2021-01-28 12:21:18

Donald Trump đã để lại một thông tin cho thế giới. Bây giờ Joe Biden không có lựa chọn nào khác được

Bình luận của Kamil Turecki


Tóm tắt:

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trôi dạt về phía một cuộc chiến tranh lạnh mới. Hai nước đã có một sự không tin cậy sâu sắc với nhau này, thỉnh thoảng lại bộc lộ ra thái độ thù địch không hề dấu diếm của mình. Cuộc chơi giành ảnh hưởng về địa lý-chính trị, công nghệ và sức đột phá  đã bắt đầu cách đây từ nhiều năm, giờ đi vào một giai đoạn nguy hiểm, lại được coronavirus đẩy nhanh thêm. Thế giới không thể coi thường việc này, bởi vì đây là cuộc tranh đua mà trong vài thập kỷ tới sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả chúng ta.

- Trong quan hệ với Trung Quốc, ông Biden sẽ dựa vào "cạnh tranh chiến lược", mà sẽ không phải là đối đầu trực tiếp. Nhờ vậy mà chính sách của tổng thống mới sẽ dễ dự báo hơn so với người tiền nhiệm của mình, dù rằng đường lối cứng rắn vẫn sẽ tiếp tục.

- Nhóm cố vấn ngoại giao phụ trách Trung Quốc sẽ hãm lại các sự căng thẳng đang lan, để Hoa Kỳ có thì giờ xây dựng một liên minh quốc tế chống mô hình độc tài của Bắc Kinh.

- Việc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc định hướng cho chính sách quốc tế của thế kỷ XXI sẽ diễn ra trên nhiều bình diện – từ địa lý-chính trị thông qua kinh tế và công nghệ cho đến việc giành được trái tim và suy nghĩ của các nước còn lại trên thế giới.

 

Túm lấy cổ áo đỏ của Trung Quốc. Nó vẫn như thế từ nhiều năm nay rồi

  Bài nói chuyện của cựu tổng thống Hoa Kỳ, ông Mike Pence vào tháng 10/2018 ở Viện Hudson, một trung tâm nghiên cứu của phe bảo thủ (think tank) ở Washington đã gây ra tiếng vang rộng rãi trên toàn thế giới. Sau phần mở đầu hứa hẹn sự mong muốn xây dựng một mối quan hệ tương tác dựa trên tình bạn và sự tôn trọng lẫn nhau, thì người phó của ông Donald Trump đã đưa ra các lời buộc tội nghiêm trọng, rồi ông đã chuyển nhanh sang tấn công.

 Ông đã nói trong đó về „hệ thống kiểm tra dân Trung Quốc theo kiểu Stalin”, thực hiện do thám công nghiệp ở diện rộng và tham vọng thống trị thế giới của Tập Cận Bình dựa trên các công nghệ hiện là trung tâm của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai.

 Tuy nhiên điều này không có gì mới lạ cả. Washington từ lâu đã để mắt đến Bắc Kinh. – Thành công của khu vực này là then chốt cho toàn thế giới và chúng tôi tin chắc rằng, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của Thái Bình Dương. Chúng tôi mong muốn một khu vực có hòa bình, nơi không một thế lực nào hay một liên minh nào đe dọa đến an ninh và tự do của các dân tộc khác – đương kim tổng thống Mỹ, ông George W. Bush đã nói như vậy vào năm 2002.

 Nhà cầm quyền thời ông Barack Obam cũng đã nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc và vào năm 2012 cũng đã vạch ra một chiến lược quân sự mới, coi Trung Quốc là trung tâm cần lưu ý. Ngoại trưởng Mỹ lúc ấy, bà Hillary Clinton cũng đã lặp lại lời nói của ông Busha gọi thế kỷ XXIlà  „ thế kỷ của Thái Bình Dương”, trong đó sự cạnh tranh của Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đóng vai trò chính.

