2018-06-28 04:55:50

VAT lập nghiệp tại Ba Lan và EU


Khảo sát VAT, cả về định tính lẫn định lượng, luôn là vấn đề đáng quan tâm đối với những Người dẫn dắt hoạt động kinh tế.

Quyền khấu trừ thuế VAT – Người đóng thuế VAT diện chủ động – Vatowiec, được coi là người đã mua tậu được „quyền khấu trừ thuế VAT”. Họ giành được quyền thanh toán thuế VAT theo quy tắc:

VAT-nộp = VAT-bán – VAT-mua.

Từ đây thấy rằng, đúng với định nghĩa của thuế này, qua tên gọi của nó, khoản tiền thuế VAT phải nộp, chỉ đánh vào khoản giá trị tăng thêm, sau một pha quay vòng hàng hóa. 

VAT-nộp =  Thuế suất x Giá trị gia tăng =  23% Thực lãi

Đáng chú ý:

1)      %VAT-nôp = 23% Lãi suất (xem „VAT khởi nghiệp tại Ba Lan”, QV – Pháp luật).

2)      VAT-bán = VAT-nộp + VAT-mua

Thí dụ: Doanh nhân mua một mặt hàng với giá netto bằng 1 000 zł cộng với VAT 23% bằng 230 zł (VAT-mua). Sau đó, bán mặt hàng này với giá netto bằng 1 200 zł (lãi suất 20%), cộng thêm 23%VAT bằng 276 zł (VAT-bán). Từ đó tính ra khoản VAT-nộp, bằng hiệu số giữa VAT-bán và VAT-mua, bằng  46 zł, còn lại 230 zł đủ để hoàn trả khoản VAT-mua mà Doanh nhân đã trả khi mua hàng.

Từ đó thấy rằng:

Khoản VAT-bán, được ghi trong hóa đơn bán hàng, đủ để Người bán hàng trang trải khoản VAT-mua, đã trả khi nhận hóa đơn mua hàng, và khoản VAT-nộp.

Khoản VAT-nôp mà Doanh nhân thực hiện sau một pha buôn bán, thực chất là khoản do  Người mua hàng trả. Doanh nhân chỉ là Người trung gian chuyển nó đến nộp cho Cơ quan Tài chính.

Người mua hàng cuồi cùng (Người tiêu dùng) mới là người gánh chịu thuế VAT, vì hàng hóa hết cơ hội quay vòng. Còn Doanh nhân chỉ chịu thuế thu nhập từ lãi.

      3)   VAT-bán = 0 Suy ra  VAT-nộp = VAT-mua,

Đây là trường hợp Cung cấp hàng Nội bộ Cộng đồng WDT (xem phần dưới), được thực hiện theo biểu VAT 0%. Trong trường hợp này, VAT-nôp là âm (). Người đóng thuế VAT-EU có thể được hoàn trả khoản này phù hợp quy định về quyền khấu trừ thuế VAT trong thời hạn xác định.

Giao thương nội bộ Cộng đồng – Giao lưu thương mại trong khuôn khổ biên giới EU diễn ra một cách thông thoáng trên cơ sở:

1. Thực hiện Liên minh Hải quan trên toàn lãnh thổ EU với các nội dung:

         Hải quan trên các biên giới nội bộ giữa các Quốc gia thành thành viên EU đều được bãi bỏ,

         Trên khắp EU, bắt buộc các biểu thuế hải quan như nhau đ/v hàng hóa được mang vào từ bên ngoài EU,

         Bắt buộc các quy tắc xuất xứ như nhau đ/v các sản phẩm nhập khẩu từ bên ngoài EU.

2. Lập hệ thống mã số thuế VAT-EU trên toàn cõi EU – Cũng được gọi là NIP „châu Âu”, gồm „mã số thuế quốc gia” cộng thêm tiếp đầu ngữ „mã quốc gia”. Doanh nhân Ba Lan, trong tư cách Người đóng thuế VAT-UE, được cấp mã số thuế dưới dạng PL1234567890.

3. Trong giao thương nội bộ Cộng đồng châu Âu, giữa những Người đóng thuế VAT, các khái niệm xuất nhâp khẩu được thay thế bằng những khái niệm: Mua hàng Nội bộ Cộng đồngWewnątrzwspólnotowe Nabycie Towarów – WNT Cung cấp hàng Nội bộ Cộng đồngWewnątrzwspólnotowa Dostawa Towarów – WDT. 

Để thực hiện giao thương với các Đối tác từ các nước thuộc Cộng đồng, thì cả Người đóng thuế VAT diện chủ động, lẫn Người được miễn thuế VAT, đều phải đăng ký VAT-UE. Việc đăng ký được thực hiện trên tờ khai in sẵn VAT-R. Sau khi thỏa mãn những yêu cầu, Doanh nhân sẽ nhận được NIP „châu Âu”. 

