Tản mạn miền ký ức
Một ngày nắng hạ, tôi ghé tìm về tuổi thơ. Quê hương trong trái tim tôi không chỉ là "Chùm khế ngọt" là "Con đò nhỏ" là đêm trăng khuyết, là bãi sắn, vườn ngô, là bát cơm chan mắm, mà quê hương trong tôi còn là con sông, bãi đá, núi sâu và đại ngàn thăm thẳm. Nơi ấy là cả 1 bầu trời tuổi thơ trong veo vô ngần. Nơi mỗi ngày sau buổi học tôi lên rừng đón ba mẹ gánh củi. Nơi mà những ngày nghĩ tôi lại theo dấu chân ba mẹ lên rừng để kiếm kế sinh nhai. Ngày ấy núi... xem chi tiết
Tiểu thuyết “Bieguni” của Olga Tokarczuk được dịch ra tiếng Việt
Một lần nữa, người Việt tại Ba Lan lại được chứng kiến những thành công mới của một dịch giả trong cộng đồng của mình, đó là dịch giả Nguyễn Văn Thái, người đã chuyễn ngữ 7 tác phẩm đồ sộ của các đại văn hào Ba Lan, từ tiếng Ba Lan sang tiếng Việt. Lần này, Nguyễn Văn Thái giới thiệu với chúng ta tác phẩm "Bieguni, những người không ngừng chuyển động" của nhà văn Ba Lan Olga Tokarczuk (SN 1962). Tác giả của cuốn sách, như chúng ta đã biết, là... xem chi tiết
Ký ức tháng 5
“Bao giờ cho tới tháng 5mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm saoNgân hà chảy ngược lên caoquạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...”( Nguyễn Duy)Quê tôi ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, nơi có con sông La Giang trong xanh, hiền hoà. Một làng quê nghèo như bao làng quê khác. Thế hệ của chúng tôi hồi đó, chưa có biết đến điện thoại, Internet. Chưa hình dung rồi sẽ có những bộ phim như The Lion King, Harry Potter...mà tụi trẻ con của chúng tôi bây giờ vẫn thường hay xem. Những ký ức tuổi thơ với... xem chi tiết
Bao giờ hết dịch?
Nguyễn Hồng Hoa - Tùy bútĐến nay, sau khoảng hơn nữa năm, chính quyền Trung Quốc reo rắc tai họa Corona virus đi khắp thế giới, hậu quả mà dịch bệnh SARS-CoV-2 để lại cho nhân loại không chỉ là mất mát về mạng người, mà còn gây tổn thất nặng nề đến kinh tế toàn cầu.Ảnh minh họa: Những suất ăn tình nghĩa của bà con cộng đồng người Việt hỗ trợ cho các y, bác sĩ trong thời kỳ dịch bênh covid-19 (nguồn: FB)Giờ đây, trong... xem chi tiết
Ngày Xuân nói chuyện hoa
QV- Châu Âu đang độ sắc Xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc.Chúng ta lại phải đang thực hiện “cách ly tại nhà” để phòng chống dịch covid-19.Mời các bạn cùng online ngắm hoa nở và đọc tạp văn “Ngày Xuân nói chuyện hoa” của bạn Nguyễn Hồng Hoa. Hoa mộc lan gọi Xuân về (FB Minh Thanh Nguyen) Hoa là tặng vật diệu kỳ mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống. Thế giới loài hoa vô cùng đa dạng và phong phú. Trăm loài hoa là trăm tên gọi,... xem chi tiết
Những bài học thời chiến
Marko NikolicMarko Nikolic (1987) là người Serbia, sống ở Việt Nam từ 2014. Là nhà giáo và nhà văn, tác giả của ''Phố Nhà Thờ'' (Nhã Nam), tiểu thuyết đầu tiên do người nước ngoài viết bằng tiếng Việt.Anh là thạc sĩ trong lĩnh vực giảng dạy tại Đại học Belgrade, Serbia và Đại học Latvia và có thể sử dụng bốn ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Việt. Anh viết sách từ năm 14 tuổi và từng ra mắt hai cuốn sách tại châu Âu. Hiện tại anh sống ở Hà Nội. Trang cá nhân: www.marko.vnNhững... xem chi tiết
Ba Lan trong tim tôi.
