2017-04-04 13:15:59

27 nước thành viên của Liên minh Châu Âu muốn gì khi thương lượng về Brexit? (Phần I)


Bà Theresa May đã nổ phát súng khởi động điều 50 vào hôm thứ tư tuần qua, nhưng các nước thành viên còn lại sẽ có những điểm ưu tiên gì khi thương lượng với nước Anh về Brexit?

Sẽ không thể lùi được nữa – các cuộc thảo luận đã bắt đầu.

Vậy 27 nước thành viên của Liên minh Châu Âu muốn gì khi nước Anh rời Liên minh Châu Âu?

Ngồi bên phía đối diện với đoàn thương lượng Anh do bà May và ông David Davis, thư ký phụ trách Brexit, về phía Liên minh sẽ có ông Michel Barnier. Nhưng sau ông Barnier và Ủy ban Châu Âu sẽ là 27 nước thành viên.

Tờ POLITICO đã nói chuyện với các đại diện của mỗi nước thành viên, những người biết chính phủ của mình muốn gì khi hội đàm về Brexit. Tất cả các nước thành viên đều đồng thuận không chỉ về vấn đề đảm bảo quyền công dân không chỉ cho công dân Anh mà còn về việc người Anh phải thực hiện mọi trách nhiệm về tài chính đang có đối với Liên minh. Song còn có cả một lô các vấn đề và các quyền lợi quốc gia của các nước thành viên, chúng có thể làm đảo lộn các cuộc thương lượng phức tạp này.

Ta hãy bắt đầu xem ván cờ có nhiều đối thủ này. (Thứ tự các nước theo tên trong bảng chữ cái của Ba Lan, người dịch)

Nước Áo

Các vấn đề ưu tiên: quyền công dân, ngân sách của Liên minh

Nước Áo sẽ nắm quyền luân phiên điều khiển Hội đồng Châu Âu ở nửa sau năm 2018. Thế có nghĩa là nước này sẽ đóng vai trò chủ chốt trong hội đàm về Brexit – ông Sebastian Kurz, bộ trưởng ngoại giao của Liên minh người Áo vừa nói như vậy trong chuyến thăm nước Anh hồi cuối tháng ba vừa qua.

Việc bảo vệ quyền lợi của 25 000 người Áo sống ở Anh sẽ là một ưu tiên quan trọng nhất của nước này. Ưu tiên thứ hai là về tài chính – Nước Áo muốn chắc là các nước thành viên còn lại trả tiền vào ngân quỹ Liên minh sẽ không phải bù chỗ thiếu hụt cỡ vài tỷ euro sau khi nước Anh rời Liên minh. Ông Kurz khẳng định là nước Áo muốn nhân cơ hội này làm Liên minh châu Âu mảnh mai và khỏe hơn. Họ có ý định cải cách Ủy ban Châu Âu bằng cách giảm số lượng các thành viên Ủy ban (số komisarz) đi một nửa, tức chỉ còn 14.

Brexit rắn hay mềm? Rắn trung bình.

Nước Bỉ

Các vấn đề ưu tiên: thương mại với Anh, an ninh

Nền công nghiệp của nước Bỉ, chủ yếu ở vùng Bắc Flamand, nơi 80% xuất khẩu là đi Anh – là khối mấu chốt trong đàm phán. Anh là khách hàng buôn bán quan trọng nhất của Bỉ sau Đức, Pháp và Hà Lan, theo số liệu của Ngân hàng Quốc gia chiếm 8,8% toàn bộ xuất của Bỉ năm 2015. Việc xuất khẩu rất quan trọng cho công nghiệp hóa chất, máy công nghiệp và ngành dệt chắc chắn sẽ nằm ở vị trí hàng đầu trong đàn phán thương mại của Bỉ khi Brexit.

Cuộc chiến chống khủng bố hiện nay cũng làm Bỉ muốn tiếp tục việc hợp tác giũa các lực lượng diều tra mật của hai nước.

Là một trong sáu thành viên sáng lập và là nơi có trụ sở của Liên minh, nước Bỉ yêu Liên minh. Chính phủ của ông thủ tướng Bỉ Charles Michel nhấn mạnh là các nước còn lại phải nhất quán khi hội đàm về Brexit, phải chú trọng đến lợi ích của Liên minh và các thành tựu của nó. Ông Michel cũng nhấn mạnh là việc chia tay với nước Anh phải kết thúc trước khi bắt đầu đàm phán về thương mại. Ông thủ tướng tuy nhiên sẽ gặp sức ép từ phía đảng liên minh của mình là đảng dân tộc chủ nghĩa vùng Flamand N-VA, một đảng có tính "thực tiễn châu Âu" nhiều hơn và họ đòi tiến hành đàm phán về thương mại trước.