 Ông Pence, mặc dù ở về phía kia của nền chính trị Hoa Kỳ, đã đi một bước xa hơn. Phó tổng thống Hoa Kỳ cho rằng mục tiêu của Trung Quốc là „đẩy Hoa Kỳ khỏi bờ Tây của Thái Bình Dương” và phá hoại hệ thống liên minh ở vùng này. Điểm bước ngoặt căn bản này về thái độ của Hoa Kỳ đã được chính xác hóa trong Bản Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ vào cuối năm 2017.

 Khi đó ông Donald Trump đã mô tả một thời kỳ mới như thời điểm có „cộng tác của các thế lực lớn” bắt đầu “tăng cường ảnh hưởng của mình trong phạm vi khu vực và toàn cầu” cùng với việc „không thừa nhận các lợi ích địa lý-chính trị của Hoa Kỳ và thử thay đổi lại trật tự thế giới để làm lợi cho mình”.

 Vào tháng 5 năm ngoái, Nhà Trắng đã công bố „Đường lối chiến lược của Hoa Kỳ với Cộng hòa Nhân dân Trung hoa". Văn bản này nêu rõ đặc điểm các thách thức của Trung Quốc trong lĩnh vực giá trị, an toàn và kinh tế và nêu các định hướng cho đối sách của Hoa Kỳ.

 Người Mỹ trong đó cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc áp dụng các chiến thuật kinh tế và quân sự có chủ đích lợi dụng trong các mối quan hệ với các nước, các công ty và các đơn vị khác..

Biden không có lựa chọn khác

 Trong ngày tuyên thệ của tổng thống Hoa Kỳ, Trung Quốc „đã áp đặt lệnh trừng phạt lên 28 người trong chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump, trong đó có cựu ngoại trưởng Mike Pompeo” – Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh ra thông báo. Theo ý kiến của họ thì những người này „đã can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc, gây hại đến quyền lợi của Trung Quốc, xúc phạm đến nhân dân Trung Quốc và làm xáo động mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ”. Đây là phản ứng về lời ông Pompeo nói trong ngày cuối cùng nhiệm kỳ của tổng thống Trump.

 Họ muốn nói về „các hoạt động có hại liên quan đến Đài Loan”. Bắc Kinh trước đó đã phản ứng mạnh mẽ với tuyên bố gần đây của Hoa Kỳ về việc bỏ các ràng buộc có từ năm 1979 hạn chế tiếp xúc với Đài Loan. Do hậu quả của lệnh trừng phạt này, những người nói trên và gia dình họ không được nhập cảnh Trung Quốc, Hongkong và Makao. Họ cũng không được kinh doanh với Trung Quốc.

 Nhà cầm quyền Trump trong các tháng cuối cũng xiết chặt các hoạt động chống Trung quốc, áp thuế hải quan cho xuất khẩu của Trung Quốc và trừng phạt với các hãng và công chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, buộc tội họ lợi dụng lao động cưỡng bức với người Duy Ngô Nhĩ, hạn chế quyền tự trị đã hứa với Hongkong, ăn cắp công nghệ Mỹ và thực hiện các thủ đoạn kinh doanh không trung thực.

 Trong các mối quan hệ với Trung Quốc, Joe Biden phải dựa vào "cạnh tranh ciến lược", mà không phải là đương đầu trực tiếp. Nhờ vậy, chính sách của tổng thống mới sẽ dễ dự báo hơn so với người tiền nhiệm của mình, dù rằng đường lối cứng rắn vẫn sẽ tiếp tục. Ngôn ngữ sử dụng sẽ ngoại giao hơn so với bốn năm gần đây.

 Như vậy, nhóm các nhà ngoại giao chịu trách nhiệm tiếp xúc với Trung Quốc sẽ phải hãm lại các sự căng thẳng đang lan, để Hoa Kỳ có thì giờ xây dựng một liên minh quốc tế chống lại mô hình độc tài của Bắc Kinh.

