tem dán giá trị 10 ngày gía 37,5 zł, còn 2 tháng là 75 zł; sau đó Slovenia, tem cho 7 ngày giá 88,5 zł, tem tháng 153,5 zł; tại Croatia ta trả tiền ở các cổng chắn. Giá đi từ biên giới phía Bắc đến Dubrownik cho xe con là cỡ 130 zł, nhưng phải trả bằng tiền nước này hay bằng euro. Tổng cộng nếu chuyến đi kéo dài trên 10 ngày  - bạn phải cộng thêm cỡ 550-600 zł vào với tiền xăng dầu và số tiền chi ở Ba Lan. Khách đi xe mô tô sẽ trả rẻ hơn, còn khách đi xe nặng trên 3,5 tấn sẽ phải trả nhiều hơn.

Về nhiên liệu thì đổ xăng cho đầy trước khi đi qua biên giới với Czech là lợi nhất. Trước khi rời Czech cũng nên đổ thêm cho đầu bình vì càng về phía Nam, giá càng cao. Giá cao nhất không phải ở Áo mà ở Slovenia và Croatia.

Nếu đi hướng khác thì sao? Du khách Ba Lan muốn ngắm Biển Na Uy nếu không muốn đi phà thì sẽ phải đi qua các nước: Đức, Đan Mạch, Thụy Điển rồi vào Na Uy. Đoạn đường đầu qua Đức và Đan Mạch có vẻ hứa hẹn vì bạn không phải trả tiền. Nhưng đi qua cây cầu lớn Storebaelt, nối hai đảo lớn của Đan Mạch, và cây cầu khổng lồ tiếp theo đó là Oresund – nối Đan Mạch và Thụy Điển ta phải trả khoảng 140 zł và 240 zł. Sau đó bạn được xả hơi một chút vì Thụy Điển cũng không thu tiền xa lộ. Ở Na Uy nhiều khả năng bạn sẽ gặp đường, cầu và hầm phải trả tiền. Việc đi vào trung tâm các thành phố lớn cũng phải trả tiền để khuyến khích khách để xe ở ngoại ô.

Na Uy thay vì tem hay cổng hay dùng hệ thống trả tiền điện tử hơn, qua hệ Auto Pass. “...tốt nhất nên lập tài khoản ở trang autopass.no và dùng cách trả trước pre-paid. Trên trang ta phải điền mọi chi tiết về xe mình đi. Khi đó bạn không phải lo phải dừng xe và có thể dùng mọi đoạn đường phải trả tiền trên đường đi” - trang norwegofil.pl viết.

 

Nếu bạn không đăng ký trước như vậy thì trên đường cũng không có gì xảy ra cả, bạn vẫn đi nhưng sau khi về nhà lái xe sẽ nhận giấy đòi tiền. “Trong vòng sáu tháng ta sẽ nhận hóa đơn do hãng Euro Parking Collection (EPC) ở Luân Đôn gửi đến. Họ cũng không tính tiền phạt gì thêm nhưng bạn sẽ chịu thêm phí ngân hàng...” – theo trang norwegofil.pl. Muốn tránh lệ phí này bạn nên lập tài khoản ở trang Cinkciarz.pl,để có thể đổi tiền theo tỷ giá có lợi và từ đó chuyển luôn vào tài khoản ngân hàng để trả.

Ở đâu bạn sẽ mơ được trả giá như ở Ba Lan?

Giá nhiên liệu ở Na Uy so với mức lương của Ba Lan sẽ khuyến khích bạn nên đi …du lịch bằng xe đạp. Một lít xăng ở đay giá cỡ 7 zł. Cũng không nên đổ xăng ở Đan Mạch. Nó rrer hơn ở Na Uy nhưng cũng đắt nhiều so với ở Ba Lan. Xăng dầu nên mua ở Đức hay ở Thụy Điển hơn. Ở châu Âu bên cạnh Na Uy thì giá ở các nước sau cũng cao: Hà Lan, Ý và Hy Lạp – giá một lít xăng ở đó trên 6,5 zł. Bạn có thể kiểm tra giá xăng của các nước ở trang bloomberg.com (địa chỉ: https://www.bloomberg.com/graphics/gas-prices/#20171:United-States:PLN:l lang="PL">).

Trên các tuyến đường của bán đảo Scandinavo khó mà tìm nơi bán gaz chạy xe. Thêm nữa là các bình khí của Ba Lan có lỗ nạp LPG không hợp với cỡ của các trạm Thụy Điển. Lái xe có thể mua các đầu chuyển đôi khi có bán ở các trạm nhiên liệu của Na Uy.

Còn đây là bất ngờ ở ....đường hầm dài nhất thế giới

Tây ban Nha, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha – nơi khách Ba Lan hay đi nghỉ hè nhất bắt phải trả tiền xa lộ. Hệ thống thu giống Ba Lan, qua các cổng chắn, giá phụ thuộc vào số kilometr xe chạy. Tem ngoài các nước đã nói trên Áo, Czech và Slovenia – còn có ở Thụy Sỹ, Rumani, Slovakia và Hungari. Bạn có thể xem toàn bộ tình hình các nước trên trang mạng pzmtravel.com.pl, hay ở các trụ sở của Hội Mô tô Ba Lan (Polski Związek Motorowy) có ở các thành phố lớn và mua tem lệ phí cũng ở đó. Ta có thể tiết kiệm được một ít tiền nếu vào nước nào thì mua ở đó (ví dụ như ở các trạm xăng) trên đường đi.

Đi xe không có tem dán trên kính có thể phải chịu hậu quả lớn. Tiền phạt khi bị nhắc trả hay khi trốn trả tiền có thể lên tới 16-17 nghìn zł. Vậy nên nhớ mua tem, hay chọn tuyến đi qua các nước hiện chưa thu lệ phí đường như Đức, Hà Lan, Bỉ, Lucxamburg (trừ ngoại lệ là một số các đường hầm ở đó). Nhưng cũng không phải mọi hầm đều thu tiền. Ví dụ đường hầm cho xe ô tô dài nhất thế giới nối các địa phương Lardal và Aurland  dài hơn 24,5 km của Na Uy mà đi qua đó bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian mà không phải trả thêm một xu nào ngoài tiền xăng.

NHV (theo Onet.pl)

Sửa lần cuối 2017-07-15 12:20:57

Bình luận

Bình luận qua Facebook