2019-02-19 00:06:59

Ba Lan: Những điểm nhỏ không thật nêu rõ trong luật đi đường chắc bạn chưa biết (Phần I)

  1. Đi khi có mũi tên xanh về bên phải

Hình 1. 

Hình 2.

Hình 1, 2. Đèn đỏ có mũi tên xanh

Mũi tên xanh về bên phải ở giao lộ: Mọi người đều biết khi có mũi tên xanh ở bên dưới đèn đỏ tín hiệu chính thì ta có thể rẽ có điều kiện về bên mũi tên chỉ. Có điều kiện ở đây là phải nhường các xe ưu tiên và người đi bộ. Nhưng bạn liệu có biết (việc quan sát các giao lộ với mũi tên xanh như vậy cho thấy phần lớn lái xe không biết điều này) là còn một điều kiện nữa phải làm để có thể rẽ không? Ấy là phải dừng xe lại trước đèn, chứ không phải chỉ đi chậm lại! Thế nào là dừng xe? Ấy là khi các bánh không quay! Việc đi qua đèn đỏ có mũi tên xanh mà không dừng xe tương đương với việc bạn đi xe qua đèn đỏ, và như vậy bạn có thể bị phạt 6 điểm và phiếu phạt (300-500 zł).

  1. Quay đầu xe khi có mũi tên xanh về bên trái (các biển S-2 và S-3)

Hình 3: Biển S-2: 2 đèn trên cao bên phải; biển S3: đèn trên cao bên trái

Cần phân biệt biển S-2 (có „thêm” mũi tên xanh) với biển S-3 (đèn hiệu với các mũi tên hay tổ hợp các mũi tên theo các hướng: đi thẳng, phải, trái và quay đầu xe). Biển S-2 („thêm” mũi tên xanh) với mũi tên về bên trái cho phép quay đầu xe với điều kiện dừng trước biển báo và không cản trở những người tham gia giao thông khác. Biển S-3 với mũi tên về bên trái chỉ cho phép đi theo đúng hướng như mũi tên chỉ – tức chỉ được rẽ trái. Ánh sáng xanh trên biển S-3 có nghĩa là khi đi theo hướng đó không được cản trở những người tham gia giao thông khác, và do vậy – khác với biển S-2 – ta không phải dừng xe trước nó, và nếu không có gì thật cần thì không được dừng.

  1. Quay đầu xe từ làn trái

Hình 4.


Hình 5.
Hình 4, 5: Biển S-3: Chỉ được đi theo chiều mũi tên. Xe đỏ quay đầu sai.

Hình 6. Xe vàng đi ở làn không được rẽ, nguy hiểm

Các mũi tên trên mặt đường có nghĩa là từ làn đã cho có thể đi đúng theo hướng muĩ tên chỉ. Ngoại lệ: nếu mũi tên về bên trái vẽ trên làn xa nhất về bên trái thì từ làn đó có thể quay đầu xe nếu như không có một biển báo khác nào đó cấm hay việc đi lại ở giao lộ đó theo biển báo S-3 nói ở trên. Nhưng chú ý: mũi tên chỉ quay đầu xe ở làn trái chỉ cho phép quay đầu xe mà không cho phép rẽ trái! Các biển xanh với mũi tên (biển F10 và F11) cũng có cùng ý nghĩa như biển P-8 trên mặt đường: nó chỉ các hướng mà từ mỗi làn có thể đi. Ngoại lệ (tương tự như ký hiệu trên mặt đường): nếu biển chỉ từ làn xa nhất bên trái có thể rẽ trái thì từ làn đó ta cũng có thể quay đầu xej nếu không có các biển cấm khác hay nếu ở đó có biển báo S-3. Việc không tuân thủ các biển báo F-10 và F-11 (các biểm màu xanh có mũi tên chỉ hướng) và các biển trên mặt đường có thể bị trừ 5 điểm và vé phạt 250 zł. Nguy hiểm nhất là rẽ từ làn chỉ cho phép đi thẳng (như trên hình) – rất dễ gây tai nạn!

