2016-07-29 10:54:32

Cộng hòa Thứ ba của Ba Lan

Ngày 01 tháng 8 năm 2016 là Ngày kỷ niêm 72 năm Khởi nghĩa Vác-sa-va lịch sử. Trong ngày đó, vào hồi 17. 00 giờ, tất cả mọi người dân Vác-sa-va sẽ dừng một phút, để tưởng niệm anh linh các chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc Khởi nghĩa Vác-sa-va, còn ngày 05 tháng 8 sẽ có thể tham gia Diễu hành Kỷ niệm trên các đường phố thuộc Quận Wola, theo hướng Công viên Khởi nghĩa Vác-sa-va và Triển lãm „Chúng ta luôn tưởng nhớ đến Họ” để kỷ niệm những người dân thường đã chết trong Khởi nghĩa Vác-sa-va.

Cộng hòa Thứ ba của Ba Lan là định nghĩa Nhà nước Ba Lan được sử dụng trong Hiến pháp Cộng hòa Ba Lan 1997, sau những biến cố chính trị có tính nguyên tắc, đã xảy ra từ năm 1989. Còn Cộng hòa Ba Lan là tên gọi cơ bản theo Hiến pháp của Nhà nước Ba Lan.

Việc đưa ra định nghĩa này là sự đoạn tuyệt với chế độ Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và là sự ràng buộc trực tiếp vào truyền thống của Cộng hòa Thứ hai của Ba Lan. Chim phượng hoàng trong vương miện, theo hình mẫu trong thời trước chiến tranh, được trở về trong Quốc huy Ba Lan là tượng trưng của Cộng hòa Thứ ba. (Quốc huy Ba Lan trong thời Cộng hòa Nhân dân cũng là hình mẫu này, nhưng với Chim phượng hoàng không vương miện).

1. Chế độ chính trị của Cộng hòa Ba Lan được xác định bởi Hiến pháp Cộng hòa Ba Lan, do Quốc hội quyết nghị ngày 2 tháng tư 1997.

Theo đó, Cộng hòa Ba Lan là Cộng hòa nghị viện và thực hiện các nguyên tắc chủ quyền dân tộc, độc lập và chủ quyền quốc gia, nhà nước dân chủ pháp quyền, xã hội công dân, chia ba chính quyền – tam quyền phân lập, đa nguyên – pluralizm, trật tự luật pháp, kinh tế thị trường xã hội và phẩm giá vốn có của con người. Cộng hòa Ba Lan cũng được xác định là nhà nước đơn nhấtunitarne (phân biệt với nhà nước liên bang).

Nắm chính quyền:

·         lập pháp: Hạ nghị viện và Thượng nghị viên,

·         hành pháp: Hội đồng Bộ trưởng và Tổng thống,

·         tư pháp: Các Tòa án – sądy và các Cơ quan tài phán – trybunały.

Trong đó có Tòa án Hiến pháp hay Tòa bảo hiến Trybunał Konstytucyjny và Tòa án Quốc gia – Trybunał Stanu, với các chức năng và thành phần do Hiến pháp quy định. 

Quốc hội – Nghị việnParlament  – gồm hai viên: Hạ nghị viện – Sejm  và Thượng nghị viện – Senat.

Hạ nghị viện gồm 460 Dân biểu – Poseł, còn Thượng nghị viện gồm 100 Thượng nghị sỹ – Senator

Tổng thống Cộng hòa được toàn dân bàu ra trong các cuộc bàu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín cho nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bàu lại chỉ một lần.

Tòa án Hiến pháp Ba Lan là cơ quan tài phán, được thành lập vào năm 1982 và bắt đầu hoạt động có sắc luật vào năm 1986. Nhiệm vụ cơ bản của Tòa án này là kiểm tra tư pháp tính hợp hiến của pháp luật, như kiểm tra sự phù hợp của các tiêu chuẩn pháp luật hạng thấp (cấp đạo luật hoặc thấp hơn) với các tiêu chuẩn pháp luật hạng cao hơn, trước hết là với Hiến pháp và với một số hiệp định quốc tế.

Tòa án Hiến pháp là cơ quan hiến pháp độc lập của nhà nước, tách biệt khỏi các Tòa án. Cơ chế, hoạt động, phương pháp bổ nhiệm các Thẩm phán cùng với điều lệ luật của các phán quyết của Tòa án này chỉ ra rằng, Tòa là hoàn toàn độc lập với các Cơ quan tài phán khác.

Tòa án Hiến pháp gồm 15 thẩm phán, được Hạ nghị viện bàu riêng lẻ từng người, cho nhiệm kỳ 9 năm, trong số những người xuất sắc về kiến thức luật. Việc bàu lại một lần nữa vào thành phần của Tòa là không thể.