Brexit rắn hay mềm? Nhiều khả năng là mềm. Ông Michel chủ trương "Brexit thông minh".

Bungari

Các vấn đề ưu tiên: quyền công dân, quan hệ tốt với Đức

Brexit không thật là vấn đề chính trị cháy bỏng cho Bungari. Vậy chắc ông thủ tướng tương lai Bojko Borisow sẽ đứng cùng phía với đồng minh của mình là bà thủ tướng Đức Angela Merkel.

Mối ưu tiên của chính phủ ở Sofia là bảo vệ quyền công dân của mình đang ở Anh. Còn chưa rõ ở đó có bao nhiêu người vì phần lớn họ làm việc theo mùa hay chỉ đi làm thêm. Tuy nhiên, ước tính là ở đó có khoảng hơn 60 000 dân Bungari, không kể số sinh viên.

Người Bungari so với người Ba Lan ở Anh chỉ là nhóm nhỏ do vậy nên Nhóm các nước Wyszehradzka với trụ sở ở Vác-sa-va, Praha, Bratyslava cùng Budapest sẽ dẫn đầu trong thảo luận về vấn đề di dân. Số lượng lao động người Bungari ở Ý và Tây Ban Nha mới cao hơn đáng kể so với ở Anh, nên người Bun tại đó mới có giá trị chiến lược lớn hơn.

Ông Borisow, người có lẽ chắc chắn nắm ghế thủ tướng sau bầu cử vào hôm chủ nhật tới, nói rất ấm áp về các công dân Anh đang xin quốc tịch Bun, mặc dù vấn đề không dễ. Tại Bungari có gần 7000 người Anh. Phần lớn họ đã về hưu hay quyết định chọn đất nước đầy nắng này làm nơi nghỉ dưỡng tuổi già, hoặc đầu tư nhà nghỉ ở đây.

Năm ngoái ông Borisow gọi Brexit "là một ngày tồi tệ" của châu Âu. Một mặt Bungari tuyên bố đoàn kết với mọi thành viên còn lại nhưng về việc đàm phán, ông Borisow tuyên bố sẽ không có thương lượng về đề tài ưu tiên "đặc biệt" nào cho nước Anh cả. – Cái đó đe dọa Liên minh sẽ tan vỡ, ông nói.

Brexit rắn hay mềm? Cũng cứng rắn như nước Đức.

Croatia

Các vấn đề ưu tiên: quốc phòng và an ninh

Croatia, thành viên trẻ tuổi nhất của Liên minh (nhập vào năm 2013) gắn với Anh lâu về lịch sử. Chính nước Anh đã đứng đầu cuộc đàm phán kết thúc xung đột ở Nam Tư trong các năm 90; cũng chính Anh đồng ý kết nạp các nước vùng Ban-căng vào Liên minh. Dân Croatia xem xét việc Anh rời Liên minh dưới góc độ an ninh. Họ muốn Anh quan hệ chặt chẽ tiếp tục với Liên minh về vấn đề này, không chỉ về lo khả năng Nga và Thổ sẽ có thể xâm nhập vào vùng này. Sau khi gia nhập Liên minh có khoảng gần 150 000 nghìn dân Croatia rời tổ quốc mình nhưng chủ yếu đến Ireland chứ không phải Anh. Thế nên khác với các thành viên mới của Liên minh, Croatia không lo gì lắm về vấn đề Anh.

Ông Andrej Plenković, thủ tướng Croatia cũng nói là mặc dù ông tiếc khi Anh rời cộng đồng nhưng có thể đây là cơ hội để cải tổ cách hoạt động của Liên minh một cách căn bản. Plenković là người rất tích cực trong đàm phán để Croatia gia nhập Liên minh, do vậy ông biết rất rõ về Liên minh. Ông cũng khá gần với cấu trúc của Đảng Dân tộc châu Âu (Europejska Partta Ludowa), do vậy ông cùng phía với bà Merkel.

Brexit rắn hay mềm? Cứng rắn ở mức trung bình.

