2015-09-20 08:54:37

Thêm kiến thức, bớt sợ hãi – Người tỵ nạn tại Ba Lan - "Cẩm nang thông tin" dưới sự bảo trợ của Văn phòng Người nước ngoài (kỳ 1)

Adam Grey/Bulls Press – Nguyễn Sơn lược dịch

 Trong nhiều ngày nay, đề tài người tỵ nạm luôn xuất hiện trên các trang đầu của báo chí và vấn đề được nhắc nhiều nhất trong nhiều chương trình trên các đài phát thanh và truyền hình. Nó tạo nên nhiều nỗi lo sợ cho người Ba Lan nói riêng và Châu Âu nói chung. Hơn 40 tòa soạn báo đã thống nhất cùng hành động, cung cấp thông tin một cách trung thực cho hàng triệu người Ba Lan về người tỵ nạn để họ hiểu vấn đề một cách khách quan và bớt đi sự lo âu, sợ hãi. Thông tin được đưa ra là những câu nói, sự kiện, định nhĩa, lời khuyên và được tham khỏa các chuyên gia Văn phòng Người Nước ngoài.

Chương trình  "Thêm kiến thức – bớt sợ hãi - Więcej wiedzy - mniej strachu"  do "Gazetę Wyborczą" chủ trì và các tòa soạn tham gia gồm: "Fakt", Gazeta.pl, "Gazeta Wyborcza", "Dziennik Gazeta Prawna", Interia, "Krytyka Polityczna", "Nasze Miasto", Natemat.pl, "Newsweek", "Metrocafe.pl", Onet, Polityka.pl, Polsat, Polska Press Grupa (22 tờ báo địa phương), Portal plolskieradio.pl, Radio dla Ciebie, Radio Eska, "Rzeczpospolita", "Super Express", Telewizja Polska, TOK FM, Trójka - PR3, "Tygodnik Powszechny" i Wirtualna Polska.

Quê Việt lược dịch và lần lượt xin giới thiệu với các bạn đọc giả

  Những thành phần nào chạy sang Liên minh Châu Âu?

Tứ tháng 1 đến tháng 7 năm nay đã có 340 ngàn người nước ngoài đến địa phận EU. Theo con số của Frontex, cơ quan  phụ trách vấn đề bảo vệ biên giới EU: Số người đến Liên minh Châu Âu nhiều nhất là Syrii – khoảng 82 ngàn người, Afganistan – 33 ngàn người, Etiopia – 23,8 ngàn, Nigeria – 10, 7 ngàn, Pakistan – 6,4 ngàn, 9,6 ngàn từ vùng cận Sahara Châu Phi, từ vài chục đến vài trăm người đến từ các nước Việt Nam, Gruzja, Gwinej, Marok, Gambia và có tới 23,2 ngàn người đến từ Kosowo.

Theo Tổ chức Quốc tế về Người Di tản, từ đầu năm đến nay có khoảng 2,5 ngàn người chết khi vượt biển Địa Trung Hải.

Tại sao người ta phải rời khỏi đất nước

Người Syrii chạy khỏi nước họ do cuộc nội chiến đẫm máu, người Somali tránh sự bất ổn và bắn nhau ngoài đường phố, người Etiopia đi là do chính quyền đàn áp – Có nhiều nguyên nhân để họ rời khỏi tổ quốc, phụ thuộc vào từng nước. Nhiều người không có tiền ra đi, phải vay mượn người thân và bạn bè hàng ngàn euro và hứa sẽ trả sau để đưa cho những kẻ buôn người.

Trong số dòng người di tản đến EU qua Biển Địa Trung Hải cũng có không ít cá nhân muốn cuộc sống tốt đẹp hơn. Người Kosowo và Anbania thường đến qua bán đảo Bałkan.

 Họ đến EU bằng con đường nào?

Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người Tỵ nạn ước tính,  khoảng 200 ngàn người đến EU từ con đường qua Thổ Nhĩ Kỳ vào Hy Lạp, 110 ngàn người – từ Libii sang Italia, số ít hơn từ Marok qua Tây Ban Nha, từ Senegal đến quần đảo Kanary hay từ biên giới phía đông vào EU.

 Họ thường muốn đến quốc gia nào?

Nhiều người đến Italia, sau đó qua Áo hay Pháp để đến Đức, Thụy Điển hoặc Nauy, vì những quốc gia này sẽ đảm bảo cho người tỵ nạn điều kiện xã hội khá giả hơn. Từ Hy Lạp họ đi qua Marcedona, Serbia sau đó qua Hungaria, Áo đến Đức. Phần lớn người ở phía tây bán đảo Balkan sử dụng con đường này (chiếm 42 % đơn xin tỵ nạn ở Đức kể từ đầu năm).

 Có phải tất cả họ đều chạy sang các nước EU không?

Không. Qua vô tuyến truyền hành người ta chỉ thấy dòng người ồ ạt bất hợp pháp đi vào biên giới EU, trên những chiếc thuyền chật cứng qua Địa Trung Hải. Ít người biết  rằng nhiều quốc gia gánh chịu khủng khoảng người tỵ nạn còn nặng nế hơn các nước EU.

Thí dụ Syrii - Trước chiến tranh, dân số nước này là 23 triệu người, theo nhiều tôn giáo khác nhau, chủ yếu theo đạo Hồi và Công giáo. Do nội chiến, chiến tranh giữa ba phe phái (chính phủ, phe nổi dậy và Nhà nước Hồi giáo tự xưng), 7,6 triệu người phải tản cư từ nơi này sang nơi khác trong nước, hơn 4 triệu người chạy ra nước ngoài.

1,9 triệu người Syrii sống trong các trại tỵ nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó, nhiều người sống trong các lều bạt cả mùa đông lạnh lẽo. Đất nước Liban nhỏ bé vậy mà phải cưu mang 1, 2 triệu người Syrii. Tiếp theo, 630 ngàn người chạy sang Jordania, 250 ngàn sang Irak, 132 ngàn sang Ai cập, 25 ngàn người chạy sang các nước Bắc Phi.

Tại Jordania, 85 % số dân tỵ nạn sống ngoài các trại tập trung và dưới mức độ nghèo đói, khoảng 3,2 đô la/ngày. Tại Liban, 55 % số họ sống trong điều kiện tạm bợ.

(còn nữa)

Sửa lần cuối 2015-09-28 14:24:05

Bình luận

Bình luận qua Facebook