2020-06-09 12:05:40

Trung Quốc sẽ có đối thủ mạnh. Việt Nam đã thông qua hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu

Tác giả: Jacek Bereźnicki, 8/6/2020

 

  Có thể ngay từ tháng tám tới, thỏa thuận tự do thương mại  EVFTA giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam sẽ có hiệu lực. Quốc hội ở Hà Nội đã bỏ phiếu nhất trí thông qua nó. Hiệp định không chỉ làm giảm việc Liên minh Châu Âu lệ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc, mà còn tạo điều kiện cho các nước phương Tây chuyển việc sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

  Có 457 đại biểu đại biểu quốc hội Việt Nam, tất cả những người có mặt, đã ủng hộ việc ký EVFTA, tức hiệp định tự do thương mại giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam. Bản hiệp định đã ký vào giữa năm 2019 chỉ còn đợi quốc hội Việt Nam bật đèn xanh vì mọi thủ tục từ phía Bruxelles đã xong từ tháng ba. Hiệp định chỉ còn cần được thông qua và có hiệu lực từ tháng tám.

  Khi hiệp định có hiệu lực thì thuế nhập khẩu hàng Việt vào Liên minh Châu Âu sẽ được giảm 71%, và 65% thuế sẽ giảm cho hàng nhập từ Liên minh Châu Âu vào Việt Nam. Phần thuế còn lại sẽ được giảm dần trong các năm tiếp theo.

 Loại hiệp định thương mại tự do ấy của Liên minh Châu Âu hiện nay ở châu Á mới duy nhất quốc gia-thành phố là Singapor có, đây là một nền kinh tế giàu nhất và phát triển nhất của thế giới. Việt Nam, một đất nước nghèo với 96 triệu dân thì lại là một đối tác kinh tế loại hoàn toàn khác.

Cơ hội cho Hà Nội, mối đe dọa cho Bắc Kinh

 Cần chú ý là bản hiệp định đã được ký trong một bối cảnh kinh tế hoàn toàn khác trước khi thế giới bị đại dịch coronavirus làm rung chuyển. Cơn dịch bùng nổ đã làm kinh tế thế giới tê liệt, làm bộc lộ sự lệ thuộc của Liên minh Châu Âu vào việc nhập khẩu từ Trung Quốc và chỉ ra việc cần đa dạng hóa nguồn cung cấp. Một hiệp định tự do thương mại với một nước châu Á gần 100 triệu dân có vẻ ra rất đúng lúc.

 „Sau đại dịch coronavirus Việt Nam phải thay đổi chính sách kinh tế của mình và giành được người tiêu dùng ở thị trường Châu Âu” – ta đọc được trên trang mạng của Quốc hội Việt Nam trước khi bỏ phiếu.

 Như nhật báo kinh tế „Nikkei” của Nhật Bản viết, EVFTA có thể không chỉ thúc đẩy việc tăng nhanh trao đổi kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, mà cũng còn khuyến khích các hãng châu Âu chuyển các nhà máy sản xuất của nước mình từ Trung Quốc sang nước này.

Tự do thương mại, nhưng cũng có các hạn chế

  Bruxelles tuy nhiên chưa mở hoàn toàn thị trường Liên minh cho việc nhập từ Việt Nam các hàng nhậy cảm về nông phẩm như gạo, ngô, tỏi hay surimi và cá ngừ đóng hộp. Trong việc này trước đây đã có xuất hiện những châu lục miễn thuế ở Ba Lan.

  Theo hiệp định đã được ký thì tất cả các máy móc và thiết bị sẽ được miễn thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, nhưng xe mô tô và ô tô sẽ chỉ được miễn thuế tương ứng sau 7 và 10 năm. Riêng phụ tùng ô tô sẽ miễn thuế sau 7 năm.

 Nước Việt Nam XHCN trái ngược với nền kinh tế chính thức đang có của mình, hơn nữa mặc dù đã có các vấn đề trong quá khứ lại đang trở thành một đối tác kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ. Đường lối chống Trung Quốc của chính quyền của ông Donald Trump càng căng thẳng hơn sau đại dịch coronavirus và chính Việt Nam giờ là nước sẽ nhận các hãng Hoa Kỳ muốn có chi phí sản xuất rẻ ở châu Á.

  Như chúng tôi đã viết trên Bizblog, chính phủ Mỹ dự định chấm dứt mô hình tồn tại nhiều năm khi các hãng của Mỹ nhập với quy mô lớn các bộ phận chế tạo tại Trung Quốc, và ngay cả rời toàn bộ việc sản xuất khỏi nước này.

  Một ưu tiên mới là chuyển các hãng Mỹ khỏi Trung Quốc, do vậy kế hoạch của bộ máy hành chính của ông Donald Trump đặt ra là không chỉ rời việc sản xuất về Mỹ mà còn sang các nước có quan hệ tốt, trong đó chính là có Việt Nam.

Những cộng tác tin cậy

 Chiến lược này đã có tên gọi, đó là: Economic Prosperity Network, tức dịch nôm na là mạng lưới thành công về kinh tế. Washington muốn tạo ra một nhóm những nước cộng tác kinh tế tin cậy và sẽ hoạt động theo các nguyên tắc chung trong các lĩnh vực như công nghệ số, nghiên cứu, thương mại, giáo dục hay quy hoạch.

  Vậy các nước nào sẽ nằm trong câu lạc bộ thân Hoa Kỳ như vậy? Ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo vào cuối tháng tư đã tiết lộ là chính phủ nước ông đang làm việc cùng Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn quốc và Việt Nam, để „đẩy nền kinh tế thế giới tiến lên”. Một số nước ở Nam Mỹ cũng được lưu ý, ví dụ như Chi Lê.

QV 

Nguồn: https://www.msn.com/pl-pl/finanse/gospodarka/chiny-będą-mieć-silnego-rywala-Việt%20Nam-przegłosował-umowę-o-wolnym-handlu-z-ue/ar-BB15cb1n?ocid=spartan-dhp-feeds

Sửa lần cuối 2020-06-09 10:08:21

Bình luận

Bình luận qua Facebook