2020-12-21 18:16:40

Đột biến mới của coronavirus. "Chúng tôi đã lo lắng quan sát xem khi nào nó sẽ xuất hiện"

Chủng coronavirus SARS-CoV-2 mới đang lan ở Vương quốc Anh, gây nỗi hoảng sợ cho châu Âu. Nó từ đâu sinh ra? Nó có độc hơn không? Nó có dễ lây hơn không? Liệu vác-xin có tác dụng với nó không? Ta hãy tìm hiểu ở trong bài.

Chủng mới của coronavirus SARS-CoV-2 xuất hiện vào cuối năm 2020 ở Anh. Việc tăng rất nhanh lây bệnh ở miền đông nam nước này đã thu hút các nhà dịch học xem xét kỹ cấu trúc gien của virus. Các nghiên cứu đã chứng tỏ có nhiều đột biến. " Chúng tôi đã lo lắng quan sát xem khi nào nó sẽ xuất hiện" - tiến sỹ Tomasz Karauda, làm việc tại Phân khoa Bệnh phổi và Dị ứng của bệnh viện lâm sàng của Trường đại học tổng hợp ở Łodz, nói với Radio ZET. Chủng mới này có ký hiệu là SARS-CoV-2 VUI 202012/01 (do từ tiếng Anh: Variant Under Investigation).

Chủng mới của coronavirus – nó từ đâu sinh ra?

Chủng mới của coronavirus SARS-CoV-2 có lẽ đã xuất hiện ở Anh vào giữa tháng 9. Thời điểm đầu tiên nhận ra nó là ngày 20/09/2020. Đến giữa tháng 12 ở Anh đã có 1108 ca lây đột biến mới này, ở xứ Gan (Wales) - 20, Đan Mạch – 9, một ở Hà Lan và một ở Áo. Theo tin trên truyền thông thì chúng mới cũng đã xuất hiện tại Bỉ, và Ý cũng khẳng định có một trường hợp.

Chủng mới này của coronavirus SARS-CoV-2 đã được các nhà khoa học nghiên cứu. Các quan sát đầu tiên đã thu thập trong tài liệu của ECDC "Rapid increase of a SARS-CoV-2 variant with multiple spike protein mutations observed in the United Kingdom".

Cấu trúc của chủng coronavirus này "gợi ý cho thấy nó không xuất hiện do sự tập trung lại của các đột biến ở Anh". "Cũng ít có xác suất là chủng này có thể hình thành do áp lực chọn lọc do các chương trình tiêm chủng gây ra do sự tăng quan sát được không phù hợp với tiến độ của các hoạt động trên" – theo văn bản của ECDC.

Hiện có ba giả thiết tại sao chủng mới xuất hiện, đó là:

-"Việc kéo dài quá trình lây nhiễm của SARS-CoV-2 ở một bệnh nhân có sức đề kháng yếu (...) lây nhiễm kéo dài có thể dẫn đến tích tụ các đột biến".

-"Quá trình thích nghi của virus, nó xuất hiện ở một loài động vật dễ bị nhiễm nào đó rồi sau đó lây sang cho người từ thức ăn có nguồn gốc động vật" (người ta đánh giá khả năng này thấp).

-"Loại này đã xuất hiện khi lan ở các nước không có chuỗi xác định trình tự (bez sekwencjonowania) hay với mức xác định trình tự thấp" (khả năng này cũng ít).

Chủng mới của coronavirus – nó có hay lây hơn không?

Chủng mới này gây sợ hãi vì khác với các chủng đã biết của SARS-CoV-2, nó lan nhanh hơn đến 70% so với chủng đang ngự trị ở châu Âu. "Các số liệu là đáng lo ngại. Vẫn may là chưa có chúng minh nào là nó độc hơn, tức gây ra diễn biến bệnh nặng hơn. Ngược lại, tốc độ lây của nó lại là một mối đe dọa riêng, vì nó gây áp lực lớn đến hệ thống y tế" – tiến sỹ Tomasz Karauda bình luận trong chương trình khách của chương trình phát thanh "Gość Radia ZET".

Phân tích dữ liệu của Anh cho thấy, chủng mới này có thể làm tăng hệ số tái sinh của virus (tức hệ số R) từ 0,4 trở lên.

- Nếu chủng này lọt vào Ba Lan thì đây là một vấn đề cực lớn, vì chúng ta đã vượt quá sức chịu của hệ thống y tế rồi – tiến sỹ Tomasz Karauda cảnh báo với Radio ZET.

