2020-05-07 07:13:41

Việt Nam chiến thắng với virus corona. Quốc gia đã rút ra bài học từ dịch SARS năm 2003.

TÁC GIẢ: Rafał Tomański 5 maja 2020 | 05:05

Wietnam (Fot. Hau Dinh / AP Photo)

17 năm trước, Việt Nam là quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc tiếp nhận một loại vi-rút mới. Mặc dù trong điều kiện khiêm tốn, họ đã chống lại dịch SARS đầu tiên. Bây giờ cũng là người Việt Nam đang làm tốt hơn nhiều so với các nước giàu có lớn nhất trên thế giới. Chìa khóa để hiểu được thành công của họ là sự huy động để gắn kết giữa mọi người lại với nhau .

Nói tóm lại, có được như vậy , người Việt nam như đã quen với các cuộc xâm lược lãnh thổ liên tục, và họ tiếp cận virus mới như một kẻ thù vô hình. Họ đã tạo dựng một hình ảnh "Việt Nam vững bước", giống như đã huy động trong các cuộc chiến tranh du kích chống lại người Mỹ, người Pháp (Việt Nam là nước thuộc địa từ năm 1846 -1954), hoặc các cuộc xâm lược trước đây của các triều đại Trung Quốc. Việt Nam đã không ngừng đấu tranh cho quyền tự chủ trong hai nghìn năm và hiếm khi có một tiềm năng lực lượng tương đương so với các đội quân xâm lược. Mặc dù sự bất cân xứng liên tục này, nhưng kẻ thù của họ đã luôn chịu sự thất bại.

Truyền thông Hoa Kỳ nhấn mạnh vào ngày 29 tháng 4 rằng coronavirus mới gây ra cái chết ở Mỹ nhiều hơn là cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Trong 16 năm chiến đấu ở Đông Dương (từ năm 1959 -1975), có 58220 người Mỹ đã thiệt mạng. Vào thứ Tư cuối tháng Tư này , virus đã cướp đi 58 365 sinh mạng của người ở Mỹ, chỉ trong hơn ba tháng, kể từ bệnh nhân đầu tiên mắc COVID-19 đã được ghi nhận tại Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1.

Kẻ thù virus vô hình vì thế cũng nguy hiểm như các cuộc chiến đấu với quân thù trên chiến trường. Không có gì ngạc nhiên khi đảng cộng sản Việt Nam đã sử dụng các khẩu hiệu lúc chiến tranh, để mô tả mối nguy hiểm của dịch bệnh mới ngay từ lúc ban đầu: ”Chiến đấu với dịch bệnh cũng giống như chiến đấu với kẻ thù", "Ở nhà cũng là biểu hiện của tình yêu đối với quê hương". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu: “Chúng tôi không cho phép virus phá hủy nền kinh tế và đất nước của chúng tôi. Sinh mạng của con người phải ưu tiên trước hết, chính vì thế chúng tôi phải đưa ra các biện pháp quyết liệt để kiểm soát căn bệnh này".

Cuộc chiến thành công vì chưa có ai chết do coronavirus mới này ở Việt Nam. Chỉ có 271 trường hợp được xác nhận bị nhiễm, so với 97 triệu dân của đất nước, đó là một niềm tự hào. Nếu so tỷ lệ tử vong người Mỹ với dân số Việt Nam, thì virus phải lấy đi ít nhất sinh mạng 17000 người dân .

Vì không có người chết và số người nhiễm không tăng, nên không có gì đáng ngạc nhiên tuần cuối cùng của tháng 4, cuộc sống bắt đầu trở lại bình thường ở Việt Nam. Chính phủ cho phép mở một số cửa hàng, nhà hàng, cơ sở du lịch và thể thao cũng như khách sạn. Các thẩm mỹ viện, sở thú và những nơi mà nguy cơ tiếp xúc giữa mọi người sẽ quá cao vẫn phải bị đóng cửa.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng kiểm tra xét nghiệm ở Việt Nam, không có được qui mô lớn như ở Hàn Quốc (hiện nước này có hơn 10.000 trường hợp bị nhiễm và 270 trường hợp tử vong vào cuối tháng 4). Ở Việt Nam từ đầu năm chỉ có 88 000 trường hợp phải xét nghiệm (trong khi tại Hàn Quốc hơn 600.000).

Việt Nam đã chiến thắng như thế nào với bệnh SARS đầu tiên: 17 năm trước, Việt Nam đã phải đối mặt với coronavirus SARS đầu tiên mà không có kiến ​​thức như ngày nay. Không có thuốc chữa trị cho coronavirus, cho đến nay cũng chưa có vắc-xin nào được công bố. Nhiều lời ca ngợi đã dành cho bác sĩ người Ý Carlo Urbani. Ông là người đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hà Nội, nhanh chóng nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình hình, và quan trọng nhất ,là chính phủ đã lắng nghe các khuyến nghị của ông một cách cẩn thận và làm theo chúng.

Trường hợp SARS đầu tiên được ghi nhận vào ngày 16 .11. 2002 tại thành phố Phật Sơn của Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông. Trong nhiều tuần trước đó các nhà chức trách che giấu sự thật về sự lây lan của một căn bệnh chưa biết này . Virucorona càng ngày đã tấn công nhiều người hơn, nhưng Bắc Kinh đã không che đậy được mãi vì các rò rỉ của truyền thông và kháng cáo từ WHO.