Trong trường hợp những Người đóng thuế thuộc diện được miễn VAT, Mua hàng Nội bộ Cộng đồng WNT đặt ra ngoại lệ trong nghĩa vụ đăng ký vào giao thương liên minh. Trong các hợp đồng mua bán thuộc loại này, nghĩa vụ đăng ký vào VAT-UE phát sinh khi tiền mua hàng trong một năm vượt quá  mức giới hạn 50 000 zł.

Sau khi thưc hiện việc đăng ký VAT-UE, họ vẫn tiếp tục giữ nguyên là Người được miễn thuế VAT, nhưng được ghi vào dữ liệu các Doanh nghiệp thực hiện Mua hàng Nội bộ Cộng đồng.

Thuế VAT từ hàng hóa tham gia quay vòng buôn bán giữa những Người đóng thuế VAT trong các Nước thành viên EU không phải trả tại biên giới. Thay vào đó, việc đánh thuế sẽ xảy ra trong nước của Người mua hàng. Trái lại, trong nước của Người bán hàng, hàng được bán ra theo biểu thuế VAT 0%, trong đó vẫn giữ quyền khấu trừ khoản VAT-mua đ/v hàng này..  

Mua hàng Nội bộ Cộng đồng WNT – Thực chất là mua quyền xử lý như là Chủ nhân đ/v những hàng hóa, mà trong kết quả của việc cung cấp hàng, chúng sẽ được gửi đến hoặc được vận chuyển đến lãnh thổ của Nước thành viên khác ngoài lãnh thổ của Nước thành viên bắt đầu gửi đi hoặc vận chuyển đi, qua Người thực hiện việc cấp hàng, Người mua hàng hoặc theo lợi ích của họ. Mua hàng theo phương thức WNT chỉ liên quan đến những Người đóng thuế.

Thủ tục WNT dựa trên điều là, thuế VAT từ sự giao thương, được thanh toán, không qua Người bán, mà qua Người mua, trong nước của mình.

Người đóng thuế, khi mua hàng trong một nước khác của EU, và chuyển nó về Ba Lan, về nguyên tắc, bị buộc phải thanh toán WNT, có nghĩa là thuế VAT, tại Ba Lan, thay cho Người bán hàng. VAT này trở thành VAT-mua khi hàng được lợi dụng vào hoạt động chịu thuế.

Cung cấp hàng Nội bộ Cộng đồng WDT – Được hiểu là bán hàng hóa và dịch vụ từ lãnh thổ của một Quốc gia thuộc Cộng đồng, sang lãnh thổ của Quốc gia thành viên khác, đến Người đóng thuế VAT, đã được định dạng theo mã số thuế VAT-UE, do sự cần thiết của giao thương nội bộ Cộng đồng,.

Trong quan hệ WDT, thuế VAT được thanh toán theo biểu VAT 0%. Theo đó, khi mua hàng từ Ba Lan, Người mua hàng, là Đối tác từ EU, chỉ trả  tiền từ hóa đơn, theo thực giá netto, còn thuế VAT, thì trả tại Cơ quan thuế của nước mình, theo biểu thuế VAT được quy định tại đó. Còn Người bán hàng, là Doanh nhân Ba Lan, bán hàng ra theo biểu thuế VAT 0%, vẫn giữ quyền khấu trừ khoản VAT-mua, từ việc mua liên quan đến hàng bán ra.

Nhập khẩu hàng vào Ba Lan từ Nước thứ ba

Trước hết, cần phân định, Nước thứ ba là nước không là thành viên của Liên minh châu Âu – EU.

Từ đó, khái niêm nhập khẩu, được xác định, đó là việc mang hàng hóa từ Nước thứ ba vào Liên minh châu Âu (Theo Đạo luật về thuế VAT và Đạo luật về thuế tiêu thụ đặc biệt (akcyza)).

Ngoài ra, còn có quy định, nơi nhập khẩu hàng hóa, đó là Nước thành viên, mà các hàng hóa tại thời điểm đưa chúng vào Cộng đồng, nằm trên lãnh thổ của nó. 

Đối với Ba Lan, nhập khẩu được hiểu, đó là việc đưa hàng hóa vào lãnh thổ Ba Lan từ các nước không phải là nước thành viên của Liên minh châu Âu.

Các Doanh nhân tại Ba Lan, khi nhập khẩu hàng hóa luôn phải tính đến khoản giá trị hải quan – Đó

là giá trị hàng hóa, phải chịu các thủ tục hải quan, được quy định cho việc áp dụng thuế biểu hải quan của Cộng đồng châu Âu. Bởi lẽ, khi nhập khẩu hàng hóa, cơ sở của việc đánh thuế là giá trị hải quan được nâng lên thêm khoản thuế hải quan phải trả và thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có.

