2015-07-06 11:19:07

Hy Lạp phá sản - Bi kịch 3 hồi

Thủ tướng Hy lạp Alexis Tsipras trò chuyện với báo chí sau khi đi bỏ phiếu tại một trạm trưng cầu ngày 5/7. (Ảnh: AP)

Tác giả: Paweł Strawiński - nhà báo Onet và Biznes.pl 
Người dịch: Nguyễn Hữu Viêm (nguồn: Onet.pl)

 Mới có vài ngày trước, lịch sử Hy lạp đã có thể có kết thúc khác với sự kết thúc trong vở bi kịch của nhà viết lịch Hy lạp Sofokles. Aten và các chủ nợ bên nào cũng giữ khăng khăng quan điểm của mình. Hy lạp đã cố tình tự vỡ nợ, và các chủ nợ cũng cố cho phép Hy lạp làm điều này.

 Việc phá sản của một quốc gia nghĩa là nó bị cắt mọi nguồn tài chính từ bên ngoài, các ngân hàng không có tiền, nền kinh tế bị hãm lại, quốc gia rách nát và công dân rơi vào cảnh bần hàn. Hy lạp giờ này chỉ còn nhận được tiền từ Ngân hàng Trung ương châu Âu EBC, nhưng đến lúc EBC cũng chính thức coi nước này phá sản thì họ cũng sẽ phải cắt chiếc dây tiếp máu.

 Khúc dạo cho vở bi kịch này đã được viết vào thế kỷ XX, khi các chính trị gia Hy lạp vung tiền và vay nợ bừa bãi. Cho đến tận gần đây, vở kịch buồn này vẫn còn có thể là vở hài kịch. Nhưng sau khi Hy lạp tham gia khối đồng euro, nó đã thành một bi kịch.

 Hồi I. Thòng lọng

 Hy lạp đưa con ngựa thành Tơ-roa vào khối dùng đồng euro năm 2001. Trong lòng con ngựa này họ dấu hàng trăm xác chết. Hy lạp không hề thỏa mãn các tiêu chuẩn để vào nhóm các nước sử dụng đồng euro, và chỉ vài năm sau đó họ mới thừa nhận điều này. Lạm phát quá cao, thu vượt chi quá nhiều. Cùng với lạm phát, giá cũng tăng quá nhanh. Hơn nữa, drachma, đồng tiền Hy lạp lúc đó đang lung lay và tụt dốc mạnh.

 Chui vào khối đồng euro, chính phủ Hy lạp đã tự thắt thòng lọng vào cổ mình. Nền kinh tế của Hy lạp ít hiệu quả và kém cạnh tranh. Đến ngay cả dầu ô liu, giá nhập từ các nước khác còn rẻ hơn dầu làm tại Hy lạp. Việc hạ giá trị đồng drachma đã cứu Hy lạp trước khi dùng euro. Nhờ vậy các hàng hóa mang nhãn „sản xuất tại Hy lạp” với người nước ngoài tỏ ra rẻ hơn, điều này đã thúc đẩy sức mua của khách du lịch. Một ưu điểm nữa lúc ấy là việc giảm nợ công. Cùng lúc đó một số các nước phía Nam châu Âu cũng làm các chính sách tương tự để tăng mức tiêu thụ trong nước, trong khi các nước phía Bắc, đứng đầu là Đức, nhắm vào xuất khẩu không muốn giảm giá đồng tiền của mình. Vì vậy, trong nhóm các nước dùng chung euro có những nước với mô hình không thể dung hòa được với nhau. Hy lạp mất khả năng ảnh hưởng tới giá trị đồng euro do đồng tiền này lúc Hy lạp mới tham gia sử dụng mỗi ngày một mạnh lên. Và Hy lạp vì thế mỗi ngày càng mất tính cạnh tranh.

 Chiếc thòng lọng này bắt đầu thít lại từ năm 2009, lúc thế giới rơi vào khủng hoảng. Nền kinh tế Hy lạp tụt giảm đi 3,1%, nạn thất nghiệp tăng thêm gần 2%, lạm phát ngân sách đạt mức 12,7% thu nhập quốc dân. Nếu giống như lúc trước khi còn dùng drachma thì chính quyền Hy lạp khi đó có thể dùng phương pháp cũ bằng cách hạ giá đồng tiền để cứu vãn nền kinh tế, thì sau lúc vào khối euro, họ bị bó tay. Mức tín nhiệm của chính phủ Hy lạp tụt nhanh đến mức chết người. Ai cũng muốn bán vội các công trái của Hy lạp và giá chúng tụt xuống mức tận cùng.

