2017-03-23 09:20:14

Các lừa đảo thuế VAT - Số tiền lên đến hàng triệu triệu euro


Ủy ban Châu Âu ước tính là các nước thành viên trong Liên minh bị mất hàng năm đến hàng tỷ  euro do các vụ trốn thuế. Một phần sáu số này la thiệt hại về thuế gias trị gia tăng (VAT). Song chỉ không lâu nữa chỗ hổng này sẽ bị dẹp lại.

Một triệu triệu (bilion) là số tiền cực lớn, đó là số một với mười hai số không đi tiếp theo: 1.000.000.000.000. Cả ngân sách trong bảy năm hoạt động của Liên minh từ năm 2014 tới năm 2020 với triển vọng tài chính như hiện nay chỉ hơn con số trên có một chút. Vậy nếu có thể chặn lại các thiệt hại về thuế nói trên thì số tiền tiết kiệm được có thể đem ra tài trợ cho các hoạt động của các ngân sách trong bảy năm. Còn nếu mang nó đi làm đường xa lộ (autostrada) thì số tiền này có thể đủ làm đường từ Trái đất lên Mặt trăng và quay về.

Các chuyên gia của Trung tâm Phân tích Xã hội-Tài chính (CASE) ở Vác-sa-va tính theo báo cáo năm ngoái của Ủy ban Châu Âu cho thấy một phần sáu số tiền trên – 160 tỷ (miliard) euro – Liên minh đã mất trong năm 2014 do các lừa đảo liên quan đến thuế giá trị gia tăng VAT, hay còn được gọi là thuế hàng hóa và dịch vụ. Nó chiếm 14% số tiền đáng lẽ phải trả vào tài khoản của các sở thuế.

Lỗ hổng về thuế VAT này khác nhau ở từng nước. Ở Thụy Điển thì nó chỉ chiếm hơn 1%, ở Rumani thì con số là 38%. Ba Lan với con số 24% xếp thứ bảy từ dưới lên, Đức đứng ở mức giữa với con số trung bình của châu Âu là 10,4%. Năm 2014 cơ quan thuế của Ba Lan không thu được 9,3 tỷ euro thuế VAT, còn nước Đức thất thu – 23,5 tỷ.

Một thứ thuế (hầu như) hoàn hảo

Ông Carl Friedrich von Siemens  nghĩ ra thuế VAT vào năm 1919, ông này phát hiện ra là cách tính thuế thu nhập áp dụng khi đó làm hỏng tính cạnh tranh. Bởi vì nếu một sản phẩm nào đó hoàn toàn được làm ra trong một nhà máy thì nó bị đánh thuế chỉ có một lần. Còn nếu nó đi qua nhiều nơi làm thì sở thuế khi đó tính thuế theo giá trị của nó trong từng giai đoạn.

VAT bắt đầu được áp dụng từ giữa thế kỷ XX. Giờ nó được áp dụng ở 120 quốc gia trên thế giới. Nó khác với thuế thu nhập (podatek obrotowy) ở chỗ là ví dụ như anh thợ sơn bán một cái bàn đã sơn cho khách hàng thì sẽ phải trả nhà nước số tiền chênh lệch về thuế đã tính cho khách hàng với số tiền đã trả cho anh thợ mộc. Vậy về lý thuyết, việc anh thợ mộc nếu tự sơn cái bàn, hay bán cái bàn chưa sơn cho anh thợ sơn sẽ không có gì khác nhau đối với sở thuế, trong cả hai trường hợp sở thuế thu về số tiền như nhau khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

VAT có lẽ sẽ là hoàn hảo nếu như không có việc miễn thuế khi đưa hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài – cũng như trong buôn bán trong nội bộ Liên minh. Cách tính thuế như thế, ví dụ sẽ khuyến khích bác thợ mộc nói trên đóng ra nhiều bàn hơn và bán ra không chỉ trong nước mà cả nước ngoài nữa.

Chiếc đu quay cùng các điện thoại thông minh

Chính vấn đề nằm ở đây. Những người muốn giầu lên nhanh, dù rằng không hợp pháp họ đã rất nhanh phát hiện ra là việc miễn thuế VAT khi bán ra nước ngoài là một cơ hội tuyệt vời.