 Ngay cả người được dự kiến làm Ngoại trưởng trong chính quyền của Biden, ông Antony Blinken cũng thừa nhận trước các ủy viên Ủy ban đối ngoại của Thượng viện là „các nguyên tắc cơ bản của ông Trump là hợp lý” và cựu tổng thống „đã có lý khi chọn đường lối cứng rắn với Trung Quốc”, mặc dù cả hai tổng thống khác nhau về các cách thức dùng để hiện thực hóa chính sách trên.

 Ông cũng đồng ý với lời phát biểu hôm thứ ba của Pompeo, rằng chiến dịch của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở vùng Sinciang dựa trên nhà tù, truyền giáo, giáo dục và lao động cưỡng bức là „tội diệt chủng”. – Đó cũng là ý kiến của tôi– Blinken đánh giá.

Hoa Kỳ và Trung Quốc. Một cuộc đối đầu phức tạp mà tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng

„Hãy để yên cho Trung Quốc, cứ để nó ngủ, vì lúc nó tỉnh dậy thì cả thế giới xáo động” – Hoa Kỳ sợ câu nói được cho là của Napoleon này nhất, bởi vì lời tiên tri từ cách đây 200 năm đang hiện thực hóa dưới con mắt của chúng ta. Cuộc đối đầu Hoa Kỳ-Trung Quốc diễn ra trên nhiều mặt trận. Ta có thể chia nó ra vài phần xen lẫn nhau, có ảnh hưởng lớn đến nhau và ảnh hưởng đến tất cả chúng ta hiện nay và trong tương lai.

Kinh tế và công nghệ

 Trung tâm nghiên cứu Mỹ Pew Research Center đánh giá là nền kinh tế Trung Quốc sẽ đuổi kịp Hoa Kỳ vào năm 2033. Thời hạn này đã được đổi thành 2028, tức sớm hơn năm năm. Lý do là sự tàn phá nền kinh tế Mỹ do cách phản ứng của chính quyềnTrump đối với đại dịch COVID-19. Ở Bắc Kinh, hiện nay người ta tin chắc là mặt trời đang lặn trên đế quốc Mỹ. Gánh nặng của ông Biden và đội ngũ của mình hiện giờ là chứng tỏ rằng người Trung Quốc đang nghĩ sai.

 Đây là một thách thức lớn nhất đứng trước chính quyền hiện nay cũng như mọi nhiệm kỳ tiếp theo. Chính ông Trump đã thuyết phục giới tinh hoa ở Washington rằng Trung Quốc mới là mối đe dọa lớn nhất cho sự tồn tại của Hoa Kỳ bây giờ và trong vài thập kỷ tới.

 Chính Hoa Kỳ đã nhấn mạnh cho thế giới mối đe doạn của công nghệ đang phát triển nhanh của Trung Quốc trong lĩnh vực điện thoại di động thế hệ mới (5G). Do vậy tổng thống Trump đã tiến hành một chính sách nhất quán loại các nhà cung cấp phần mềm và phụ kiện trên thị trường Mỹ. Cuộc chiến thương mại và thuế quan, chiến dịch chống nhà khổng lồ công nghệ Huawei và „bản danh sách đen” loại các hãng và các ứng dụng Trung Quốc (ví dụ như TikTok) khỏi thị trường – đó là những màn kế tiếp cuộc xung đột leo thang giữa Washington và Bắc Kinh.

 Cuộc chạy đua này, tương tự như cuộc đua giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh trong lĩnh vực vũ trang và khai thác vũ trụ, nay đang diexn ra trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Người Nga tuy nhiên giờ được thay thế bằng người Trung Quốc, họ đã vượt Hoa Kỳ về các phát minh công nghệ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Và Trung Hoa trong lĩnh vực này đã nhảy lên vị trí hàng đầu thế giới. Trung Quốc quyết tâm để vào năm 2030 sẽ thống lĩnh hoàn toàn thị trường nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.