Trở thành Thẩm phán của Tòa án Hiến pháp có thể là người có trình độ được yêu cầu để giữ cương vị Thẩm phán Tòa án Tối cao hoặc Tòa án Hành chính Tối cao, trong đó có điều kiện ít nhất 10 năm trải việc trên cương vị Thẩm phán hoặc Công tố viên, hoăc thực hiện ít nhất 10 năm nghề Luật sư, Cố vấn luật hoặc Công chứng viên.

Chánh án và Phó Chánh án của Tòa án Hiến pháp do Tổng thống Cộng hòa Ba Lan bổ nhiệm, trong số hai ứng viên cho mỗi chức vụ này, do Hội nghị Toàn thể các Thẩm phán của Tòa giới thiệu.

Tòa án Quốc gia Ba Lan là Cơ quan Tư pháp Hiến pháp ở Ba Lan. Trước Tòa án này, người phải gánh chịu trách nhiệm hiến pháp vì sự vi phạm Hiến pháp hoặc Đạo luật trong quan hệ đ/v chức vụ đang giữ hoặc trong lĩnh vực điều hành của mình, là Tổng thống Cộng hòa, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các Thành viên của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Quốc dân Ba Lan, Chủ tịch  Viện kiểm tra tối cao, các Thành viên của Hội đồng truyền thanh và truyền hình, những người được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ủy quyền lãnh đạo Bộ, và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Người phải gánh chịu trách nhiệm hiến pháp trước Tòa án Quốc gia còn là các Dân biểu và các Thượng nghị sỹ (trong lĩnh vực được xác định bởi Hiến pháp, liên quan đến tài sản của Kho bạc nhà nước).

Tòa án Quốc gia gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và 16 Thành viên, do Hạ nghị viện bàu chọn từ bên ngoài nhóm các Dân biểu và các Thượng nghị sỹ, theo thời gian nhiệm kỳ của Quốc hội. Các Phó Chủ tịch của Tòa án cùng ít nhất nửa số Thành viên của Tòa án Quốc gia phải có trình độ được yêu cầu để giữ cương vị Thẩm phán. Còn chức Chủ tịch của Tòa án Quốc gia thì do Chánh án thứ nhất của Tòa án Tối cao đảm nhiệm.



2. Hiến pháp 1997 của Cộng hòa Ba Lan cũng quy định:

·         Nước Cộng hòa Ba Lan là tài sản chung của tất cả các công dân.

·         Ai nằm dưới chính quyền Cộng hòa Ba Lan thì hưởng tự do và các quyền được cam kết trong Hiến pháp.

·         Công dân Ba Lan không thể mất quốc tịch Ba Lan, trừ phi tự từ bỏ nó.

·         Không thể trục xuất công dân Ba Lan ra khỏi nước cũng như cấm họ trở về nước.

·         Công dân Ba Lan, mà muộn nhất trong ngày bàu cử vừa tròn 35 tuổi và có toàn quyền bàu vào Hạ nghị viện, là có thể được bàu làm Tổng thống Cộng hòa. Ứng viên do ít nhất 100.000 công dân có quyền được bàu vào Hạ viện đề cử.

3. Kinh tế Ba Lan là kinh tế hỗn hợp – Ở mức độ lớn, kinh tế này đã chuyển đổi từ kinh tế được điều khiển từ trung ương (xã hội chủ nghĩa) sang kinh tế thị trường (tư bản chủ nghĩa) sau những quyết định kinh tế vào năm 1988 và những biến đổi chính trị xảy ra một năm sau đó. Việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước cỡ trung bình và nhỏ và quyền tự do mới trong việc lập các doanh nghiệp đã khởi động xây dựng khu vực kinh tế tư nhân, là động lưc kinh tế chính ở Ba Lan. Tái cấu trúc và tư nhân hóa các khu vực kinh tế riêng biệt diễn ra ở nhịp độ chậm, mặc dầu các đầu tư nước ngoài vào năng lượng và thép vẫn được thực hiện.

Hiện nay khu vực nhà nước tạo ra khoảng 25% GDP. Đó là mức tương đương với các nước như Pháp hoặc Na Uy. Trong tay Nhà nước vẫn còn: PKP – Polskie Koleje Państwowe – Đường sắt Nhà nước Ba Lan, phần cổ phần KGHM - Kombinat Górniczo-Hutniczy Miedzi – Liên hợp Mỏ-Luyện kim Đồng, PKN „Orlen” – Polski Koncern Naftowy „Orlen” - Tập đoàn Dầu mỏ Ba lan „Orlen”, PGNiG – Polskie Górnictwo Naftowe i Gazownictwo – Công nghệ Dầu mỏ và Khí đốt Ba Lan, PKO BP – Powszechna Kasa Oszczędności Bank Polski – Quỹ tiết kiệm Phổ thông Nhà băng Ba Lan và nhiều xí nghiệp nhỏ hơn.