Trừ thuế tiêu thụ đặc biệt, đánh vào một số hàng hóa có đặc trưng riêng, như các mặt hàng năng lượng và điện năng, các mặt hàng khác có nguồn gốc dầu hỏa, đồ uống chứa cồn, thuốc lá, ô-tô cá nhân. Còn lại, thuế hải quan và thuế VAT thì luôn luôn phải tính đến.

Nhập khẩu hàng hóa từ Nước thứ ba vào Ba Lan qua đường biển có thể thực hiện theo một trong 2 cách:

Cách 1 – Nhập khẩu trực tiếp vào lãnh thổ Ba Lan, đến cảng biển Gdynia, Gdańsk, hoặc Szczecin.

Trong trường hợp này, Ba Lan trở thành nơi nhập khẩu hàng hóa. Hàng này được giải quyết thủ tục hải quan (thông quan) tại hải cảng Ba Lan. Nhà nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán thuế VAT từ hợp đồng giao thương này dưới tiêu đề nhập khẩu hàng hóa, và phải nộp trong vòng 10 ngày, kể từ ngày Cơ quan Hải quan trao trả chứng từ thông quan đã được xác nhận.

Khoản thuế VAT đã nộp sẽ được xác nhận  như là VAT-mua và Doanh nhân nhập khẩu hàng hóa sử dụng quyền khấu trừ đ/v nó, khi thanh toán thuế VAT với Cơ quan Tài chính.

Cách 2 – Nhập khẩu gián tiếp qua nước thành viên khác, gồm 2 giai đoạn: 1) nhập khẩu hàng hóa được thực hiện trên lãnh thổ của một Nước thành viên khác của EU, ngoài Ba Lan, 2) Mua hàng Nội bộ Cộng đồng WNT, tiếp theo sau đó, trên lãnh thổ Ba Lan. 

         Giai đoạn 1 – Hàng được đưa từ Nước thứ ba (td. Trung Quốc) đến lãnh thổ của một Nước thành viên khác của Cộng đồng, thường chọn Đức với cảng biển Hamburg. Như vậy, Đức đóng vai trò là nơi nhập khẩu hàng hóa, chứ không phải là Ba Lan. Vì vậy, hàng này chịu thuế tại Đức theo các quy định bắt buộc tại đó.

Tuy nhiên, trong hệ thống điều tiết VAT Cộng đồng, bắt buộc nguyên tắc, hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Nước thứ ba, mà kế sau đó cần được chuyển tiếp đến Nước thành viên khác, trong khuôn khổ Giao thương Nội bộ Cộng đồng, sẽ được miễn thuế.

Thay mặt Doanh nhân Ba Lan, Đại diên Hải quan và Thuế của Đức giải quyết các thủ tục hải quan, mà trong kết quả của nó, hàng chính thức được đưa vào lãnh thổ EU. Họ cấp cho Doanh nhân Ba Lan hóa đơn thanh toán thuế hải quan và dịch vụ hải quan, mang mã số thuế NIP EU của mình, kèm theo mã quốc gia DE của Đức liền ngay trước (thông quan tài chính).

         Giai đoạn 2 – Đối với Người đóng thuế Ba Lan, người đã mua hàng từ Nước thứ ba, và đã qua trung gian Đại diện Hải quan và Thuế của Đức thực hiện việc thông quan đ/v hàng này tại Đức, thì việc chuyển tiếp hàng này về Ba Lan sẽ được thực hiện theo thủ tục Mua hàng Nội bộ Cộng đồng WNT, nó phải chịu thuế VAT Ba Lan.

Việc tổ chức vân tải hàng hóa qua đường biển, đường sắt hay đường bộ trên tuyến Đức – Ba Lan, do Người đóng thuế giao phó cho Người chuyển hàng Ba Lan thực hiện. Mọi chi phí vận tải cần được ghi nhận trên hóa đơn VAT.

Phần lớn các Nhà nhập khẩu từ Ba Lan lợi dụng thông quan tài chính tại Hamburg hoặc tại các cảng biển nước ngoài khác thuộc EU, do những điều kiện có lợi hơn ở Ba Lan. Hơn nữa, khi giải phóng hàng trong các nước phương Tây của EU, thì chỉ kê khai VAT trên tờ khai VAT-7, còn thuế VAT, thì mãi đến sau khi bán hết hàng mới phải nộp.

Nguyễn Quỳnh Giao

Sửa lần cuối 2018-06-28 02:23:41

Bình luận

Bình luận qua Facebook