2021-12-12 04:25:56

Tập Cận Bình muốn dẫn dắt Trung Quốc trong nhiều năm nữa

Vào tháng 3 năm 2018, Tập Cận Bình đã quyết tâm sửa đổi hiến pháp Trung Quốc, xóa bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chủ tịch nước. Động thái này nhằm mở đường cho ông tiếp tục tại vị sau khi được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội 20, vào năm tới. Cho đến nay, các quy tắc được đưa ra bởi cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình (1978-1989) là không có tổng bí thư nào có thể giữ vị trí người đứng đầu đảng trong hơn một thập kỷ. Việc tái đắc cử đồng nghĩa với việc Chủ tịch Tập cũng sẽ phá bỏ quy tắc này. Tuy nhiên, để quá trình chuyển đổi sang nhiệm kỳ chủ tịch nước lần thứ ba diễn ra suôn sẻ, ông phải chắc chắn rằng mình sẽ không gặp phải sự phản đối. Do đó, năm tới sẽ rất quan trọng để ông ấy chứng minh vị trí độc tôn của mình trong đảng.

Không giống như những người tiền nhiệm, nhà lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc muốn giữ mọi quyền quyết định trong tay mình. Nhưng trong vài tháng qua, các sự kiện ở Trung Quốc và nước ngoài đã không diễn ra thuận lợi cho Chủ tịch Tập.

(Hội trường Đại hội ĐCS Trung Quốc)

Về mặt kinh tế, Trung Quốc phải đối mặt với những bất lợi lớn về cơ cấu. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 3 năm 2021 là 4,9%, thấp hơn nhiều so với dự kiến. Dữ liệu kinh tế vĩ mô cho thấy nguy cơ lạm phát ở Trung Quốc đang tăng cao. Xuất khẩu và bất động sản là động lực chính thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phục hồi sau đại dịch, và hiện tại của nền kinh tế "troika" (xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư). Hai trong số này, xuất khẩu và tiêu dùng đang cạn kiệt. Nền kinh tế có khả năng tiếp tục suy yếu vào cuối năm 2021 và nửa đầu năm 2022.

Vào ngày 4 tháng 12, nhà kinh tế nổi tiếng Trung Quốc Li Daokui cảnh báo đồng hương của mình rằng họ nên chuẩn bị cho những thời điểm khó khăn, rằng vài năm tới có thể là giai đoạn khó khăn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc kể từ khi bắt đầu cải cách và mở cửa. Chủ tịch Tập cần thấy rằng chính sách "lưu thông nội bộ" của ông đang hoạt động không tốt.

Do thiếu sự phối hợp đồng bộ, các sáng kiến ​​năng lượng của Chủ tịch Tập cũng thất bại. Mục tiêu của Trung Quốc để đạt được việc giảm lượng khí thải carbon dioxide tối đa vào năm 2030 và mức độ trung bình của carbon vào năm 2060 đã gây hại nhiều hơn lợi, ít nhất là vào thời điểm hiện tại. Việc cắt điện trong tháng 9 và tháng 10 trên toàn quốc là do một số yếu tố, bao gồm việc đóng cửa nhiều nhà máy nhiệt điện (đốt bằng than) để đáp ứng mục tiêu khử cacbon. Tệ hơn nữa, trong khi Nga gặp khó khăn trong việc đáp ứng nguồn cung cấp khí đốt thì "ngoại giao chiến binh sói" (thuật ngữ biểu thị một chiến thuật chính sách đối ngoại mới, hiếu chiến của Bộ Ngoại giao Trung Quốc) của Trung Quốc đã dẫn đến việc giảm nhập khẩu than chất lượng cao từ Úc.

Để đối phó, chính quyền trung ương đã phải rút lại các giới hạn về nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, lũ lụt hồi tháng 9 ở khu vực khai thác Sơn Tây đã ngăn cản Trung Quốc tăng sản lượng năng lượng từ than đá. Ngoài ra, Chủ tịch Tập đã tiến hành duy trì và thậm chí mở rộng sản xuất hiện có. Để đạt được mục tiêu này và lấp đầy tình trạng thiếu điện, Trung Quốc đã tăng sản lượng than thêm 6% trong năm nay. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chủ tịch Tập quyết định không tham gia hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc COP26,5 vào tháng 11 tại Glasgow.

