Hôm nay,
ngày 17 tháng Một năm 2021
tức 05 tháng Mười hai âm lịch.
Bình Luận Mới Nhất
Xuân Nhung:
Tình hữu nghị Việt nam-Ba Lan là tài sản quý của 2 nước, 2 dân tộc. Là công sức gây dựng, đóng góp của bao thế hệ trong bao nhiêu năm với thăng trầm của lịch sử. Ba Lan trở thành tổ quốc thứ 2 của nhiều người Việt Nam. Chúc cho tình hữu nghị, sự hợp tác, đoàn kết ngày càng phát triển vì lợi ích của 2 nước, 2 dân tộc.
Lý Trần Lê:
Đề nghị QV liên hệ đặt hàng tại BL bộ dekoder internetowy wifi, tương tự bộ VTVgo của VN. Một bộ như thế tại Vác-sa-va giá chỉ khoảng 100 zł, trong khi bộ VTVgo từ VN mang sang khá đắt.
Nam Việt:
Bài viết sâu sắc, thực chất là bài học: Trung Quốc không từ bỏ tham vọng xâm chiếm biển Đông, kể cả lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc chỉ chờ "thời, thế" để mục tiêu đạt được tối ưu. Việt Nam cũng đã cảnh giác và biết được ý đồ đen tối này, nhưng Việt Nam là nước nghèo, nước bé nên nhiều khi "lực bất tòng tâm". Việt Nam chỉ có thể bảo vệ được chủ quyền khi nội laucj Việt Nam mạnh cả về ý chí, tinh thần, cả tiềm lực kinh tế, quốc phòng và quan hệ đối ngoại.
Xuân Nhung:
Dịch giả Nguyễn văn Thái – TSKH ngành Trắc địa bản đồ. Ông đam mê và có tâm hồn thi sĩ từ thuở học sinh. Tôi còn nhớ năm 1964 khi mới sang Ba Lan học tiếng được 2 tháng ông đã có bài thơ bằng tiếng Ba Lan được đăng trên báo Diễn đàn thành phố Łódź. Ông đã có 5 tác phẩm dịch trực tiếp từ tiếng Ba Lan sang tiếng Việt: Chàng Tadeusz (Mickiewicz – nhà thơ lớn của Ba Lan). Kỳ nghỉ hè với nhà văn ( Grabowski), Những chuyện ngắn kinh điển của Ba Lan, Nông dân (tác phẩm lớn của Reymont – giải Nobel thứ 2 ở BL ), Hania (Sienkiewicz). Tác phẩm TSM và TRT là một thành công mới của dịch giả trong lĩnh vực dịch thuật. Có thể khẳng định (theo tôi) tác phẩm „Trên sa mạc và trong rừng thẳm” đã được dịch một cách trung thực, chính xác đến từng ý, từng câu với sự chọn lọc ngôn từ, được Việt Nam hoá nhuần nhuyễn dễ hiểu và gần gũi như nhà văn VN viết cho bạn đọc Việt Nam. Tôi cho rằng người dịch đã ngợp lặn trong những tình tiết câu chuyện, biết chuyển tải nó sang tiếng Việt theo suy nghĩ của riêng mình. Tôi thích nhất những những đoạn tả cảnh với những lời văn mượt mà, giầu hình tượng, tươi sáng phác hoạ nét đẹp, cái lạ các địa danh châu Phi, biết so sánh với các loại cây, loại hoa có tên gọi quen thuộc của Việt nam….Những ai đã đọc hẳn đều có thể thấu hiểu cái hay của tác phẩm, việc miêu tả không rườn rà với những câu văn gợi hình hay những ví von rất Việt (Bảo vệ Nel như bảo vệ con ngươi của mắt mình, các cô gái châu Phi có đôi chân vòng kiềng..) đã nói lên điều đó. Dịch sang tiếng Việt nhiều câu phải diễn giải nên số trang tác phẩm bằng tiếng Việt đã tăng gấp rưỡi (548/ 320).
Dịch giả Nguyễn Văn Thái rất tự tin với tác phẩm dịch của mình vì tác phẩm này đã được dịch giả Nguyễn Hữu Dũng dịch từ tiếng Ba Lan sang tiếng Việt cách đây trên 30 năm và đã 25 lần tái bản. Tôi là bạn của 2 dịch giả này, hiểu rõ họ đều là những tài năng, đam mê văn học Ba Lan. Nguyễn Hữu Dũng từng nhà giảng viên Đại học Thuỷ sản, sang BL làm NCS năm 1977, đã dịch Quavadis và đang hoàn tất bản dịch tác phẩm Hiệp sĩ thánh chiến cũng của Henryk Sienkiewicz.
Xin chúc mừng thành công của dịch giả Nguyễn Văn Thái trong tác phẩm này cả về công sức, chất lượng và sự đón nhận tại Việt Nam và cả ở BL, làm giầu thêm, phong phú thêm số lượng những tác phẩm văn học Ba Lan tại Việt Nam. Chính anh và nhiều hoạt động khác khác vì cộng đồng là góp phần tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết giữa 2 dân tộc. Trời phú cho anh giầu chữ T, trong đó có chữ tài nhờ đó anh có sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc và có nhiều đóng góp cho công việc chung. Xin chúc anh có sức khoẻ, phát huy tốt nhất khả năng của mình để sáng tác, dịch thuật và đóng góp vào hoạt động cộng đồng. Nhân đây cũng tôi xin chúc mừng chị Thạch người vợ làm hậu phương tin cậy của anh giúp anh thành công