  1. Đỗ xe nặng trên vỉa hè

Không chỉ các xe van và xe buýt mới có trọng lượng tổng cho phép (dmc) vượt 2,5 tấn. Nhiều xe địa hình (và cả một số xe SUV cỡ trung bình) cũng có dmc cao hơn. Cá xe ô tô có dmc trên 2,5 tấn không được đỗ lên vỉa hè ngay cả khi chỉ đỗ một bên bánh lên đó. Chỉ có các xe có dmc dưới 2,5 tấn mới được lên vỉa hè: xe ô tô con được đỗ hai bánh trước, đỗ một bên bánh hay cả 4 bánh, ngược lại các xe có biển đăng ký là xe tải chỉ được đỗ hoặc hai bánh trước, hoặc hai bánh một bên lên vỉa hè thôi. Thế có nghĩa là ngay cả xe tải bé cũng không được đỗ cả 4 bánh lên hè. Vô nghĩa ư? Đúng vậy – nhưng đó là luật. Hiện nay đỗ xe có dmc trên 2,5 tấn, buộc các xe khác phải vượt vạch liền, đỗ xe (trái phép) phía bên trái đường sẽ bị vé phạt 300 zł.

  1. Các biển cấm có hiệu lực đến chỗ nào?

Hình 7: Xe tải đỗ trái chiều

Biển cấm đặt dưới biển báo khu vực dân cư có hiệu lực đến biển báo hết khu vực dân cư hay hết địa danh đó.

Các biển cấm (vượt, quay đầu xe, hạn chế tốc độ) có hiệu lực đến giao lộ gần nhất. Ngoại lệ là khi biển cấm đặt dưới biển báo bắt đầu khu vực dân cư thì nó có hiệu lực cho tới biển hết khu dân cư, biển cấm đặt dưới biển màu xanh báo tên địa phương có nghĩa là nó có hiệu lực (ví dụ hạn chế tốc độ đến 40 km/h) đến hết địa danh đó (tức đến biển E-18a –biển màu xanh có tên địa phương bị gạch đi). Nó có thể làm ta bị lừa, ta tăng tốc lên 90 km/h sau biển „hết khu dân cư”, nhưng cái biển hạn chế tốc độ khi vào một địa phương lại đặt cách đó vài ki-lô-mét...Kiểu biển loại đó nhiều năm nay đã được các „máy đo tốc độ của xã - gminy fotoradarowe” dùng để chém các lái xe. Ra đa của họ đặt ngay sau cái biển báo hết khu vực dân cư (nhưng chưa có biển báo hết địa danh)!

Còn biển „cấm quay đầu xe” chỉ có hiệu lực đến giao lộ gần nhất.

Hình 8: Biển hạn chế tốc độ có hiệu lực đến hết khu dân cư hay địa phương.

  1. Biển báo „hết cấm” báo hết cấm gì?

Nhân tiện khi nói về các biển báo hết cấm ta nên nhớ: biển báo „hết cấm” báo hết một số thứ cấm, nhưng không phải hết tất cả đâu. Biển B-42 „hết cấm” chỉ liên quan tới các biển cấm B-23 (cấm quay đầu xe), B-25 và B-26 (cấm vượt), B-29 (cấm bấm còi) và B-33 (hạn chế tốc độ). Còn có nhiều thứ cấm khác mà biển „hết cấm” không có tác dụng, ví dụ như biến cấm đỗ xe hay cấm rẽ trái.

QV (https://www.auto-swiat.pl/porady/prawo/nie-zawsze-jasne-zasady-czyli-malo-znane-przepisy-ruchu-drogowego/knmclwn)

Sửa lần cuối 2019-02-18 23:07:06

Bình luận

Bình luận qua Facebook