2015-09-28 16:16:07

Thêm kiến thức, bớt sợ hãi – người tỵ nạn tại Ba Lan - Cẩm nang thông tin dưới sự bảo trợ của Văn phòng Người Nước ngoài (tiếp theo kỳ 1)

Adam Grey/Bulls Press – Nguyễn Sơn lược dịch


Làn sóng tỵ nạn này không phải là đợt cuối cùng

Theo số liệu của Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người Tỵ nạn (UNHCP) được đưa ra trong bản tường trình “Những xu hướng của thế giới năm 2014” cho thấy, cuối năm 2014 có 59, 5 triệu người buộc phải rời nơi mình sinh sống. Họ buộc phải rời khỏi nhà cửa vì chiến tranh và khủng bố. Con số đó lớn hơn 8,3 triệu người so với năm ngoái. Trong vòng năm năm trở lại đây, đã nổ ra ít nhất 15 cuộc xung đột. 8 cuộc ở Châu Phi (Bờ Biển Ngà, Cộng hòa Trung Phi, Libia, Mali, Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Sudan và Burundi), 3 ở Cận Đông (Syrii, Irak,và Jemen), 1 ở Châu Âu (Ukraina) và 3 ở Châu Á (Kirgistan, Miến Điện và Pakistan). Chỉ có một số cuộc xung đột đã kết thúc. Trong năm 2014, số người hồi hương vẻn vẹn 128 ngàn người tỵ nạn. Đó là con số ít nhất trong 31 năm qua. Bên cạnh đó, ở Libii đã tạo nên khung cảnh hỗn loạn do hàng loạt con thuyền đưa người sang Châu Âu.

Vào năm 2014, trên toàn thế giới có 19, 5 triệu người tỵ nạn, 38,2 triệu người bỏ nhà cửa chạy sang sống ở nước láng giềng. Cứ hai người thì có một trẻ em, chứ không phải – như trên vô tuyến truyền hình thường nói – đó là thanh niên và đàn ông khỏe mạnh. Hiện nay, số lượng tỵ nạn lớn nhất, đồng thời số lượng người tản cư trong lãnh thổ nước họ nhiều nhất chính là Syrii, Afganistan (2,59 triệu người tỵ nạn) và Somalii (1,1 triệu người)

Số liệu UNHCR, đã bác bỏ luận điệu cho rằng, hầu như 9/10 ( 86 %) người tỵ nạn đang được che chở tại các nước đang phát triển ở Châu Âu mà những nước đó vẫn còn có nhiều người nghèo.

 

Đối với Châu Âu, nó có ý nghĩa gì?

Nếu các cuộc chiến tranh không kết thúc, dòng người vẫn cứ chạy đi, Châu Âu luôn trở thành nơi che chở an toàn cho họ. – Chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi về hình thái và không thể kiểm soát nổi, trong đó mức độ người di tản tăng cao, như chúng ta đã thấy cho đến nay -  Cao Ủy Liên Hợp Quốc về Người Tỵ nạn António Guterres nói.

 

EU sẽ nhận ai?

Không phải ai cứ chạy sang Châu Âu thì sẽ được EU tiếp nhận. Chính quyền EU đã chuyển tín hiệu cho biết, họ chỉ nhận những người tỵ nạn. Người di tản kinh tế sẽ không được trợ giúp.

 

Ai là người di tản kinh tế

Đó là những người muốn cải thiện điều kiện sống của mình. Họ muốn rằng ở Châu Âu họ sẽ sống khá giả hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, học tập và được cấp bảo hiểm y tế. Thông thường họ đến từ những nước không có chiến tranh, ví dụ như Kosowo.

Cũng cần phải chú ý rằng, có người đến từ một đất nước an toàn, hoặc nghèo đói, không có nghĩa đó là di tản vì kinh tế. Nhiều người rời khỏi các nước đó vì bị khủng bố, tính mạng bị đe dọa. Và như vậy, họ cần được cư xử như người tỵ nạn.

 

Ai là người tỵ nạn

Đó là những người mà ở tổ quốc, họ bị  khủng bố vì sắc tộc, tôn giáo, dân tộc, không đồng quan điểm chính trị hoặc nằm trong tầng lớp xã hội nào đó. Định nghĩa về người tỵ nạn đã được công nước Giơ ne vơ 1951 nêu rõ. Ở Ba Lan, bộ luật 2003 cho phép người tỵ nạn được bảo vệ trên lãnh thổ Ba Lan. Ngày nay, người tỵ nạn có thể là người Syrii và người Etiopi, cũng có thể là người Afganistan hay người Nigeria và cũng có thể là công dân các nước khác. Cần xem xét từng trường hợp cụ thể.

(còn nữa)


Sửa lần cuối 2015-09-28 14:35:06

Bình luận

Bình luận qua Facebook