Về mức độ GDP, kinh tế Ba Lan đứng thứ 6 trong kinh tế EU và đứng thứ 20 của kinh tế thế giới (2009). Tăng trưởng kinh tế 2015 đạt 3,6%, trung bình trong vòng 10 năm gần đây ở mức 3,83%.

Những cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe, giáo dục và hệ thống thanh toán tiền cùng với cải cách hành chính nhà nước đang đặt ra áp lực tài chính rất lớn. Duy trì mức thâm hụt ngân sách và lạm phát thấp là ưu tiên hàng đẩu của Chính phủ Ba Lan.

3. Các tổ chức quốc tế chính có Ba Lan tham gia: ONZ, UNESCO, WHO, WTO, EU, NATO.

Ba Lan là một trong những nước sáng lập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, bắt đầu hoạt động từ 01.01.1995.

EU-phí của Ba Lan nộp vào ngân sách EU trong các năm 2014 – 2020 tính ra khoảng 30 tỷ euro (Nguồn: PAP Biznes).

Còn NATO-phí của Ba Lan, trong năm 1999 – năm gia nhâp NATO, nộp vào các quỹ trung tâm chung của NATO khoảng 25 tr USD, trong những năm tiếp theo tăng hơn, song thay vào đó, trong vòng 10 năm gần nhất đã được NATO đầu tư khoảng 650 tr USD (Nguồn: WPROST).

Lâu nay không thấy nói đến NATO-phí. Chỉ biết rằng, yêu cầu chuyển ít nhất 2% GDP cho quốc phòng, được đặt ra cho các nước thành viên của NATO, chỉ một số ít nước thỏa mãn.

Ngân sách của Bộ Quốc phòng Ba Lan, cho năm nay, tính ra là 35,9 tỷ zł, nhiều hơn 3 tỷ so với năm 2015, đạt 2% GDP. Trong khi, chi phí cho khoa học trong năm 2016 tính ra chưa đầy 8,3 tỷ zł, chỉ bằng 0,44% GDP Ba Lan (Nguồn: money.pl).

NATO – North Atlantic Treaty Organization – Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, đến nay gồm 28 nước. Đó là: An-ba-ni, Anh, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Bun-ga-ri, Ca-na-đa, Crô-at-ti-a, Đan Mạch, Đức, E-xtô-nia, Hà Lan, Hung-ga-ri, Hy Lạp, Is-lan-đi-a, Lat-vi-a, Lit-va, Lúc-xem-bua, Mỹ, Na Uy, Pháp, Ru-ma-ni, Séc, Slô-va-ki-a, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Xlô-ve-ni-a, vàÝ.

Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Mỹ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15%.

4. Đảng Pháp luật và Công lý (PiS) – Trong những năm 2005 – 2007 Đảng đã từng tham gia nắm chính quyền, hai lần giữ cương vị Thủ tướng, đứng ra lập Chính phủ. Tuy nhiên, từ 2005 đến 2006 và từ cuộc khủng hoảng vào tháng bảy 2007 đến cuối nhiệm kỳ đều là Chính phủ thiểu số.

Qua hai nhiệm kỳ liền (2007–2015), Đảng đã trở thành lực lượng đối lập lớn nhất trong Nghị viện. Trong kết quả của các cuộc bàu cử Nghị viện 25 tháng mười 2015, PiS có được Câu lạc bộ Nghị viện lớn nhất trong lịch sử của Cộng hòa Thứ ba (chiếm 235/460 phiếu trong Hạ nghị viện và 61/100 phiếu trong Thượng nghị viện). Các nhà hoạt động của PiS đã trở thành các Chủ tịch – Nguyên soái – Marszałek – của cả hai Viện trong Quốc hội. Hơn thế, Tổng thống đương nhiệm Andrzej Duda là luật gia và cũng là chính trị gia gốc PiS. Lực lượng này đang là hậu thuẫn cho Chính phủ của Thủ tướng Beata Szydło.

Như vậy, ở Ba Lan, kể từ 1989, đây là trường hợp đầu tiên, trong hệ thống đa đảng, một Đảng giành được đa số ghế trong Quốc hội, đủ điều kiện để có thể đơn phương đứng ra lập Chính phủ độc lập.