Vào ngày 21.2.2003, một bác sĩ Trung Quốc bị nhiễm vi-rút SARS đã đến Hồng Kông. Từ anh, căn bệnh lây sang một số khách của khách sạn qua máy lạnh. Một trong số đó là Johnny Chen, một doanh nhân người Mỹ gốc Hoa đã đến Việt Nam vào ngày 23. 2 .2003. Anh đã nhanh chóng tìm đến một trong những trung tâm y tế tốt nhất nước bấy giờ, đó là bệnh viện Việt -Pháp tại Hà Nội. WHO đã được thông báo và Tiến sĩ Urbani đã chăm sóc cho trường hợp này. Các bác sỹ bấy giờ không biết phải điều trị thế nào với bệnh nhân, vì đây là căn bệnh mới lạ. Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân này ngày càng có nhiều nhân viên y tế bị bệnh. Urbani đã kêu gọi Việt Nam thành lập ngay đội phản ứng nhanh của WHO, thay đổi các thủ tục và truyền đạt mọi thứ ông biết cho chính phủ ở Hà Nội. Cuộc họp của chính quyền diễn ra vào ngày 9 .3. 2003 là một bước đột phá , sau đó biên giới đã được đóng ,các biện pháp phòng ngừa đã được đưa ra và cuộc huy động toàn dân bắt đầu.

Nhưng bản thân Urbani đã không dành chiến thắng cho bản thân mình .Ngày 29 3-2003, ông đã qua đời ở một bệnh viện điều trị SARS tại Bangkok. Sau khi chết, ông được trao giải thưởng cao nhất của Việt nam dành cho người nước ngoài .

Hiện nay đang là dịch , trước mang tên Vũ Hán -H-1 sau được đổi thành COVID-19. Các sự kiện chính trị quan trọng của Trung Quốc đã bị hủy bỏ. Chính quyền nói rằng khi phát hiện ra trường hợp nhiễm đầu tiên vì COVID-19, thì họ đã chia sẻ thông tin cho thế giới biết .

Việt Nam đang chiến thắng trong cuộc chiến với virus sau một tháng rưỡi, vào ngày 28 tháng 4 này , chính thức được WHO loại khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ dịch bệnh. Hành động của Hà Nội được cho là cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ XXI bằng các biện pháp của thế kỷ XIX, chìa khóa để thành công chính đó là ý thức của người dân. Những sáng tạo hữu ích này đã được thử nghiệm nhiều lần trên các mặt trận chiến đấu với quân xâm lược. Đến nay, các chuyên gia quân sự rất ấn tượng với các mạng lưới đường hầm địa đạo ở phía nam đất nước, mục đích là để tránh sự kiểm soát của quân đội Mỹ. Hàng ngàn du kích đã mang các thiết bị quân sự xuyên qua rừng rậm và núi non từ biên giới với Lào bằng xe đạp, hoặc trên lưng của họ, sau đó đánh về phía sau lưng người Mỹ, các cuộc tấn công đều gây nên những hiệu quả bất ngờ.

Những bài học hữu ích bởi kinh nghiệm từ 17 năm trước, Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng khi có đại dịch xảy ra. Ca nhiễm trùng đầu tiên được ghi nhận ở nước này vào ngày 23 tháng 1, nhưng trước đó vào ngày 16 tháng 1, Bộ Y tế đã cảnh báo về một dịch bệnh sắp xảy ra. Vào ngày 21 tháng 1, các tổ chức y tế đã được lệnh chuẩn bị. Vào ngày 30 tháng 1, ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh bắt đầu hoạt động. Một chiến dịch truyền thông bắt đầu, áp phích với các hướng dẫn, chỉ bảo ...làm thế nào để không phải bị nhiễm bệnh. Mọi người phải đeo khẩu trang , nếu không có sẽ bị phạt .

Các bệnh viện dã chiến được tổ chức cho những người về từ nước ngoài, trong đó nhà nước cung cấp thực phẩm, chỗ ở và có Internet trong thời gian cách ly. Người Việt Nam nhấn mạnh họ đánh giá cao những nỗ lực của những nhân viên y tế đã chăm sóc họ trong các cơ sở như vậy. Hình ảnh nhân viên ngủ bên ngoài các tòa nhà, nhường giường của họ cho bệnh nhân , xuất hiện nhiều trên phương tiện truyền thông xã hội.

Tấm gương Việt Nam có thể là nguồn cảm hứng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Các chiến lược khác nhau đã được áp dụng cho chiến dịch chống viruscorona . Hà Nội đã chỉ ra cách chống lại bệnh dịch một cách hiệu quả khi không có công nghệ tiên tiến cũng như cơ sở vật chất bị hạn chế./.

BIÊN DỊCH: Nguyễn Thanh Hà

Nguồn: https://wyborcza.pl/7,75399,25919383,wietnam-wygrywa-z-wirusem-kraj-wyciagnal-wnioski-z-epidemii.html#s=BoxOpImg5

Sửa lần cuối 2020-05-07 05:26:14

Bình luận

Bình luận qua Facebook