2015-06-30 01:35:57

Báo Mỹ: Mỹ nên suy nghĩ hai lần chuyện gây thù địch với Nga

NATO tập trận sát biên giới Nga

Trang Hufftington Post đăng bài xã luận Mỹ nên suy nghĩ hai lần chuyện gây thù địch với Nga, của cây bút David Oualalou, một giảng viên về an ninh quốc tế và từng làm việc cho cơ quan tình báo quân sự Mỹ . Trần Trí lược dịch 

Không rõ có phải vì "tháu cáy" hay không, người ta không thể không thắc mắc tại sao phương Tây và đặc biệt là NATO có thể lên ánTổng thống Nga Vladimir Putin, theo sau quyết định của ông Putin: đưa hơn 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào hoạt động trong năm nay.

Trên hết, quyết định của ông Putin là phản ứng trực tiếp với tuyên bố của chính Mỹ: ý định đưa vũ khí hạng nặng đến Đông Âu, tức là ngay trước cửa nhà Nga.

Ông Putin đã nói có sự hiện diện của Tổng thống Phần Lan: “Nếu ai đó đe dọa lãnh thổ của bạn, điều có nghĩa bạn sẽ phải sử dụng quân đội của bạn một cách thích đáng tại nơi mà đe dọa xuất phát. NATO đang áp sát biên giới chúng tôi, không phải chúng tôi đang di chuyển đến đâu”.

Tổng thống Phần Lan đáp lại rất chính xác: “Châu Âu không đang ở trạng thái hòa bình”.

Vậy Mỹ đang nghĩ gì ? Liệu họ và NATO có nghĩ Nga sẽ hoan nghênh động thái ấy ?

Ý tưởng đưa vũ khí hạng nặng đến gần biên giới Nga cho thấy một sự phán đoán kém, và nói thẳng là một mức độ ngu xuẩn nhất định gắn với các nhà hoạch định chính sách của chúng ta.

Căng thẳng giữa phương Tây, đứng đầu là Mỹ, với Nga-từ việc nước này sáp nhập Crimea-có thể đẩy NATO và Nga đến gần hơn một cuộc chiến tranh, một cuộc xung đột chỉ có thển kết thúc bằng việc cả hai bên đều bị hủy diệt hoàn toàn.

Khi nói chuyện với các nhà báo, người phát ngôn Dmitry Peskov của Điện Kremlin nêu: quyết định tăng thêm 40 ICBM mới của ông Putin là chính đáng.

Lý lẽ của Nga: cơ sở hạ tầng quân sự gần biên giới Nga là một nỗi đe dọa an ninh quốc gia.

Và người ta có thể hiểu vì sao ông Putin muốn phô trương sức mạnh hạt nhân Nga.

Nói thẳng, Mỹ cũng sẽ phản ứng tương tự, nếu Nga đặt tên lửa hạt nhân gần biên giới chúng ta.

Nhưng vấn đề lớn hơn là: trả đũa quân sự là một nỗ lực đối đầu nguy hiểm, nếu không giám sát kỹ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ai cũng nhớ Liên Xô và Mỹ từng suýt có chiến tranh hạt nhân trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba kéo dài 13 ngày hồi tháng 10.1962.

Tổng thư ký NATO có lý do quan ngại tuyên bố của ông Putin, gồm việc lãnh đạo Nga thừa nhận: ông từng tính đặt lực lượng hạt nhân Nga vào tình trạng báo động, khi Nga sáp nhập Crimea.

Tuy nhiên, vấn đề vượt qua các động thái quân sự ở Đônbg Âu, hoặc những hoạt động của tên lửa.

Nó diễn tra trong bối cảnh địa-chính trị phức tạp, va chạm với nhiều người trong khối kinh tế và quyền lực.

Việc giá dầu giảm đáng kể, do mức sản xuất cao kỷ lục ở Mỹ và nước ngoài, đều nhằm một mục tiêu: gây tổn thất nghiêm trọng cho kinh tế Nga, từ đó làm suy yếu khả năng quân sự Nga.   

Khi căng thẳng giữa phương Tây và Nga kéo dài, có khả năng giá dầu xuống thấp ở mức 20 USD/thùng. Điều đó có nghĩa Nga sẽ khó đầu tư mạnh cho quân sự Nga.

Lịch sử từng có kịch bản tương tự năm 1941, khi Mỹ cấm vận dầu thôi đối với Nhật, hậu quả là Nhật mất 92 % nguồn dầu nhập khẩu và khiến Nhật trả đũa bằng trận đánh Trân Châu Cảng.

Chiến lược giảm giá dầu này đang khiến Iran, Nga và Trung Quốc chống lại Mỹ ở 3 khu vực địa chính trị: Trung Đông, Đông Âu và châu Á.

Rõ ràng TQ hưởng lợi nhất từ sự hỗn loạn này, khi Mỹ chuyển quan tâm khỏi châu Á. Họ có thể củng cố “Con đường tơ lụa” đến Trung Đông, bằng cả đường bộ lẫn đường biển.  

Với khả năng kinh tế và quân sự được nâng cấp, TQ đang có ý định chống lại Mỹ để đặt ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương.

Chuyện bất ổn ở Trung Đông-chủ yếu là nội chiến ở Syria và cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran với phương Tây-hoàn toàn phục vụ cho quyền lợi khu vực của Nga. Ví dụ, Mỹ dù thiếu tầm nhìn vẫn biết rõ: không có sự giúp đỡ của Nga, thì khó thể đạt được một thỏa thuận với Iran về chương trình hạt nhân của Iran.

Và việc không đạt được thỏa thuận với Iran, sẽ cho các tay diều hâu ở Washington “đạn dược cần thiết” để đòi đánh bom Iran, điều chắc chắn sẽ đẩy chúng ta vào một cuộc chiến.

Trong tiến trình này, chúng ta sẽ thôi chú ý đến Đông Âu, và Nga đột ngột nắm ưu thế lớn hơn đó.

Mỹ nên suy nghĩ hai lần chuyện gây thù địch với Nga. NATO và Mỹ đơn giản không cần một nước Nga không thể đoán trước trong một thế giới đã quá nhiều hỗn loạn chính trị, căng thẳng tôn giáo, an ninh bất ổn.

Trên hết, không nước nào tin Nga có kho vũ khí 4.500 đầu đạn, gồm 1.800 đầu đạn chiến lược gắn trên các tên lửa và máy bay ném bom, cộng thêm 700 đầu đạn chiến lược trữ cùng 2.700 đầu đạn phi chiến lược khác.

Hãy nên suy nghĩ hai lần trước khi đụng vào bờ vai của con gấu này.

Theo mothegioi

Sửa lần cuối 2015-06-29 23:45:03

Bình luận

Bình luận qua Facebook