2010-10-30 07:36:54

Số phận của những con người

 

Trước mộ Stefan Kubiak ở Hà Nội 01/11/1976 (tác giả đứng thứ 3 từ phải sang trái)

Trước mộ Stefan Kubiak ở Hà Nội 01/11/1976

(tác giả đứng thứ 3 từ phải sang trái)

BBT: Stefan Kubiak là một người Ba Lan, hồi Thế chiến thứ hai lưu lạc sang Pháp, do hoàn cảnh buộc phải vào quân đội Lê Dương  và đưa sang Việt Nam. Ông đã từ bỏ hàng ngũ thực dân, đứng hắn về phía Việt Minh chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng đất nước của người Việt. Ông cũng tham ra trận Điện Biên Phủ, lập được nhiều công lớn. Lấy vợ Việt và sau chiến tranh định cư tại Việt Nam. Quê Việt đã một vài lần nhắc đến ông. Bài mới nhất của con trai ông, đăng trên báo số 109/03-2010 với tựa đề „Stefan Kubiak, người phát hiện ra Việt Nam là tổ quốc thứ hai”. Ông mất và được chôn cất ở Hà Nội.

Sau năm 1975, một người phụ nữ Ba Lan, bà giáo Barbara Machejko từng sang Việt Nam dạy tiếng Ba Lan nhiều năm, thấy mộ của người đồng hương thì vô cùng cảm động. Dưới đây chúng tôi xin đăng lại vài lời tâm sự của bà về Stefan Kubiak-Hồ Chí Toán và những người thân của ông, sau khi đọc bài báo về Kubiak đăng trên Quê Việt kể trên.

„Trong bài báo về cha, con trai của Stefan Kubiak không viết, mẹ anh là người Việt. Tôi không nhớ tên Việt của bà, nhưng ở Ba Lan, bà lấy tên là Teresa. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, bà cùng hai con trai là Wiktor và Stefan – (người phương Tây nhiều khi lấy tên bố đặt cho con-ND) – sang thành phố Łodz định cư. Ở đây có cha mẹ Stefan Kubiak, tức ông bà nội của hai đứa trẻ, sổng tại phố Lakowej. Còn Teresa cùng các con sống ở phố Broniewskiego. Tôi biết Teresa vì bà học tiếng Ba Lan trong Studium – trường dậy tiếng Ba Lan dành cho người nước ngoài – khi tôi còn  làm việc ở đây, và – nếu tôi không nhầm – bà làm việc tại nhà máy ZETO (Trung tâm máy tinh) ở Łodz. Các con bà hình như tốt nghiệp phổ thông ở Łodz, sau gia đình chuyển lên Warszawa. Wiktor và Stefan có lẽ một người học bách khoa, một người học tổng hợp Warszawa, cả hai đã tốt nghiệp đại học. Bà Teresa cuối cùng cũng rời Ba Lan. Số phận tiếp theo của các con bà, tôi không được rõ.

Cuộc đời của Stefan Kubiak, tên Việt Nam là Hồ Chí Toán, được nhà văn Arkady Fidler miêu tả trong một chương của sách „Những cây chuối dại”. Hồ Chí Toán mất và được an táng ởmột nghĩa trang tại Hà Nội, vị trí trang trọng, cạnh những người Việt nổi tiếng và có công. Tôi không nhớ tên nghĩa trang này nhưng nhớ đây là phía nam thành phố, cạnh đường quốc lộ. Trong thời gian sáu năm làm việc ở Hà Nội, cứ đến mùng 1 tháng 11 – ngày lễ người chết của Ba Lan – chúng tôi, những người Ba Lan làm việc tại Hà Nội và đại diện của Đại sứ quán, bao giờ cũng đến thăm mộ Stefan Kubiak-Hồ Chí Toán. Phái đoàn công nhân Ba Lan làm nhiệm vụ sửa sang khu nhà của đại sứ quán, cũng sửa luôn cả mộ Stefan Kubiak-Hồ Chí Toán. Trên mộ, chúng tôi đặt vòng hoa, đốt hương như phong tục Việt và đốt nến theo phong tục Ba Lan. Nến thì tôi tự chế ra bằng cái bát Việt Nam và nến bình thường (nến đốt trên mộ khác kiểu so với nến thắp sáng bình thường – ND). Người Việt quanh đấy thấy chúng tôi thì lấy làm lạ. Nhiều người đến chắm chú đọc những chữ ghi trên bia mộ, chắc khi ấy họ mới để ý đến ai yên nghỉ ở đây. Khi tôi rời Việt Nam, các nhân viên của Đại sứ quan Ba Lan vẫn tiếp tục lệ ấy – cứ mùng 1 tháng 11 lại thăm mộ Stefan Kubiak- Hồ Chí Toán. Chắc đến nay người ta vẫn làm như vậy”.

 

Barbara Machejko[1]

 

BBT: Thói quen tạ mộ người tha hương, bà giáo Barbara Machejko tiếp tục sau khi trở về  Ba Lan. Ở Łodz có mộ hai sinh viên Việt Nam. Bà giáo vẫn thường xuyên quét dọn. Đến mùng 1 tháng 11 bao giờ bà cũng mang nến đến thắp.

 



[1] Bài “Trò chuyện với  bà giáo Barbara Machejko” của Trương Đình Toe đăng trên Quê Việt số 113/09-2010.

Sửa lần cuối 2012-12-20 16:15:08

Bình luận

Bình luận qua Facebook