Cộng hòa Síp

Các vấn đề ưu tiên: tương lai các căn cứ quân sự Anh, du lịch, di dân

Cộng hòa Síp được coi là một nước thứ ba– sau Cộng hòa Ireland (biên giới) và Tây Ban Nha (Gibraltar) – bị động chạm nhất do Brexit. Các căn cứ quân sự của Anh chiếm 1% diện tích Cộng hòa Síp nếu tính cả các làng mạc mà có người Síp sống. Số phận của họ sẽ là vấn đề chủ chốt. Cộng hòa Síp cũng liên quan tới Anh nhiều về vấn đề du lịch; nước Anh cũng là nơi sinh viên Cộng hòa Síp hay đến học nhất, và cũng là nơi nhập hàng xuất khẩu của nước này.

Do vậy Cộng hòa Síp muốn có quan hệ gần nhất với Anh và muốn có Brexit với các điều kiện mềm. Một nhân viên chính quyền của Cộng hòa Síp muốn ít nhất các vấn đề về thương mại được thảo luận trước khi kết thúc Brexit – về điểm này Cộng hòa Síp khác với phần lớn các nước thành viên khác.

Brexit rắn hay mềm? Mềm nhất nếu có thể.

Czech

Các vấn đề ưu tiên: quyền công dân, thương mại

Ông Milan Chovanec, bộ trưởng Bộ Nội vụ đã tuyên bố hồi tháng một (nói như thế ông này tỏ ý muốn đàm phán riêng), là Praha phải "chọn sáng kiến độc lập" và không chờ khi có thỏa thuận giữa Liên minh và Anh. Tuy nhiên đây không phải quan điểm chính thức của chính phủ, họ nhấn mạnh sự đoàn kết là giá trị cơ bản của Liên minh.

Nếu về vấn đề phối hợp giữa Brexit với các cuộc đàm phán thương mại, Praha cùng phía với Ủy ban Châu Âu và các nước muốn đàm phán về thương mại sau khi tuyên bố các thỏa thuận về Brexit. "Mặc dù việc xác định mối quan hệ trong tương lai giữa Anh và Liên minh về viễn cảnh là phần then chốt của Brexit, nhưng trước hết vẫn cần xác định các nét cơ bản của việc rời Liên minh", các nhà lãnh đạo các đảng đại diện trong Quốc hội Czech đã nêu trong tuyên bố chung như vậy.

Praha đã thành lập văn phòng về vấn đề Brexit; người Czech đã sẵn sàng về việc điều 50 có hiệu lực.

Brexit rắn hay mềm? Theo các nhân viên chính quyền Czech – mềm.

Đan Mạch

Các vấn đề ưu tiên: thị trường thống nhất, nông nghiệp

Đan Mạch từ lâu thân thiết với Anh trong Liên minh. Về Brexit, các hãng của nước này nhấn mạnh nhất đến sự bình đẳng về các quy tắc mà mỗi chính phủ chấp nhận, một nhân viên chính phủ nắm vũng về chiến lược của nhà nước về vấn đề Brexit nói.

Các sản phẩm xuất khẩu loại sang của nước này như đồ gỗ, dược phẩm, áo lông hay thịt – khi sản xuất đều tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt nhất khi sản xuất coi trọng về môi trường, người tiêu dùng và người lao động. Đan Mạch muốn Liên minh nâng cao tiêu chuẩn quy định về sản xuất các sản phẩm để cho phép hàng hóa của họ cạnh tranh trên thị trường. Vậy về Brexit, ưu tiên chính của nước này là tránh các tình huống khi các hãng của Anh có thể trốn không tuân thủ các quy định của Liên minh mà vẫn có thể tham gia vào thị trường chung, làm hại đến xuất khẩu của Đan Mạch.

Có việc xuất hiện một hy vọng là giá thuế cho nông phẩm có thể hạ đi nếu có thống nhất về thị trường tự do chung. Nước Anh là khách hàng quan trọng đứng thứ ba của Đan Mạch nếu nói về xuất khẩu món thịt lợn mà người Anh rất quen dùng.

Đan Mạch coi là đầu tiên cần xác định các điều kiện của "cuộc ly hôn", chú ý đầu tiên đến quyền của công dân của Liên minh, vấn đề biên giới Anh và các trách nhiệm tài chính của nước này, một viên chức của chính phủ nói.