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Chủ tịch Tập cũng đã phải đối mặt với một số thất bại đáng kể. Bất chấp một số thành công lớn trong những năm ngay sau khi công bố năm 2015, tiến độ gần như đã dừng lại trong hai năm qua. Ngay cả những sáng kiến ​​ở Pakistan, nước mà Trung Quốc mệnh danh là "đồng minh sắt", cũng bị mờ nhạt. Khi các dự án này chưa hoàn thành và nền kinh tế của các nước bị hạn chế bởi đại dịch COVID-19, có vẻ như trong 2-3 năm tới, những "thành tựu vĩ đại" của BRI mà Chủ tịch Tập đã quen với chúng sẽ ngày càng ít đi. .

Trong việc đối ngoại, chính sách “ngoại giao chiến binh sói” vẫn tiếp tục, mặc dù nó thường thất bại. Chính sách ngoại giao vắc xin của Trung Quốc đã đạt đến giới hạn. Và bây giờ, khi Hong Kong đã nằm trong tầm kiểm soát của Bắc Kinh thì Đài Loan là mục tiêu tiếp theo. Khi thực hiện các bước để đạt được những mục tiêu này, Trung Quốc đã gây ra sự phản đối từ các nước nhỏ như Litva và Cộng hòa Séc, chưa kể đến những phản ứng mạnh mẽ hơn từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc. Liên minh châu Âu cũng đã lên tiếng về vấn đề này. Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu và ủy viên cạnh tranh Margrethe Vestager cho biết EU phải tăng cường hợp tác với Đài Loan và khảng định quyền tự do của hòn đảo này.

Vào tháng 10, Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng một bài báo của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong đó ông ca ngợi kỹ năng ngoại giao của Chủ tịch Tập. Bộ trưởng viết rằng Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình, "sẵn sàng đương đầu" và "chiến đấu quyết liệt" trên các vấn đề như Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng, Biển Đông và nhân quyền. Theo ông, tất cả những điều này  đã giúp tạo ra tình huống bên ngoài thuận lợi cho sự phát triển của đất nước.

Chắc chắn Chủ tịch Tập cảm thấy nhẹ nhõm khi công tác chuẩn bị cho cuộc "tái cử" của ông dường như đang diễn ra suôn sẻ, và các phe nhóm trong đảng không còn đủ sức để ngăn cản ông tiếp tục tại vị. Nhờ việc liên tục loại bỏ những kẻ thù chính trị thông qua các chiến dịch chống tham nhũng, việc chống đối trong nội bộ đảng là điều khó xảy ra trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, những kẻ thù tiềm tàng của ông ta vẫn đang thức và chờ đợi sai lầm của ông.

(Chủ tịch Tập Cận Bình)

Trước vô số thông tin xấu, Chủ tịch Tập đã bớt đi những tuyên bố hùng hồn về những thành tựu của mình trong chính sách kinh tế và đối ngoại trong phiên họp toàn thể ngày 19 tháng 11 của Ủy ban Trung ương. Tuy nhiên, trước cuộc gặp này, ông đã đảm bảo rằng các đồng minh của mình sẽ xuất hiện ở những vị trí chủ chốt. Chỉ trong ngày 19 tháng 10, bảy tỉnh và khu vực - Quảng Tây, Hắc Long Giang, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Tây Tạng và Giang Nam - đã tiếp nhận bí thư mới.