 Năm 2010 Hy lạp bắt đầu xin cứu trợ. Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ tiền tệ Quốc tế, gọi chung là Bộ ba, đã đồng ý cấp gói trợ giúp đầu tiên. Đổi lại, chính phủ Hy lạp đồng ý thắt lưng buộc bụng và tái hồi tài chính. Năm 2012 Bộ ba đồng ý cấp cho Aten gói cứu trợ thứ hai. Tổng cộng trong các năm 2010-2014 Hy lạp đã nhận 240 tỷ euro cứu trợ, giúp tránh khỏi phá sản. Chính quyền ở Aten lúc này luôn tỏ ra ngoan ngoãn và cắt giảm chi tiêu tối đa.

 Song rất nhiều người Hy lạp cho rằng chính sách cắt giảm không giúp gì, mà chỉ làm tình hình xấu đi. Vào các năm 2009-2014 nạn thất nghiệp đã tăng từ  9,1% lên mức 27,2%, còn tỷ lệ nợ công so với thu nhập quốc dân đã từ mức 112,9% lên mức 175%. Các chỉ số này lẽ ra phải có cải thiện, nợ công và nạn thất nghiệp phải giảm. Thế mà vào đầu năm 2015 nạn thất nghiệp đã ở mức 25,7%. Hơn nữa, mức tiêu thụ năm ngoái đã tăng lên lần đầu tiên trong vòng năm năm. Nền kinh tế có tăng lại. Nếu năm 2014 nó tăng 0,8%, thì vào năm 2015 nó ở mức 2,5%. Mức tín nhiệm của Hy lạp cũng tăng lên. Nhưng các hoa trái này đã đến quá muộn. Hiện tượng mỏi đã xảy ra.

 Hồi II. Dao phay

 Các chính trị gia Hy lạp không dùng dao phẫu thuật để thực hiện cắt giảm mà họ dùng dao phay. Số người tự sát tăng lên một phần ba trong các năm gần đây. Ngay ở thủ đô, hàng chục nghìn người bị cắt điện. Những người hồi nào thu nhập cao nay phải đi ăn xin xa nhà. Họ chỉ mong còn giữ được nhà. Các tổ chức tình nguyện phải lo việc phát đồ ăn cho người không có ăn. Bệnh nhân ung thư phải tự trả tiền túi để chữa bệnh. Các cửa hàng biến dần khỏi các đường phố. Một số người buộc phải cho con cái cho người muốn nhận nuôi.

 Người Hy lạp coi những người cho vay, chủ yếu là người Đức, những người nắm nhiều nhất các món nợ của Hy lạp, là thủ phạm của các cắt giảm và các tấn bi kịch của họ. Vì thế họ làm hình nộm bà Angela Merkel mặc đồng phục của Hitler và dán cho bà bộ râu Hitler. Họ cũng coi bị là nạn nhân do các lỗi và sự lừa dối của các nhà chính trị của mình. Nhưng họ không nghiêm túc nhận ra các ràng buộc của thị trường tài chính mà vài năm trước đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính. Họ cảm thấy bị mất danh sự và chủ quyền.

 Điều này đã ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử quốc hội vào đầu năm nay, khi đảng cực tả Syriza đã thắng cử. Ông Aleksis Cipras đã trở thành thủ tướng, còn ông Janis Warufakis trở thành bộ trưởng tài chính. Họ là những người hoàn toàn mới mẻ với công việc lãnh đạo chính quyền vì cho đến nay, thông thường các nhóm bảo thủ và xã hội đang luân phiên nắm chính quyền ở Hy lạp. Một sự hỗn loạn đã diễn ra trên thị trường. Đảng Syriza, khi tranh cử, đã hứa chấm dứt „khủng hoảng nhân đạo” và dừng chính sách thắt lưng buộc bụng, như hứa cho dùng điện không mất tiền, đi xe công cộng không mất tiền, thức ăn cho người nghèo và bảo hiểm sức khỏe tốt hơn cho người thất nghiệp. Đảng Syriza cũng cam đoan nâng mức lương tối thiểu lên bằng mức năm 2011 (tức là thêm 171 euro) và tăng mức lương hưu thấp nhất thêm 8,3%. Ngoài ra họ còn hứa tăng việc làm, giảm thuế và xóa nợ cho những người nợ nhiều nhất. Họ đã thực hiện một phần các lời hứa ấy. Điều này đồng nghĩa với việc chấm dứt thương lượng với Bộ ba cho vay. Nay Bộ ba không còn tồn tại nữa, nhưng nợ vẫn còn đó.