Ta hãy tưởng tượng là có một hãng ở Đức buôn điện thoại và bán nó ra  – tất nhiên là không trả VAT – cho một hãng ở Ba Lan. Hãng này đến lượt mình lại bán nó với thuế ở nước mình. Nhưng họ không đóng thuế mà biến mất – ví dụ khai phá sản – trước khi đến hạn phải đóng thuế.

Trong khi đó hàng hóa quay vòng ở Ba Lan rồi cuối cùng lại mang bán cho chính hãng ban đầu ở Đức. Tất nhiên là cũng không đóng thuế VAT, lần này là thuế phía Ba Lan.

Toàn bộ quá trình trên lại lặp lại. Vì thế nó mới có tên là đu quay. Không phải tất cả các hãng tham gia vào đu quay nói trên biết là họ đang phạm pháp.

Các chuyên gia của Ủy ban Châu Âu khẳng định là chính các chiếc đu quay nói trên là thủ phạm gây cho Liên minh con số thất thoát 24% về thuế VAT. Ba Lan và Đức nếu nói về đu quay thì xếp hạng hầu như giống nhau với con số là gần 20%. Tức là con số không nhỏ, hơi thấp hơn con số trung bình của Liên minh một chút.

Thuế VAT ngược…

Người ta đã nghĩ ra hai thứ thuốc để trị đu quay thuế. Thứ nhất là VAT ngược (odwrócony VAT). Nó đã được áp dụng trong các nước thành viên, nhưng mới chỉ cho buôn một số loại hàng và với các giao dịch lớn hơn 10000 euro. Và chỉ khi được Ủy ban Châu Âu đồng ý cho phép.

– Ý tưởng này dựa trên việc thôi tính thuế giữa các hãng phải trả VAT. Chỉ hãng nào bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hay bán cho một hãng không nộp VAT mới phải trả nó – ông Grzegorz Poniatowski làm ở CASE giải thích – Nếu trên đường đi không tính thuế thì sẽ không có ai biến mất cả.

– Nhưng áp dụng cách này thì cứ giống như trò chơi vĩnh cửu mèo đuổi chuột. Vì bọn lừa đảo luôn nhanh hơn hệ thống giấy tờ quan liêu – ông Norbert Walter-Borjans, bộ trưởng tài chính bang Bắc Nadrenia-Westfalia của Đức, phàn nàn năm 2013 khi nói chuyện với tuần báo "Der Spiegel". – Khi chúng tôi phát hiện các vụ lừa đảo về buôn bán sắt vụn thì bọn tội phạm lại chuyển sang buôn tấm đồng. Ở Ba Lan sơ đồ cũng tương tự. Đầu tiên là thép thanh, sau đó đến điện thoại.

Do vậy các nước theo nhau đòi đưa ra thuế VAT trả ngược theo nghĩa rộng áp dụng cho tất cả các giao dịch trị giá trên 10000 euro. Năm ngoái Ủy ban Châu Âu (KE) đã đồng ý để từ năm 2018 sẽ áp dụng thử ở Áo và Czech. Nhưng ngay trước Giáng sinh năm 2016, một nhóm công tác của KE đã công bố một báo cáo cuối cùng trong đó nhóm đề nghị áp dụng cách này từ năm 2018 ở tất cả các nước mà lỗ hổng về  VAT vượt mức trung bình 5%. Như vậy trong Liên minh sẽ có mười nước và Áo không thuộc nhóm này. Nước Đức cũng không. Nhưng họ lại đòi hỏi điều kiện thứ hai nữa: việc tham gia của các đu quay gây ra thiệt hại trên 25%.

Năm 2014 chỉ có Czech và Slovakia thỏa mãn cả hai điều kiện trên.

…và biện pháp cuối cùng

Thứ thuốc thứ hai gọi là giải pháp về VAT cuối cùng (definitywny), sẽ áp dụng ở toàn Liên minh từ năm 2022. – Khi đó thuế VAT sẽ tính cả khi bán hàng ra nước ngoài. VAT sẽ do cơ quan thuế của nước bán hàng trước khi chuyển đi và sẽ trả lại cho cơ quan thuế bên mua – ông Poniatowski giải thích.

Cách làm này chắc cũng sẽ không loại trừ 100% các vụ trốn thuế, nhưng các chuyên gia ước tính là lợi nhuận của bọn lừa đảo sẽ giảm đến 80%.

NHV (dịch từ dw.com)

Sửa lần cuối 2017-03-23 08:20:14

Bình luận

Bình luận qua Facebook