2016-03-02 14:59:20

Xi-ri nằm trên con đường trung chuyển khí đốt

 Báo „Gazeta Wyborcza” hôm 19-02-2016 có một bài viết của ông Mariusz Kania phân tích về lý do có cuộc chiến đã kéo dài 5 năm ở Xi-ri.

  Trong những ngày gần đây Nga liên tiếp ném bom Aleppo, nơi trước đây là thành phố lớn nhất Xiri và là một trung tâm công nghiệp và tài chính.  Hiện một phần thành phố này vẫn nằm trong tay của phe đối lập chống chính phủ của ông Assad. Hàng nghìn người phải bỏ chạy về biên giới Thổ nhĩ kỳ, vì vậy thỏa thuận ngừng bắn vừa ký ở Munich không biết có thành hiện thực được không.

   Đến tháng ba này là đúng 5 năm từ lúc nổ ra cuộc xung đột làm 470 nghìn chết và hơn 10 triệu người (một nửa dân số nước này) trở thành người di tản. Có lẽ ngành công nghiệp dầu mỏ khí đốt cũng là một nhân tố quan trọng gây ra thảm kịch này. Damaszek lúc ông Assad nắm quyền đã trì hoãn, cản trở việc xây các đường ống gaz đi tới châu Âu từ Quatar hay Iran, và điều này làm nước Nga hưởng lợi…

  Một trong các vỉa khí đốt to nhất thế giới nằm ở Vịnh Ba Tư, trong lãnh hải của Iran và Quatar. Vài năm về trước, cả hai nước này đã vạch kế hoạch khai thác nó. Do vậy đã hình thành hai bản thiết kế đường ống dẫn gaz cạnh tranh với nhau. Điểm mấu chốt của cả hai dự án này chính là Damaszek. Quatar thì muốn xây đường ống gaz đi qua Ả rập Saudit, Jordani và Xiri đến Thổ nhĩ kỳ trong khi Iran không muốn đi qua Thổ, đồng minh của Mỹ và NATO, nên muốn đặt ống ngầm qua biển Địa Trung Hải để đến Hy lạp.

  Quatar định nối đường ống của mình vào đường ống Nabucco để chuyển gaz từ Thổ nhĩ kỳ đến Áo, và tuyên bố bản kế hoạch vĩ đại Đô-ha này vào năm 2009. Nhưng ông Assad không ủng hộ kế hoạch này và trong một lần được hãng AFP phỏng vấn ông giải thích mình quyết định như vậy là vì „để bảo vệ quyền lợi của nước Nga đồng minh, nhà cung cấp gaz chính cho châu Âu”. Ngược lại, ông ký một bản ghi nhớ (memorandum) năm 2012 ủng hộ kế hoạch xây đường ống dẫn dầu „Hữu nghị” (Przyjaźń) của Iran, có khả năng tải khoảng 40 tỷ mét khối gaz đi thị trường châu Âu.

  Ông hoàng thân Bandar bin Sultan vào tháng 8-2013 định mua chuộc ông Vladimir Putin: đề nghị hợp tác cùng nắm thị trường dầu hỏa thế giới và đảm bảo các hợp đồng bán gaz của Nga và đề nghị Nga ủng hộ mình trong cuộc xung đột ở Siria, nơi mà Ả rập Saudit ủng hộ phe chống chính phủ. Theo tờ „Guardian” thì ông hoàng đã nói câu sau với Putin „Chính phủ nào thay ông Assad cũng sẽ nằm trong tay Ả rập Saudit. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để chính quyền Damaszek sẽ không ký bất cứ một kế hoạch vận chuyển gaz nào từ Vịnh Ba Tư qua Siria đến châu Âu”. Khi ông Putin từ chối, thì vị hoàng thân này nói tiếp là „thế thì việc can thiệp quân sự vào Siria là không thể tránh khỏi”.

  Nước Nga khi can thiệp sâu vào xung đột ở Ucrain đã không đủ sức để bảo vệ quyền lợi của mình ở Trung Đông. Vào tháng 2-2015, khi có thỏa thuận ở Minsk làm giảm tải ở vùng Donbas thì điện Kremlin bắt đầu chuẩn bị cho hoạt động quân sự ở Xiri.

  Song song với nó, Nga thực hiện chiến lược phát triển nhánh công nghiệp nhiên liệu ở Châu Âu. Trong Diễn đàn Kinh tế Phương Đông tổ chức ở Vladivostok hôm 4-09-2015, Nga và Đức đã ký thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 nối Nga với nhà tiêu thụ lớn nhất châu Âu này. Hãng Gazprom sẽ nắm 51% cổ phần. Việc xây đường ống lại trùng hợp với thời gian kết thúc hợp đồng giữa Gazprom và Naftogaz của Ukrain về việc trung chuyển gaz đi Tây Âu vào năm 2019. Đến lúc đó theo kế hoạch thì đường ống Nord Stream 2 sẽ đạt hết công suất tải.

  Ngày 28-09-2015, hai ngày trước khi Nga ném bom Xiri, thì ông Phó thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabrien đến thăm Matxcova. Từ băng ghi lại cho thấy ông ta đã trình bày cho Putin cách lách luật của Liên minh Châu Âu để xây dựng Nord Stream 2. Như vậy Berlin đã bật đèn xanh cho nước Nga.

  Mùa xuân Ả rập đến với Xiri vào tháng 3 năm 2011. Cuộc phản đối hòa bình đã biến thành nội chiến. Không một lực lượng bên ngoài nào tham gia chính thức vào cuộc nội chiến này. Điểm bước ngoặt là lúc Nhà nước Hồi giáo tự phong IS thành lập năm 2013 trên một phần lãnh thổ Xiri và Irak.

  Ngày 10-09-2014, ông Barack Obama tuyên bố phải tiêu diệt IS vì nó giờ không chỉ là vấn đề riêng của Xiri và Irak và trong tương lai có thể đe dọa Mỹ. Từ lúc đó, các máy bay quân sự Mỹ bắt đầu cuộc ném bom vào các mục tiêu ở Xiri.

  Nhưng với nước Nga thì việc duy trì chính quyền của ông Assad là đảm bảo quyền lợi kinh tế và ảnh hưởng chính trị của mình trong khu vực này của thế giới. Có thế thì gaz từ Trung Đông đi châu Âu sẽ có giá thành cao vì phải vận chuyển ở dạng hóa lỏng.

   Matxcova dùng lập luận của Mỹ về mối đe dọa toàn cầu của Nhà nước Hồi giáo đã bắt đầu ném bom hôm 30-09-2015 vào các mục tiêu ở Xiri. Nhưng họ không chỉ tấn công các mục tiêu phiến quân mà cả của phe đối lập với ông Assad, kể cả các mục tiêu dân sự theo lời ông Jens Stoltenberg, nhà chỉ huy khối NATO. Kết quả là quân đội của chính quyền Assad đang chuyển sang thế phản công và dành càng ngày càng nhiều thắng lợi…..

  NHV, dịch từ Gazeta Wyborcza

Sửa lần cuối 2016-03-02 14:00:27

Bình luận

Bình luận qua Facebook