 Tiền chi phí cho chính phủ mới dự kiến thu từ cuộc chiến với tham nhũng và lừa đảo. Nhưng như thế không thể đủ được. Đảng Syriza còn đòi các nhà cho vay xóa cho họ một phần nợ, con số nợ này với sự cứu trợ của Bộ ba hiện đã lên đến một số khổng lồ là 320 tỷ euro. Ngoài ra, còn thêm vào số tiền vay cứu trợ lần hai, cho đến nay là lần cuối. Chương trình này đã kết thúc hôm 30-06-2015 vừa qua. Các nhà cho vay đòi điều kiện để trao tiếp 7,2 tỷ euro khi Hy lạp tiến hành cải cách kinh tế đã hứa khi xin vay. Đảng Syriza còn không muốn nghe về nó. Nhưng không có số tiền vay này thì Hy lạp không có cách gì để 1,6 tỷ euro đáo hạn tiền vay của Quỹ tiền tệ Quốc tế MFW, cũng phải trả vào cuối tháng 6. Cũng giống như trong một bi kịch của Hy lạp, ta cũng gặp ở đây sự thống nhất giữa địa điểm, thời gian và hành động.

Hồi 3. Vạch giới hạn đỏ

 Sau năm tháng hội đàm, Aten lẽ ra phải trình bày một kế hoạch cải cách mà bên những người cho vay có thể chấp nhận. Nhưng thay vì thế, trong cuộc gặp với ông chủ tịch Liên minh Châu Âu Jean Claude Juncker, sếp Ngân hàng trung ương Châu Âu EBC ông Mario Draghim và bà Christine Lagarde sếp Quỹ tiền tệ Quốc tế MFW thì ông Thủ tướngWarufakis lại đến đòi họ bảo đảm tái cấu trúc lại nợ cho Hy lạp. Bên cho vay từ chối giảm nợ cho đến khi Hy lạp chịu chấp nhận và tiến hành cải cách. Cũng theo các tin đồn, họ tỏ ra bực mình khi Hy lạp từ chối tiến hành thay đổi trên thị trường lao động, về hưu trí, về lương bổng và về thuế. Các vấn đề này đối với ông Cipras thì lại là „vạch giới hạn đỏ” mà họ không có ý định vượt qua. Và họ không làm điều đó. Các cuộc hội thoại cho cơ hội cuối cùng kéo dài đến những giờ cuối hôm 30-06 đã không mang lại kết quả gì. Việc tuyên bố tiến hành trưng cầu dân ý vào chủ nhật 4-7 về việc chấp nhận các yêu cầu của bên cho vay đã quá muộn.

 Đảng Syriza đã chủ tâm dẫn đến cánh quốc gia phá sản. Khi các cuộc hội thoại sắp kết thúc và xuất hiện các thông tin đầu tiên về thỏa thuận có thể có, thì không khí ở Aten sôi sục lên.  Nhượng bộ đối với người Hy lạp là thất bại, và đảng Syriza sẽ thành kẻ phản bội. Nhưng nếu quyết định chọn phá sản, thì đảng Syriza cũng sẽ phá sản về chính trị. Ở các nước phá sản thì sự ủng hộ dành cho đảng cầm quyền cũng giảm mạnh và họ sẽ mất chính quyền, không có gì lạ cả. Ví dụ như ở Argentyna số người nghèo chiếm tới 60% dân số, còn hơn 25% ở dưới mức nghèo. Vì thế chả lâu nữa có thể thay vì đốt hình nộm bà Angela Merkel, người Hy lạp sẽ đốt hình nộm ông Warufakis và ông Cipras. Dù rằng trong trường hợp này thì thỏa thuận quay về chính sách cắt giảm thì chính cả hai chính trị gia này cũng bị tổn hại mà không phải chỉ có hình nộm của mình.

 Cả Bộ ba cũ cũng cố tình cho phép Hy lạp phá sản. Từ lâu, số phận của Hy lạp phụ thuộc vào số phận các nước cùng có khó khăn về tài chính, có tên gọi chung là PIGS (tiếng Anh nghĩa là „những con lợn”), là viết tắt tên chữ bằng tiếng Anh của các nước Bồ đào nha (tiếng Anh: Portugal), Iceland (tiếng Anh: Iceland), Hy lạp (tiếng Anh: Greece) và Tây ban nha (tiếng Anh: Spain). Ngoài Bồ đào nha, nơi đảng cánh tả đang bị xé nhỏ và nơi đó các nhóm theo gương đảng Syriza chống thắt lưng buộc bụng đang mạnh lên, ở Iceland là Sinn Féin, ở Tây ban nha là Podemos. Các hình ảnh bi kịch lộn xộn từ Hy lạp có thể đe dọa cử tri bầu cho các nhóm đảng này. Và lúc đó thắt lưng buộc bụng là cách duy nhất ngự trị ở châu lục già cỗi này. Và lúc đó sẽ không còn ai nhớ đến ông Warufakis và các ý định của ông là thay vì dùng dao phẫu thuật để cắt giảm chi phí lại dùng con dao phay để kết hợp trả nợ với tăng trưởng kinh tế, cũng như chả ai sẽ nhớ là còn có thể làm khác đi nữa.

Sửa lần cuối 2015-07-06 09:31:12

Bình luận

Bình luận qua Facebook