Copenhage biết là để đạt thành công trong thảo luận về Brexit, cũng cần biết "bán" cho tốt các hợp đồng thương lượng không chỉ cho công dân Anh mà cả cho công dân các nước thành viên. Ngay cả nếu thỏa thuận tỏ ra quá rắn cho phía Anh, Đan Mạch chống lại các cuộc đàm thoại về "trừng phạt" nước Anh. – Tôi không nghĩ là có ai cố tình làm khó cho bà May – một viên chức nước này nói.

Brexit rắn hay mềm? "Đâu đó ở giữa", một nhân viên chính phủ nói.

Estonia

Các vấn đề ưu tiên: thị trường mở cho các hãng nước này ở London, quốc phòng

Kaja Kallas, nghị viên Quốc hội châu Âu cho là Anh có Estonia là đồng minh; không phải một lần Estonia ở cũng phía Anh khi thảo luận về điều chỉnh buôn bán và chính sách thị trường nội bộ.

Người Estonia muốn có các quan hệ thực tế với Anh không chỉ vì có số các hãng công nghệ như hãng Transferwise của mình đang hoạt động với tầm rộng ở London.

Estonia còn là nơi ở của nhiều lính Anh đang được khối NATO cho đóng ở đó. Họ muốn Anh vẫn tham gia vào các hoạt động tự vệ của Liên minh ở mức càng cao càng tốt– nhất là khi căng thẳng với Mạc Tư Khoa đang tăng.

Về vấn đề Brexit, ở Estonia không có các sự khác nhau lớn của hai đảng: Đảng Cải cách và Đảng Trung tâm của nước này.

Brexit rắn hay mềm? Mềm.

Phần Lan

Các vấn đề ưu tiên: Sự thống nhất của 27 nước thành viên

Cũng như nhiều nước Bắc Âu, chính phủ Phần Lan đặc biệt buồn về việc Anh rời Liên minh.

Anh không chỉ là nước ủng hộ truyền thống cho thị trường tự do và các hạn chế thấp bên trong Liên minh mà còn là đối tác thương mại quan trọng của Phần Lan. – Đã có lúc Anh đối với Phần Lan quan trọng hơn. Phần Lan giờ là nước toàn cầu hơn – một viên chức chính phủ này nắm vững về các hội đàm về Brexit nói. Khoảng giữa thế kỷ trước thì Anh đứng thứ hai về thị trường xuất khẩu, chủ yếu là giấy và nhiên liệu của Phần Lan. Giờ họ chỉ đứng thứ sáu, Phần Lan xuất khẩu sang Trung Quốc cũng bằng đi Anh.

Do tầm quan trọng về quan hệ với Anh giảm nên trong hội đàm về Brexit, Phần Lan sẽ đứng về phái đa số. – Chúng tôi sẽ không hét lên: "Chúng tôi ở đây, các ông phải làm như thế này". Chúng tôi không có các mong muốn đặc biệt nào- một viên chức nói với POLITICO. – Mong muốn đặc biệt nhất và duy nhất là sự đồng thuận của 27 nước thành viên.

- Chính phủ Phần Lan nhấn mạnh rõ là có bốn thứ tự do là cơ sở cho hoạt động của Liên minh. Chúng tôi muốn có chiến thắng do cùng cộng tác. Nhưng với Anh các tự do trên sẽ không như đối với các nước thành viên. Bốn thứ về tự do trong Liên minh sẽ không bị thay bằng một trò chơi xắp hình puzzle có thể mang theo được – một viên chức sau khi tham khảo các đồng nghiệp ở Bruxelles và Hensinki đã nói với POLITICO như vậy.

Brexit rắn hay mềm? Cứng rắn (mặc dù họ không muốn).

Pháp

Các vấn đề ưu tiên: tránh "gây tổn thương", tránh cạnh tranh về điều khoản quy định, bảo vệ các nhà sản xuất của châu Âu.

Một nhà ngoại giao giầu kinh nghiệm của châu Âu nói Pháp sẽ bảo vệ "có hệ thống" các quyền lợi của Liên minh khi thương lượng về Brexit. Nó có nghĩa là bảo vệ châu Âu khỏi bị phân rã, cũng như bảo vệ không cho Brexit "lây lan" cho các nước khác.

