2021-01-07 15:20:29

Sẽ có 6 loại vắc-xin dùng trong các nước của Liên minh Châu Âu, trong đó có Ba Lan. Ta biết gì về các vacxin này

Business Insider Polska

Hiện châu Âu đã dùng vacxin của hãng Pfizer và BioNTech. Trong tuần này, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu EMA chắc sẽ thông qua việc cho phép dùng vacxin chống COVID-19 của hãng Mỹ Modern trên lãnh thổ Liên minh. Trong các tháng tới và các quý tới, họ sẽ xem xét tiếp các vacxin khác nữa.

- Vascxin dùng để chống đại dịch. Trên lãnh thổ Liên minh sẽ dùng 6 loại vacxin của các hãng khác nhau. Chúng khác nhau về công nghệ chế hay về điều kiện bảo quản.

- Việc tìm ra vacxin là một trong những thành tựu lớn nhất của Y học. Trong năm ngoái, thách thức lớn nhất là tìm ra vacxin hiệu quả và an toàn chống coronavirus.

Còn có bốn loại vacxin đang được thử và sẽ được dùng ở Liên minh. Sau đây là những gì ta biết về các vacxin đó.

AstraZeneca

Trong tháng 12, vacxin của ĐH Osford và hãng Anh-Thụy Điển AstraZeneca phối hợp làm này đã được cho phép dùng khi gấp (awaryjne użycie) ở Anh. Họ đã bắt đầu tiêm hôm 4/1. Hiện Ấn Độ và Argentina cũng đã cho phép dùng nó.

Khi nào Liên minh sẽ cho phép dùng vacxin này? Ít nhất phải đến tháng hai thì Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) mới thông qua nó. Ủy ban Châu Âu năm ngoái đã ký mua 400 triệu liều của nhà sản xuất này.

Đây là vacxin dạng vec-tơ, nó có công nghệ như các loại vacxin khác, ví dụ như loại chống virus Ebola. Khác với vacxin của Pfizera/BioNTech hay Moderna dựa trên mRNA, vacxin của hãng AstraZeneca dùng phần không hoạt động của adenovirus gây bệnh cảm lạnh cho loại khỉ tinh tinh. Adenovirus có các protein các gai của coronavirus SARS-CoV-2, do vậy nó gây ra phản ứng của hệ miễn dịch tương tự như khi bị lây coronavirus. Với liều tối ưu, hiệu quả của vacxin này khoảng 90%. Phải tiêm hai liều cách nhau một tháng.

Vacxin của AstraZeneca rẻ và dễ bảo quản hơn vacxin của hãng Pfizer/BioNTech. Nó có thể giữ ở nhiệt độ 2-8 độ C trong ít nhất 6 tháng và giá mỗi liều khoảng 2,75 euro. Để so sánh, giá mỗi liều của Pfizera/BioNTech, Liên minh Châu Âu phải trả 15,50 euro.

CureVac

Vacxin của hãng Đức CureVac dùng công nghệ mRNA - axit rybonucleic thông tin, nó cho cơ thể tín hiệu để tạo ra protein của virus. Việc này gây ra phản ứng miễn dịch cho người được tiêm chống virus. Nhóm nghiên cứu chế vacxin này do nữ tiến sỹ người Ba Lan, bà Mariola Fotin-Mleczek chỉ huy.

Loại vacxin này có sức chịu đựng rất ổn định với nhiệt độ - có thể bảo quản nó trong ba tháng ở nhiệt độ dương 5 độ C, còn ở nhiệt độ trong phòng nó có thể giữ được 24 tiếng.

Hãng này trước Giáng Sinh đã thử nghiệm giai đoạn ba cho 35 nghìn người tham gia. Các kết quả đầu tiên sẽ có vào cuối quý I năm 2021.

Đồng thời, nó đã được tiến hành cho nhóm 2500 người của Bệnh viện lâm sàng của ĐH Moguncja để xem tác dụng của nó với những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất, đó là các nhân viên y tế ra sao.

CureVac đã ký với Ủy ban Châu Âu cung cấp cho các nước Liên minh 400 triệu liều vacxin này.

Sanofi/GlaxoSmithKline

Vac xin do hợp tác của hai hãng dược GlaxoSmithKline và Sanofi dùng công nghệ về phối hợp protein của hãng Sanofi khi chế vacxin chống bệnh cúm. Nó được bổ sung thêm một sản phẩm của hãng GSK là chất adiuvant, chất này có tác dụng làm vacxin mạnh lên.

Theo kế hoạch ban đầu của hai hãng này thì vacxin của họ sẽ xong vào nửa đầu của năm 2021. Hiện thời hạn bị lùi lại sang cuối 2021 vì lý do số kháng thể được tạo ra ở những người trên 50 tuổi sau khi được tiêm nó rất ít. Ngược lại, với những người ở độ tuổi từ 18 đến 49, kết quả tốt.

Do vậy, các nhà khoa học đang thay đổi công thức của kháng thể có trong vacxin. Thí nghiệm lâm sàng giai đoạn hai sẽ được làm lại vào tháng hai theo công thức mới.

Vào tháng 11, họ công bố là vacxin có thể bảo quản trong tủ lạnh bình thường.

Ủy ban Châu Âu đã đặt mua 300 triệu liều của các hãng này.

Johnson & Johnson

Vacxin này do hãng dược Janssen, thuộc tổ hợp Mỹ Johnson & Johnson chế. Hiện chưa rõ nó hoạt động ra sao. Theo hãng đưa tin, vacxin chế ra dựa trên công nghệ bản quyền AdVac của mình. Công nghệ này đã được Ủy ban Châu Âu thông qua để chống virus Ebola. Các vacxin chống HIV, RSV cũng như Zika cũng dựa trên công nghệ này. Công nghệ AdVac của hãng Janssen cho đến nay đã được dùng để tiêm chủng cho trên 100 nghìn người. Khác với vacxin của các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna, vacxin này chỉ cần tiêm một liều.

Cần nhấn mạnh là công việc chế vacxin này đang còn ở giai đoạn sớm. Hiện họ mới thử giai đoạn ba cho 45 nghìn người và các kết quả đầu tiên sẽ có vào cuối tháng 1 này.

Ủy ban Châu Âu đã ký vào tháng 10 năm ngoái hợp đồng mua 400 triệu liều vacxin này.

Nguyễn Hữu Viêm

Nguồn: Szczepionki przeciw COVID-19 - AstraZeneca, CureVac, Sanofi (businessinsider.com.pl)

Sửa lần cuối 2021-01-07 14:20:29

Bình luận

Bình luận qua Facebook