Chủng mới của coronavirus – nó có độc hơn không?

Chủng mới cho đến nay cho thấy nó không độc hơn chủng đang có ở châu Âu. Đến nay cũng chưa quan sát thấy nó gây ra tử vong cao hơn.

Đột biến mới SARS-CoV-2 VUI 202012/01 chủ yếu quan sát thấy ở những người dưới 60 tuổi, nhưng các chuyên gia của ECDC nhấn mạnh là nó cũng trùng với khuynh hướng lây nhiễm tăng của người ở độ tuổi <60 ở Anh.

Chủng mới của coronavirus – các khuyến cáo của ECDC:

  1. Kêu gọi các chính phủ và các phòng thí nghiệm phân tích và xác định trình tự để cách ly virus;

  2. Những người liên quan đến virus mới hay đã ở hoặc đi qua các vùng có loại virus này cần phải được xét nghiệm ngay và cách ly, theo dõi các tiếp xúc của họ để chặn lây lan của virus dạng mới;

  3. Khi có nghi vấn lây dạng SARS-CoV-2 mới hoặc các dạng khác, các nước phải báo cáo qua hệ thống báo động và phản ứng sớm của Liên minh Châu Âu;

  4. Các chính trị gia phải thông báo và khuyến cáo không đi lại và gặp gỡ;

  5. Các phòng thí nghiệm phải xem lại các kết quả PCR;

  6. Các trường hợp nghi vấn mắc lại coronavirus phải được theo dõi và xác định trình tự;

  7. Trong trường hợp chữa bệnh không có kết quả phải tiến hành nghiên cứu sử dụng huyết tương người đã khỏi bệnh hay dùng monoclonal antibody (mAb hay moAb);

  8. Nên theo dõi chặt chẽ những người đã tiêm phòng COVID-19, để biết chắc các trường hợp không có tác dụng.

Chủng mới của coronavirus và vác-xin

Chủng mới của SARS-CoV-2 xuất hiện đúng lúc thế giới đang thở phào do việc tìm ra vac-xin chống coronavirus. Vậy một câu hỏi đang lơ lửng treo là: "Vac-xin có chống được chủng mới này không?".

"Virus bao giờ cũng thay đổi liên tục do đột biến, việc xuất hiện các chủng mới là một hiện tượng ta biết trước, vậy tự thân điều đó không phải là lý do để ta lo lắng" – ECDC thông báo.

"Phần lớn các đột biến mới không cho virus chọn lọc ra có ưu thế gì cả. Tuy nhiên một số đột biến hay việc phối hợp của các đột biến có thể làm tăng khả năng lây lan bằng cách tăng độ dính bám của các receptor hay khả năng chọc thủng hệ miễn dịch do việc thay đổi cấu trúc bề mặt bên ngoài, để kháng thể khó nhận ra" – các chuyên gia của ECDC nhấn mạnh thêm.

(Tin mới nhất: Cơ quan quản lý Thuốc châu Âu trong thông báo lúc 15h ngày 21/12 đã đánh giá tốt vac-xin của các hãng Plizer và BionTech. Quyết định cuối cùng cho phép sử dụng thuộc về Ủy ban Châu Âu, có thể sẽ vào ngày 23/12. Việc cho phép dùng ở châu Âu sẽ có điều kiện, sau đó hãng sẽ phải thỏa mãn nhiều đòi hỏi khác và theo dõi quá trình tiêm chủng. Ngày có thể bắt đầu tiêm là hôm 27/12 – người dịch)

Người dịch: Nguyễn Hữu Viêm

Nguồn:

Nowa mutacja HYPERLINK "https://www.msn.com/pl-pl/zdrowie/nasze-zdrowie/nowa-mutacja-koronawirusa-z-niepokojem-patrzyli%C5%9Bmy-kiedy-si%C4%99-pojawi/ar-BB1c6yGP?ocid=msedgdhp"koronawirHYPERLINK "https://www.msn.com/pl-pl/zdrowie/nasze-zdrowie/nowa-mutacja-koronawirusa-z-niepokojem-patrzyli%C5%9Bmy-kiedy-si%C4%99-pojawi/ar-BB1c6yGP?ocid=msedgdhp"usa. "Z niepokojem patrzyliśmy, kiedy się pojawi" (msn.com)

Sửa lần cuối 2020-12-21 17:16:40

Bình luận

Bình luận qua Facebook