2016-06-28 16:41:44

Bảo hiểm xã hội Tại Ba Lan – Phần 4: Bảo hiểm xã hội đối với người nước ngoài tại Ba Lan


Nguyễn Quỳnh Giao – Tổng hợp – Người nước ngoài đến Ba Lan, khi được hợp pháp hóa thành Người LĐ, thì phải chịu nghĩa vụ BHXH và bảo hiểm sức khỏe . Từ đó, họ có nghĩa vụ và quyền lợi như Người LĐ Ba Lan. Việc xét công nhận lương hưu và lương mất sức được thực hiện theo nguyên tắc cộng các thời kỳ bảo hiểm và cư trú từng trải trong Cộng đồng EU/EFTA và các nước ký kết hiệp định song phương với Ba Lan.

1. Từ Đạo Luật về Hệ thống Bảo hiểm xã hội Ba Lan suy ra rằng, các công dân nước ngoài, mà cư trú của họ trên lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan không có đặc trưng định cư (thường xuyên, lâu dài) và những người được tuyển trong các Cơ quan Đại diên Ngoại giao nước ngoài, trong các Cơ quan Lãnh sự, trong các Sứ đoàn, trong các Phái đoàn đặc biệt, hoặc trong các Vịên quốc tế, đều không phải chịu bảo hiểm xã hội, trừ phi các hiệp đinh quốc tế đặt ra khác đi.

Trái lại, nếu các hiệp định hoặc các thỏa thuận quốc tế không đề ra khác đi, thì những người nước ngoài đang được tuyển trong các cơ sở lao động khác nhau trên lãnh thổ CH Ba Lan, bất kể là thuộc Ba Lan hay thuộc nước ngoài, đều phải chịu nghĩa vụ bảo hiểm xã hội tại Ba Lan. Tại đây, không có sự phân biệt giữa Người LĐ Ba Lan và Người LĐ nước ngoài về quyền lợi và nghĩa vụ đối với BHXH.

Hơn thế, việc không có quốc tịch Ba Lan cũng không có ý nghĩa gì đ/v việc nhận được quyền về hưu tại Ba Lan. Những điều kiện để nhận được lương hưu là như nhau đối với các công dân Ba Lan và người nước ngoài.

2. Người LĐ tại Ba Lan, ngoài Ba Lan ra, còn làm việc hoặc cư trú tại các nước thành viên của Cộng đồng EU/EFTA và các nước đã ký kết hiệp định song phương về an sinh xã hội với Ba Lan, khi chạy xin lương hưu hoặc lương mất sức (renta) sẽ được cộng tất cả các khoảng thời gian trải việc hoặc cư trú ở những nước đó.

Tuy nhiên, các thời kỳ cư trú ở nước ngoài, trong các nước thành viên, có thể được chú ý đến ở Ba Lan chỉ trong các trường hợp, khi các quy định pháp luật nội bộ của một nước nào đó ràng buộc việc giành quyền hưởng chế độ với việc từng trải các thời kỳ cư trú trên lãnh thổ của họ, chẳng hạn như ở Phần Lan hay Thụy Điển. Ở đây có những người chỉ cư trú, không làm việc, vẫn nhận được lương hưu tối thiểu. Còn trong các nước như Ai-xơ-len, Hòa Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, thì thời kỳ cư trú là bắt buộc khi xét hưởng chế độ hưu trí hoặc mất sức.

Những nội dung trên đây được suy ra từ nguyên tắc cộng các thời kỳ bảo hiểm và cư trú, là một trong những nguyên tắc cơ bản của sự phối hợp liên minh các hệ thống an sinh xã hội, bắt buộc trong Cộng đồng EU/EFTA. Nguyên tắc này cũng được vận dụng trong quan hệ giữa Ba Lan với các nước có ký kết hiệp định quốc tế song phương về an sinh xã hội với Ba Lan.

Trong đó, Liên minh châu Âu – EU gồm 28 nước (tiến trình đàm phán để nước Anh chính thức rời khỏi EU, sau kết quả thuận của cuộc trưng cầu dân ý hôm 23.06.2016, có thể phải kéo dài đến 2 năm). Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu – European Free Trade Association – EFTA gồm 4 nước: Thụy Sỹ, Na Uy, Ai-xơ-len (Iceland) và Liech-ten-stein. Còn các nước ký hiệp định song phương về an sinh xã hội với Ba Lan, đến nay gồm 8 nước: Ô-xtrây-lia, Bô-xni-a Héc-xê-gô-vi-na, Sec-bia và mon-te-ne-grô (hậu Nam Tư), Ca-na-đa, Hàn Quốc, Ma-ce-đô-nia, Môl-đô-va, U-crai-na và Hoa Kỳ.

Sau này, liên quan đến sự phối hợp liên minh, các nước thuộc EU và EFTA sẽ được gọi là „quốc gia thành viên” thay vì „quốc gia thành viên EU/EFTA”.

3. Riêng đ/v những người nước ngoài, trước khi trở thành Người LĐ tại Ba Lan, đã từng làm việc ở các nước thứ ba (không là quốc gia thành viên EU/EFTA và không thuôc các quốc gia có ký hiệp định song phương về an sinh xã hội với BL), các thời kỳ BHXH của họ đã có ở những nước này sẽ không có cơ sở để được chú ý, khi tính lương hưu hoặc lương mất sức tại Ba Lan. Ngoại trừ thời kỳ học trong trường đại học, theo một hướng và tốt nghiệp khóa học từ những nước đó, thì vẫn có thể được tinh là thời kỳ không nộp phí. Tuy nhiên, bằng tốt nghiệp cùng với bảng điểm phải được phiên dịch công chứng sang tiếng Ba Lan và được Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ Khoa học và Đại học Ba Lan xét cấp chứng nhận tương đương.

Từ 1999 Ba Lan thực hiện chương trình bốn cải cách: cải cách hành chính, cải cách giáo dục, cải cách hưu trí và cải cách dịch vụ sức khỏe. Trong khung cảnh hội nhập cùng Cộng đồng châu Âu, những thành tựu đạt được từ những cải cách này đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong xã hội Ba Lan. Ngày nay, ở Ba Lan ZUS, NFZ đang là những tên gọi thân thuộc đối với mọi người.

Sửa lần cuối 2016-06-28 14:42:51

Bình luận

Bình luận qua Facebook