Trong cuộc họp này, các quan chức đã thông qua "Nghị quyết về những thành tựu chính và kinh nghiệm lịch sử của đảng trong một thế kỷ qua." Nghị quyết đặc biệt rất quan trọng, ít nhất là đối với Chủ tịch Tập. Trước đây, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ chỉ thông qua hai nghị quyết lịch sử, đó là vào năm 1945: "Nghị quyết về một số vấn đề trong lịch sử đảng ta" - xác lập vị trí trung tâm của Mao Trạch Đông và năm 1981: "Nghị quyết về một số vấn đề trong lịch sử của Đảng của chúng ta kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” - xác lập vị trí trung tâm của Đặng Tiểu Bình. Cả hai nghị quyết báo trước sự khởi đầu của kỷ nguyên Mao và Đặng. Nghị quyết lịch sử mới nhất đã củng cố vị trí của Tập Cận Bình với tư cách là nhà lãnh đạo tuyệt đối của đảng bắt đầu thế kỷ thứ hai. Những điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Tập chủ tịch. Kể từ khi đảm nhận vai trò lãnh đạo ở Trung Quốc vào năm 2012, ông đã thề rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ giữ một đường lối cứng rắn, như đã làm với đối tác Liên Xô hiện đã không còn tồn tại. Quan điểm của ông là Ban chấp hành trung ương phải thực hiện sự kiểm soát toàn diện đối với tất cả các khía cạnh cuộc sống của một quốc gia.

Nhưng ngay cả khi việc "tái cử" của Chủ tịch Tập vào năm 2022 diễn ra suôn sẻ, thì cách tiếp cận của ông ấy vẫn đặt ra một thách thức mới đối với sự kế vị có trật tự của ĐCSTQ trong tương lai. Với thời hạn 10 năm được dỡ bỏ, vẫn chưa rõ các nhà lãnh đạo tiếp theo sẽ được bầu chọn như thế nào. Hu Chunhua, người được coi là nhà lãnh đạo tiềm năng trong thời Hồ Cẩm Đào, vẫn đang chờ để vào Bộ Chính trị. Một chính trị gia khác là Sun Zhengcai, mà một số người cho rằng có thể lãnh đạo đất nước, đã bị loại khỏi chính trường vào năm 2017. Kể từ đó, không có người nào được đưa vào vị trí người kế vị.

Để chuẩn bị cho cuộc tái đắc cử tiếp theo, Chủ tịch Tập đã đề xuất một chiến dịch vận động mới với từ thông dụng là "thịnh vượng chung". Vào tháng 9, ông tuyên bố rằng vào năm 2032 "hạnh phúc tập thể của tất cả mọi người sẽ trở nên rõ nét hơn" và vào năm 2050 "hạnh phúc tập thể của tất cả mọi người về cơ bản sẽ được thực hiện." Đây là kiểu bắt chước Đặng Tiểu Bình trong công tác tư tưởng, người đề cao chủ trương “để một bộ phận trong xã hội giàu lên trước”. Theo Quốc vụ viện Trung Quốc, Trung Quốc đã xây dựng được một bộ phận xã hội giàu có, vì vậy sứ mệnh của Đặng đã hoàn thành. Cả Chủ tịch Tập và chính phủ đều không đưa ra bất kỳ chi tiết cụ thể nào về cách họ dự định để có được phúc lợi cao của toàn xã hội.

Trong bài phát biểu của mình, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh rằng tiến độ đạt được các mục tiêu mới sẽ không thể nhìn thấy được cho đến năm 2032 - 5 năm sau khi kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch thứ ba của ông. Có vẻ như ông đã đặt nền móng cho việc đảm bảo nhiệm kỳ thứ tư và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Các biện pháp quan trọng gần đây của chính phủ Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế và tài chính - chẳng hạn như chống độc quyền và cam kết tạo điều kiện như với Evergrande (tập đoàn phát triển bất động sản lớn thứ 2 ở Trung Quốc – ND)- cho thấy chính sách "thịnh vượng chung" sẽ hoạt động như thế nào. Nó sẽ tăng cường sự kiểm soát của chính phủ đối với các tập đoàn và đảm bảo rằng các doanh nhân giàu có, thành công không gây ra mối đe dọa cho ĐCSTQ.