Tính đến cuối 2015, PiS có 30.000 đảng viên, hoạt động trên khắp lãnh thổ Ba Lan. Trong lần bàu cử các Chính quyền địa phương cuối năm 2014, PiS nhận được số phiếu cao ở 8 tỉnh phiá Đông, trong 16 tỉnh trên toàn Ba Lan. Song, phần lớn các Chính quyền cấp tỉnh lại không thưộc về PiS. Trong số 16 Thống đốc Tỉnh – Marszałek Województwa, chỉ có một thuộc về PiS, ở Tỉnh Podkarpaskie. Đây là điều bất lợi đ/v PiS, bởi vì 40% tiền liên minh (từ EU) qua tay các Thống đốc Tỉnh, chứ không qua Tỉnh trưởng – Wojewoda. Đó là lý do khiến PiS muốn tổ chức bàu cử sớm trước hạn các Chính quyền địa phương. (Ở Ba Lan, Tỉnh trưởng do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm và bãi chức, còn Thống đốc Tỉnh do Hội đồng Tỉnh – Sejmik Województwa – bàu ra và miễn nhiệm. Hội đồng Tỉnh do các cử tri trong tỉnh bàu ra).

Đảng Pháp luật và Công lý thuộc nhóm những người bảo thủ và cải cách châu Âu trong Nghị viện châu Âu và tổ chức quốc tế hoạt động bên cạnh nó – Liên minh của Những người bảo thủ và cải cách châu Âu.

Tư tưởng của đảng là liên kết chủ nghĩa bảo thủ xã hội và dân tộc với chủ nghĩa đoàn kết. Đảng được xác định như là nhóm theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu – ugrupowanie eurosceptyczne.

Chủ nghĩa bảo thủ – đó là tư tưởng làm cơ sở trên các khẩu hiệu bảo vệ trật tự kinh tế xã hội với sự giữ gìn và củng cố các giá trị truyền thống như tôn giáo, dân tộc, quốc gia, gia đình, đẳng cấp, uy tín, sở hữu tư nhân. Những người theo Chủ nghĩa bảo thủ muốn bảo vệ trật tự cũ do tin chắc về tính chất tiến hóa của các biến đổi xã hội.

Trong ý nghĩa chính trị, Chủ nghĩa bảo thủ là thuật ngữ có quan hệ đến một trong nhiều triết học hoặc tư tưởng chính trị, cũng như đến việc xác định khuynh hướng chính trị được đại diện bởi nhiều đảng chính trị hiện đại (thường phối hợp với cánh hữu).

Các vấn đề thể chế – Trong chương trình của mình Đảng PiS tuyên bố „tái tạo nhà nước” và xây dựng „Cộng hòa Thứ tư”. Các yêu sách của đảng nhằm quét sạch, bằng cách trừ bỏ, sự kế thừa Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (PRL). Đảng ủng hộ việc rà soát và cái gọi là xóa bỏ Cộng sản – dekomunizacja, có nội dung: xóa bỏ các cấu trúc điển hình của hệ thống Cộng sản, loại thải các đại diện Cộng sản thuộc các tổ chức xã hội và nhà nước ra khỏi các cơ quan chính quyền, quân đội ...và giải mật tất cả các tài liệu từ thời PRL.

PiS đã giới thiệu dự thảo toàn phần Hiến pháp mới, dự kiến trong đó có việc chấp nhận cho Tổng thống quyền ra pháp lệnh theo đơn của Hội đồng Bô trưởng, giảm bớt Hạ viện và Thượng viện, xóa bỏ Hội đồng Chính sách Tiền tệ. Tuy những điều báo trước được đưa ra trước bàu cử như trở lại án tử hình, tiến hành truy xét tài sản của các Chính trị gia và công bố họ tên tất cả các nhân viên mật vụ thời PRL và dekomunizacja, cũng như giảm bớt số Đại biểu trong cả hai viện của Quốc hội.và đưa vào hệ thống bán Tổng thống, nhưng Đảng đã không thực hiện được phần này của chương trình trong thời gian nắm chính quyền.

Kết quả khảo sát dư luận xã hội do Trung tâm Khảo sát Dư luận Xã hội CBOS của Ba Lan tiến hành trong thời gian gần nhất, hôm 07.07.2016, cho thấy PiS chiếm tỷ lệ % tín nhiệm cao nhất trong số 8 Đảng có ghế trong Quốc hội, đat 39%.

Biên soạn – Nguyễn Quỳnh Giao

Sửa lần cuối 2016-07-29 08:55:42

Bình luận

Bình luận qua Facebook