- Nếu các quyết định về Brexit bị tiến hành sai thì chúng có thể dẫn đến các rối loạn khác – nhà ngoại giao Pháp nói. Pháp muốn duy trì các tiêu chuẩn hiện hành như bây giờ sau Brexit. – Trong nhiều lĩnh vực chúng ta sẽ theo các quy tắc về cạnh tranh, vậy với Anh cúng ta sẽ cứng rắn để tránh các cạnh tranh về quy định về sau này – ông ta nói.

Pháp tập trung vào tương lai của các nhà sản xuất của châu Âu như Airbus, nơi "toàn bộ mô hình về kinh tế dựa trên việc thông thương dễ dàng của các vật liệu composit", ông bổ sung. Nghề cá cũng là mối lo ngại tiếp theo của người Pháp.

Brexit rắn hay mềm? Rắn về các vấn đề cơ bản.

Đức

Các vấn đề ưu tiên: sự thống nhất của thị trường chung

Quan điểm của Đức về Brexit có thể tóm gọn trong vài chữ: "Không có việc chọn" ("Keine Rosinenpickerei").

Bà Merkel nói câu này lần đầu trong bài phát biểu sau khi có kết quả trưng cầu dân ý ở Anh. Từ đó không chỉ bà Thủ tướng Đức mà các cố vấn giầu kinh nghiệm cũng nhắc đến câu này mỗi khi có dịp.

- Nếu như nước Anh có thể có lối vào thị trường chung của châu Âu và có thể chọn cho mình các điều kiện và thỏa thuận tùy ý thì có thể đặt rất nhanh câu hỏi về một thị trường chung như vậy… bởi vì khi đó mỗi nước sẽ chỉ chọn thứ mình cần - bà Merkel nói với các đại diện giới kinh doanh hồi tháng một.

Đại diện của các đảng phái họp ở Berlin phản ứng rất sôi động về tình hình ở Anh – các nhân viên chính quyền cho là người Anh vẫn muốn tận dụng các mối lợi vì có tự do trao đổi dịch vụ, của cải và vốn nội bộ của Liên minh, nhưng đồng thời lại không muốn cho tự do di chuyển người lao động. Cho đến nay mối lo nhất của Đức không phải là ảnh hưởng của việc „Brexit rắn” tới nền kinh tế Đức mà là mối lo ngại các thành viên còn lại sẽ muốn học người Anh và cũng đòi được hưởng giá cước đặc biệt.

Thái độ của các công chức này còn dựa vào lời khuyên của các cố vấn về kinh tế, họ cho là sau Brexit nước Anh sẽ ở vào tình thế xấu hơn so với các nước ở lại trong Liên minh. – Một Liên minh gồm 27 nước, có Đức, Pháp và Ý sẽ là một khách hàng khổng lồ cùng cỡ như Hoa Kỳ hay Trung Quốc – một cố vấn không muốn nêu tên nói. – Nước Anh đơn độc sẽ chơi ở hạng cân thấp hơn cùng với các nước như Canada. Liệu có ai cảm thấy choáng ngợp trước sức mạnh thương mại của Canada hay không?

Sau khẳng định hồi tháng năm của mình về vấn đề "Brexit rắn", Berlin coi các thương lượng sắp tới như các cuộc hội đàm về thương mại với các nước thuộc thế giới thứ ba. Ngày càng có nhiều công chức ở đây khó tin là có thể đạt xong thỏa thuận giữa Liên minh và Anh trong vòng hai năm tới.

Brexit rắn hay mềm? Rắn.

Hy Lạp

Các vấn đề ưu tiên: quyền công dân

Hy Lạp không muốn lật các quân bài của mình.

Chính phủ Hy Lạp hiện chưa công bố bất kỳ gì, cũng không đồng ý với tuyên bố chung về Brexit. Aten nói là họ đợi đến khi London khởi động điều 50 thì sau đó "mọi nhiệm vụ, vai trò, các vấn đề ưu tiên… sẽ được xác định – tất nhiên là sau khi thỏa thuận với nhóm công tác đặc biệt của Ủy ban Châu Âu", một nhà ngoại giao của Hy Lạp nói.

Ông Aleksis Cipras, thủ tướng Hy Lạp, đã gặp bà Theresa May hồi tháng 12 ở Hội đồng Châu Âu, nhưng đề tài thảo luận lúc đó là về Cộng hòa Síp (London là một trong số các nước bảo lãnh), chứ không phải về Brexit, viên công chức Hy Lạp giải thích.

Brexit rắn hay mềm? Không rõ.