Trong kịch bản có thể xảy ra nhất, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước công nghiệp phát triển lớn khác sẽ tiếp tục xấu đi. Khi phương Tây ngày càng ít sẵn sàng cho phép chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ mất niềm tin vào việc phương Tây sẵn sàng coi nước này là bình đẳng về mặt chính trị. Chủ tịch Tập tin rằng Trung Quốc vẫn là một thị trường lớn và hấp dẫn. Trung Quốc có các cơ sở sản xuất lớn nhất trên thế giới. Bắc Kinh sẽ tận dụng điều này để làm lợi thế của mình, từ từ mở cửa một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế để cố gắng thu hút các công ty phương Tây. Các công ty „săn được mồi” có thể ở lại Trung Quốc và vận động hành lang cho Bắc Kinh với chính phủ của họ. Nhưng theo cách này, Chủ tịch Tập sẽ không giành được giải thưởng mà ông quan tâm nhất, đó là công nghệ cao.

Trong khi Trung Quốc đã cố gắng đạt được những tiến bộ công nghệ to lớn trong những năm gần đây, điều thực sự giúp nước này phát triển là khả năng tiếp cận với sự đổi mới của phương Tây. Trong hai nhiệm kỳ tiếp theo của Chủ tịch Tập, khả năng tiếp cận này sẽ bị hạn chế đáng kể. Khi Trung Quốc không còn có thể dễ dàng sử dụng và sao chép công nghệ của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản để kích thích ngành công nghiệp của chính họ, chính phủ sẽ phải tìm cách tăng doanh thu ngoài tăng năng suất - chẳng hạn như tăng thuế. Gánh nặng thuế ở Trung Quốc đã rất cao và việc gia tăng nó có khả năng gây hại cho người nghèo nhiều hơn là có lợi cho họ.

Không giống như người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Tập là một người đầy tham vọng và luôn cảm thấy cần phải chứng tỏ sự bất khả sai lầm của mình. Mong muốn này không chỉ nằm trong bản chất của ông ta, mà còn được quyết định bởi áp lực to lớn mà anh ta phải chịu - và anh ta càng tập trung quyền lực vào tay mình, áp lực càng lớn.

Khi Chủ tịch Tập "tái đắc cử", những nghi ngờ về nền kinh tế và chính sách đối ngoại của Trung Quốc sẽ tăng lên gấp bội. Nếu nền kinh tế suy yếu, ông Tập sẽ muốn thu hút sự chú ý của đất nước sang các vấn đề khác - Đài Loan là một vấn đề dễ thấy ở đây. Tuy nhiên, trong ít nhất ba năm tới, việc quy phục Đài Loan về mặt quân sự sẽ quá tốn kém đối với Trung Quốc. Mặt khác, Bắc Kinh có thể đạt được hai mục tiêu, trước hết là chiếm đảo Pratas, hiện do Đài Loan chiếm đóng. Một hoạt động như vậy sẽ cho phép Trung Quốc thể hiện sức mạnh quân sự của mình, đồng thời có khả năng ngăn cản các nước láng giềng và các nước phương Tây đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Hoa Đông. Đồng thời, Bắc Kinh sẽ gia tăng áp lực hơn nữa đối với Đài Bắc bằng cách đưa vào danh sách đen các nhân vật và thể chế nổi tiếng mà họ tin là ủng hộ nền độc lập của Đài Loan, với hy vọng buộc hòn đảo này phải tuân theo.

Tác giả: Tiến sĩ Junhua Zhang

(Chuyên gia tại cơ quan „Dịch vụ Tình báo Địa chính trị”, là Cộng tác viên Cấp cao của Viện Nghiên cứu Châu Âu về các vấn đề Châu Á. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là hệ thống chính trị so sánh và quan hệ quốc tế, đặc biệt chú trọng đến kinh tế chính trị quốc tế liên quan đến Trung Quốc và ký ức xã hội).

Người dịch: Xuân Nguyên

(Nguồn: https://www.onet.pl/informacje/onetwiadomosci/xi-jinping-chce-rzadzic-chinami-przez-kolejne-wiele-lat-nie-ma-juz-kto-mu-stanac-na/nyf2b2c,79cfc278)

Sửa lần cuối 2021-12-12 03:36:09

Bình luận

Bình luận qua Facebook