 Người Mỹ sẽ không làm họ dễ dàng. Theo quyết định của chính quyền Trump, việc xuất khẩu công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo đến bất cứ nước nào, trừ Canada, sẽ phải có giấy phép. Bằng cách này, Hoa Kỳ ctrước hết muốn chặn Trung Quốc khỏi „know-how”.

 Vẫn còn Con đường tơ lụa mới. Dự án này của Trung Quốc tuyên bố vào năm 2013, nhằm mục đích thay đổi trật tự kinh tế thế giới bằng cách xiết chặt sự cộng tác giữa các nền kinh tế các nước nằm trên tuyến đường này. Trung quốc muốn rút ngắn thời gian vận tải hàng hóa bằng cách xây dựng một loạt đường giao thông và buôn bán mới. Đồng thời, Trung Quốc đang dự kiến đầu tư vào cơ sở hạ tầng của các nước nằm trên tuyến của Con đường tơ lụa mới.

Địa lý-chính trị

  Biển Đông. Vì sao nó lại quan trọng như vậy? Ấy là vì ở đây có các tuyến giao thông chủ chốt hàng hải quan trọng chạy qua. Có đến gần 15% thương mại quốc tế đi qua đây. Trên các vùng lãnh thổ đang tranh cãi cũng có các khoáng sản tự nhiên nữa.

 Cuộc chiến về nguồn năng lượng là trục chính của các tranh chấp. Các ước tính về số lượng dầu mỏ nằm ở dưới biển Đông tuy nhiên luôn bị thay đổi do các lỗ khoan đã làm xong ở đó.

 Đài Loan. Hoa Kỳ bỏ các hạn chế có từ năm 1979 trong việc tiếp xúc với Đài Loan. Quyết định này ra vào những ngày cuối cùng nhiệm kỳ tổng thống Trump, họ cũng tăng gấp đôi sự hỗ trợ cho hòn đảo này (chủ yếu là về việc bán vũ khí), đây là hòn đảo mà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa coi là vùng „tạo phản” và là phần không thể tách rời của Trung hoa lục địa. Trong số các hạn chế áp dụng từ năm 1979 có các điều như không được dùng các biểu tượng và quốc kỳ của Cộng hòa Trung Quốc (Đài Loan) trong tất cả các công sở của nước Mỹ.

 Điều này liên quan với các hành động ngày càng táo tợn hơn của Trung Quốc trong khu vực nhiều mỏ dầu và các khoáng sản khác của biển Đông, trong khu vực có một trong các đường hàng hải thương mại chính. Việc cắt Hoa Kỳ khỏi khu vực này sẽ gây ra vết rạn nứt nghiêm trọng trong nền kinh tế Mỹ. Nhằm mục đích này, Hoa Kỳ đã đẩy mạnh sự cộng tác trong khuôn khổ chính sách vùng của nhóm „Quad” (mà có Ấn Độ, Nhật Bản hay Úc cũng tham gia vào thành phần của nó), nhóm này đôi khi cũng được gọi là NATO của châu Á.

 Cạnh tranh ở châu Phi, Mỹ La tinh và Cận Đông. Trung Quốc từ nhiều năm đã làm mạnh quyền lực mềm ở đây. Nó là về khả năng của Trung Quốc giành các đồng minh và gây ảnh hưởng trên thế giới nhờ nền văn hóa hay chính sách hấp dẫn.

 Đồng thời, lối sống Mỹ không còn là kiểu mẫu cho các nước nghèo nữa. Hiện Nhà Trắng đang thử vào cuộc chiến, nhưng đối thủ đang rất mạnh. Đặc biệt là hai nhiệm kỳ tổng thống cuối của các ông Barack Obama và Donald Trump – Mỹ quan sát và lo lắng trước các đề án mạnh bạo và trải rộng của Trung Quốc ở  châu Phi, Mỹ La tinh và vịnh Ba Tư.

