2020-04-13 07:31:16

Thực trạng của thời cách ly cả một quốc gia. Những mâu thuẫn treo lơ lửng trong không trung.

Tác giả: ANNA PODLASKA

11-03-2020 
QV: Bản gốc bằng tiếng BL của  bài báo đã được đăng cách đây một tháng trên trang 
https://kobieta.wp.pl. Nhận thấy nội dung của bài báo là hữu ích trong thời cách ly do dịch covid-19 gây nên. QV xin đăng lại bản dịch tiếng Việt để bạn đọc tham khảo.

Nhà tâm lý học Maria Rotkiel

Nhà nữ tâm lý học Maria Rotkiel giải thích: Nguyên tắc đầu tiên là không được lo lắng và tức giận vì tình hình tự tại. Bởi vì chúng ta không thể làm được gì để thay đổi chúng. Nhưng sử dụng thời gian như thế nào để không bị rơi vào trạng thái áp lực thần kinh?

Trong tuần này người ta đã cấm các lễ hội đông người, đã đóng cửa các trường học. Thực trạng cách ly quốc gia đã thành hiện thực. Càng ngày sẽ càng có nhiều người bị bắt buộc cấm ra khỏi nhà. Điều này sẽ nẩy sinh ra nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau trong họ. Từ vùng vằng, tức giận đến cười tươi, hớn hở.

Ví dụ, ông chủ tịch huyện Nadarzyn gần Vác-sa-va, Dariusz Zwoliński, đã ở trong trạng thái đó. Anh con trai của ông đã bị lây nhiễm Coronavirus. Trong mạng XH ông đã chia sẻ về những tâm trạng của mình, về viễn cảnh sẽ sống với vợ (bà ấy cũng đang bị cách ly – biên tập viên) trong 2 tuần lễ, chỉ có 2 người với nhau.

Tôi rất yêu quí vợ tôi (tôi hy vọng rằng tôi cũng được phản hồi như vậy), nhưng là cả 2 tuần lễ! 24 giờ /ngày đêm! Chỉ với 4 bức tường bao quanh! Điều này có nghĩa là đây sẽ không phải là cách ly mà là địa ngục”. – ông Dariusz Zwoliński đã chia sẻ trên mạng XH như vậy.

Tình trạng mà chúng ta đang tự tại như là một xã hội có thể sẽ gây khó khăn cho nhiều người về phương diện tổ chức, cũng như trạng thái cảm xúc, tâm lý. Chúng tôi tìm đến những nhà chuyên gia để được tư vấn: tổ chức những ngày sắp tới như thế nào để tránh phát sinh ra những mâu thuẫn trong các mối quan hệ? và để vượt qua những ngày cách ly một cách không sợ hãi, không trầm cảm?

Các nguyên tắc được tạo ra là để cho sự bảo đảm an toàn”

Nguyên tắc đầu tiên là không được lo lắng và tức giận vì tình hình tự tại. Bởi vì chúng ta không thể làm được gì để thay đổi chúng. Hiện thời chúng ta cần tuân thủ một số các điều qui định, các nguyên tắc. Chúng ta cần phải nhớ rằng: những nguyên tắc và những qui định ấy được tạo ra là để bảo vệ chúng ta, để bảo đảm sự an toàn – Nhà tâm lý học Maria Rotkiel đã chia sẻ với phóng viên của tờ báo WP (Ba Lan ảo). Bà cũng khuyến rằng: Chúng ta nên suy ngẫm vấn đề - chúng ta có thể tác động đến cái gì? Nghĩa là, chúng ta sẽ trải nghiệm qua cuộc cách ly này, qua những ngày nghỉ việc, nghỉ đi học này như thế nào?

Chúng ta sẽ hồi tưởng lại xem trong mớ bòng bong đầy nghĩa vụ này, một cách chậm rãi, ta mơ về một cuộc sống trong gia đình như thế nào? Chúng ta đang có một cơ hội tuyệt vời để làm việc này. Chúng ta hãy cố gắng tổ chức và sắp đặt thời gian và tận dụng nó đến mức tối đa – nhà nữ tâm lý học đã nói. Bà nói thêm: cách tiếp cận vấn đề như thế này sẽ làm giảm thiểu hoặc loại trừ áp lực tâm lý cũng như sự sợ hãi có liên quan đến cách ly hoặc làm việc từ xa. Nhờ sự sắp đặt tốt thời gian, chúng ta có cơ hội lớn để không gây ra những sự suy sụp tái phát, những cuộc cãi cọ, những mâu thuẫn và căng thẳng.

Nên so sánh quãng thời gian này với một cơn cảm lạnh, khi mà vd. các trẻ nhỏ sẽ ở lại nhà, và chúng ta – những người lớn, sẽ ở nhà chăm sóc chúng. Tuy nhiên hoàn cảnh hiện tại là thoải mái hơn nhiều, bởi vì chẳng có ai bị ốm cả, mà chỉ là chúng ta cùng ở nhà với nhau thôi – nhà nữ tâm lý học nhi khoa Justyna Kowal, đã góp ý như vậy.

Chúng tôi cũng nói chuyện và hỏi ý kiến các bà chủ nhà mà hàng ngày vốn rất bận bịu với công việc: có thể làm gì trong thời gian rỗi không phải đi làm, đi học? – Cô Justyna ở Vác-sa-va đã nói: Sau khi có quyết định đóng cửa trường tôi sẽ sắp đặt thời gian và việc làm cho lũ trẻ ở nhà, còn tôi thì sẽ lấy những ngày nghỉ việc. Rất may là tôi có cơ hội như thế. Tôi sẽ cho bọn trẻ cùng nấu ăn, chúng thích thế. Rồi cô nói thêm: Tôi sẽ đi ra ngoài dạo, nhưng tôi sẽ tránh những tụ điểm đông người, nhất là sẽ tránh giao thông công cộng. – Gần đây tôi né tránh cả việc động chạm vào những thanh vịn tay trong xe buýt – người mẹ trẻ nói thêm.

Chẳng bao giờ có thời gian để sắp xếp lại trật tự trong các bộ hồ sơ

Cô Aleksandra ở Gdańsk thì có ý định tổ chức các trò chơi trên bảng sa bàn (planszówki), các câu chuyện dài về cuộc sống, cùng nấu ăn chung, cùng sắp xếp lại đồ đạc trong nhà. Cô nói: chả bao giờ có thời gian để sắp xếp lại trật tự ngăn nắp vd. trong các cụm hồ sơ cũ, những đồ vật trang điểm, những bộ quần áo,… vậy bây giờ sẽ là cơ hội để làm những việc đó. Rồi cô nói thêm: Tôi sẽ thiết lập ra một danh sách gồm những ước muốn, những hoạch định dành cho vài năm tới, có thể là cô sẽ học thêm các điệu nhảy cùng với một đối tác nào đó hoặc sẽ học thêm một ngoại ngữ nào đó.

Biên dịch: HD

Nguồn: https://kobieta.wp.pl/rzeczywistosc-w-okresie-kwarantanny-narodowej-konflikty-wisza-w-powietrzu-6487781317805697a?utm_medium=push&utm_source=pushpushgo&utm_campaign=WPKobieta-push

Sửa lần cuối 2020-04-13 05:27:26

Bình luận

Bình luận qua Facebook