Hungari

Các vấn đề ưu tiên: quyền công dân, ngân quỹ Liên minh

Trong số tất cả 27 các nước thành viên còn lại thì Hungari là một trong các đồng minh thân cận nhất của Anh.

- Khối độc lập đã bị mất giọng cao của mình – ông ngoại trưởng Péter Szijjártó nói trong một hội nghị quốc tế hồi đầu tháng; khi đó ông cũng nói là Budapest ủng hộ Brexit mềm. – Chúng tôi vứt bỏ ý nghĩ trừng phạt người Anh vì họ rời Liên minh; quyết định của họ cần được tôn trọng, ngay cả vì nước Anh vẫn còn là thành viên Liên minh thì sẽ tốt cho quyền lợi của nước Hung hơn – theo ông.

Một trong các mối ưu tiên của Hungari sẽ là xác định vị trí của các công dân của Hungari đang làm việc ở Anh "- tôi muốn thấy việc hình thành các cơ cấu cụ thể mà chúng "tự động" kéo dài giấy phép lao động cho các công dân Hung ở Anh sau Brexit - ông Gergely Gulyás, lãnh tụ đảng Fidesz, nói trong một cuộc họp báo vào năm ngoái.

Hungari cũng quan tâm đến các thỏa thuận về thương mại có thể làm dịu (nếu có thể) các ảnh hưởng xấu của Brexit đến các quỹ của châu Âu, một viên chức Hung nói. Budapest không muốn để lộ về chiến lược trong đàm phán của mình, về thứ tự các vấn đề cần giải quyết (hợp đồng "ly hôn" hay các quyết định về buôn bán); Hungari khẳng định là vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự thống nhất trong các nước thành viên, ông nhấn mạnh.

Brexit rắn hay mềm? Mềm.

Cộng hòa Ireland

Các vấn đề ưu tiên: giữ hòa bình ở Bắc Ireland, vùng tự do di chuyển về người

Mục đích chính của Dublin là giữ hòa bình ở Bắc Ireland và tránh phá hủy các mối quan hệ thương mại giữa các thị trường vốn có quan hệ chặt chẽ với nhau giữa nước Anh và Ireland.

Trong những năm gần đây vấn đề phức tạp về biên giới giữa Ireland và Bắc Ireland đã không còn. Giờ việc quay lại sự phân chia như hồi trước có thể làm vùng này mất ổn định. Dublin muốn có đi lại tự do giữa hai khu vực của hòn đảo – đúng như nó đã có trước khi Liên minh hình thành. Người Ireland cũng muốn có đảm bảo là Bắc Ireland cũng có thể dễ dàng tham gia vào Liên minh nếu công dân ở đó quyết định một cách dân chủ việc sát nhập vào Ireland.

Dân ở vùng Bắc Ireland hồi trưng cầu dân ý tháng 6 năm ngoái ủng hộ ở lại Liên minh có thể xin hộ chiếu Ireland, hộ chiếu Anh hay cả hai. – Chúng tôi đã không bỏ phiếu rời Liên minh nên chúng tôi phải bảo vệ hòa bình. Chúng tôi không cho phép những người dân trên hòn đảo này, những công dân tiềm năng của một nước  Ireland, lại phải gánh hậu quả do nước Anh quyết định - ông Dara Murphy, bộ trưởng về các vấn đề châu Âu nói với POLITICO.

Dublin cũng đã tiến hành từ lâu trước các cuộc thương lượng một chiến dịch ngoại giao bằng cách gửi các đại diện của mình tới từng nước thành viên. Ông Murphy nhấn mạnh mặc dù có các quan hệ gần gũi với Anh, Cộng hòa Ireland về vấn đề Brexit đứng hoàn toàn về phía Liên minh. – Tâm trạng ủng hộ châu Âu rất mạnh Ireland - ông Murphy nói. – Chúng tôi ngồi cùng phía với Liên minh Châu Âu. Nhưng ông Murphy bổ sung là  "không có một bộ phận nào của Brexit mà chúng tôi thích cả", thế có nghĩa là người   Ireland sẽ là tiếng nói quan trọng về một giải pháp "nhẹ nhàng".

Brexit rắn hay mềm? Mềm trong chừng mực có thể.

(Hết Phần I)

NHV (theo Onet.pl)

Sửa lần cuối 2017-04-04 11:25:30

Bình luận

Bình luận qua Facebook