 Bắc Kinh đầu tư vào nền kinh tế của các nước khác nhau, thường là vào các nước đang hy vọng thoát nghèo đói, đổi lại Trung Quốc đòi ở họ sự ủng hộ về chính trị và quảng bá các lý tưởng của mình. Đây ta muốn nói về các trung tâm văn hóa và dạy tiếng, các khoản tiền học bổng, kinh tế ngoại giao hay quảng bá du lịch.

 Thời gian sẽ cho thấy liệu mọi thứ có mua được bằng tiền không, hay cũng có thể là các hoạt động về lâu dài sẽ phải dựa vào độ tin cậy và các giá trị, mà trong những việc như thế, trên thế giới Trung Quốc đang có vấn đề lớn hơn.

Vũ trụ kích thích trí tưởng tượng

 Cho dù Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ khác nhau về nhiều phương diện, chính quyền của tổng thống Joe Biden cũng phải nhận biết các lĩnh vực mà trong đó việc cộng tác nằm trong lợi ích của Hoa Kỳ. Các ví dụ hiển nhiên ở đây là mối đe dọa toàn cầu như đại dịch và việc thay đổi khí hậu.

 Một vấn đề chưa rõ bằng việc nói trên, nhưng cũng rất cần thiết là  „quy định các chuẩn mực cho các hoạt động thương mại trong khoảng không vũ trụ” – các bà Anne-Marie Slaughter và Emily Lawrence trên trang Project Syndicate, trang của một tổ chức có nhiệm vụ công bố các lời bình luận của trí thức trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, kinh doanh và khoa học để khuyến khích thảo luận, đã đề nghị như vậy.

  Trung Quốc đã ghi danh vào lịch sử khi vào năm 2019 đã hạ cánh xuống phía tối của Mặt Trăng. Họ đang tiếp tục các chuyến bay lên đó và mang về Quả đất các mẫu nghiên cứu. Các kết quả của những thành tựu này gây ra không chỉ sự thán phục, mà cả sự lo ngại nữa.

  Bước tiếp theo của cuộc cạnh tranh là việc lập cơ sở trên Mặt Trăng. Bề mặt của nó có chứa nhiều kim loại đất hiếm, được dùng trong các công nghệ như điện thoại di động, pin và dụng cụ quân sự. Trung Quốc hiện đang sản xuất gần 90% lượng kim loại hiếm của thế giới, việc này cho họ một ưu thế đáng kể so với các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ. Khi lấy được các kim loại này từ Mặt Trăng, các nước có thể giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

  Mọi thứ này cần sự cộng tác hơn sự đua tranh. Nhiệm vụ này khó làm, nhất là do mối quan hệ giữa Hoa Kỳ -Trung Quốc hiện nay là tệ nhất trong thập kỷ này. Hiện giờ Trung Quốc đang bị loại ra trong mọi thỏa thuận về vũ trụ. Khó mà trông đợi ở những người ra quyết định kia để họ cư xử có trách nhiệm trong vũ trụ, nếu như Trung Quốc không có vị trí xứng đáng của mình trong đó.

 Việc tiếp tục cô lập người Trung Quốc cũng có thể dẫn đến xung đột mở rộng ở cực Nam của Mặt Trăng. „Nếu không có các khuôn khổ pháp lý quốc tế ràng buộc tất cả các nước sử dụng khoảng không vũ trụ thì Mặt Trăng có thể trở thành Phía Tây hoang dã (Dziki Zachod) như ngày xưa” - trang Project Syndicate tổng kết lại.

Nguyễn Hữu Viêm

Nguồn: USA-Chiny. Joe Biden i nowe wyzwanie - rywalizacja i współpraca w XXI wieku - Wiadomości (onet.pl)

Sửa lần cuối 2021-01-28 11:21:18

Bình luận

Bình luận qua Facebook