Ngay từ ngày bé, đất nước Ba Lan đã trở thành cái tên thân thuộc với tôi. Du học tại Ba Lan, mỗi khi cậu về nghỉ hè đã trở thành điểm sáng để thu hút mọi người. Sinh ra từ vùng quê thuần lúa ngô khoai sắn, nhưng qua mấy năm sống ở Ba Lan, cậu như được lột xác. Da trắng, tóc để dài, quần loe, dép xì pô cùng với phong thái nghệ sĩ, cậu như một người từ hành tinh khác đến với vùng quê tôi. Cậu kể về đất nước Ba Lan, về lịch sử, con người và danh lam... xem chi tiết
Mùa yêu thương
Ảnh mang tính minh họa (nguồn: internet) Ba Mẹ ơi! Con mới từ Chùa trở về nhà. Hôm nay là ngày Vu Lan báo hiếu, con thực sự vui sướng và hạnh phúc biết bao khi được cài bông hồng đỏ tươi trên ngực, để con hãnh diện rằng con vẫn còn có Ba Mẹ trên đời. Con đã quỳ trước Đức Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát... để cầu nguyện cho Ba Mẹ thật nhiều sức khỏe và bình an, để mấy anh em con có cơ hội gần gũi cận kề, để anh em con được... xem chi tiết
"Quê Việt" và tôi
Lâm Hải Phong trong Đêm Thơ LHP do báo QV và CLB Thơ tổ chức tại Warszawa (18/9/2016) Bây giờ, khi đã 12 năm trở về Việt Nam. Tình cảm của tôi với cộng đồng người Việt ở Ba Lan, tình cảm của tôi với báo Quê Việt vẫn còn lưu mãi. 17 năm tôi gắn bó với cộng đồng. 8 năm tôi gắn bó với Quê Việt, chừng đó đủ để tôi chứa đầy hoài niệm, chừng đó đủ để tôi dâng trào cảm xúc mỗi khi nói về cộng đồng, nói về Quê Việt. Cuối năm 1999, đầu năm 2000 tôi... xem chi tiết
Xin chữ đầu năm
Ngày mồng hai tết, hội Xuân Hồ Văn khai mạc. Từng dòng người đổ về, ai nấy đều phải chen lấn, xô đẩy người khác mới vào được nơi cần đến. Năm người đàn ông tuổi từ 25 đến 45 cùng đi trong một nhóm, rẽ đám đông tiến thẳng vào khu chợ chữ. Người thứ nhất là một nhà buôn, biệt danh „Hai Chém”. Người thứ hai là một công chức nhà nước, biệt danh „Ba Kễnh”. Người thứ ba là một bác sỹ, biệt danh „Tư Vênh”. Người thứ tư là một thầy giáo,... xem chi tiết
Chẳng khác gì ông Quan Công
* Năm ngoái về quê ăn Tết, ngồi hầu chuyện ông chú họ. Chú đã tám mươi tuổi, nhưng rất phong độ, khỏe mạnh, răng chưa rụng cái nào, ăn một bữa hết mấy đấu gạo... Thế mà chú cứ than vãn là số khổ. Khổ là vì tuổi này chưa được nghỉ ngơi, vẫn phải phân do, cày cuốc, mưa nắng ngoài đồng... Tôi lựa lời an ủi: "Số chú thực ra là sướng chứ không khổ! Vào tuổi chú nhiều người đã an nghỉ ở thế giới bên kia lâu rồi. Thiên hạ chẳng thiếu gì các ông... xem chi tiết
Làm giầu không khó. Thế cái khó là gì?
Mấy hôm nay báo chí đưa tin về vụ bắt hai container (công) thuốc lá lậu mà điểm xuất phát là Việt Nam. Theo họ nếu số thuốc này nhập vào được sẽ làm thiệt hại cho Ba Lan 24 triệu Zl (6,4 triệu USD).Ai cũng biết thuốc lá và rượu là những mặt hàng không được khuyến khích tiêu dùng nên có biểu thuế rất cao. Đọc vụ bắt thuốc lá này làm tôi nhớ lại giữa những năm 90, khi ấy Ba Lan còn nghèo, rất nhiều người nghiện rượu pha cồn ra uống. Một hôm có anh được... xem chi tiết
Tôi nuôi lợn ỉ
Lợn cắp nách Sa Pa Như ta đã biết, để nuôi lợn người chăn nuôi phải có đủ cám và các loại rau làm thức ăn cho lợn. Những năm 50 của thế kỉ trước, làng tôi là một làng nghèo, đời sống khó khăn, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Ăn không đủ no nghĩa là thiếu gạo, mà thiếu gạo nghĩa là ít cám, ít cám nghĩa là khó nuôi lợn. Hồi đó, trong chăn nuôi, nhất là nuôi lợn, nhà nông phải tự mình xoay xở, không thể trông cậy vào bất kỳ sự hỗ trợ nào khác... xem chi tiết
An Nam ký sự 2018.
Đào Nhật Tân.Như thường lệ, cứ năm hết Tết đến, tôi lại khăn gói về cố hương thăm cha mẹ. Nhà tôi có tám anh chị em. Lớn lên mỗi người một phương, không phải mỗi lúc về được. Trước Tết ở nhà chỉ có cha mẹ già và tôi. Vì thời gian về ngắn ngủi, lại về có một mình, tôi chẳng muốn đi xa. Ở quê làng nước người ta còn bận ruộng vườn, buôn bán, làm công ty... , chẳng biết chơi với ai. Internet không có, ti vi của ta xem không quen. Tôi đành suốt ngày... xem chi tiết
Xem phim "Bạch Mao Nữ"
Nghệ sĩ Điền Hoa - Bạch Mao Nữ (ảnh lúc 87 tuổi và thời trẻ) Khoảng hai giờ chiều một ngày hè năm 1954, tôi dắt bò ra đồng đi chăn. Vừa ra đến đầu ngõ đã nghe tiếng loa oang oang: “A lô, a lô, kính thưa toàn thể đồng bào, tám giờ tối hôm nay, tại bãi chiếu bóng Ngã Ba Chè, Đội chiếu bóng lưu động số 14 của tỉnh nhà sẽ chiếu phục vụ đồng bào bộ phim truyện Trung quốc: “Bạch Mao Nữ”. Đây là bộ phim tố cáo tội ác của địa chủ đối với bần cố... xem chi tiết
Tản mạn chuyện 52 năm trước ...
Tác giả bài viết - ông Hồ Chí Hưng, tháng 10/1965 Và sau 50 năm, tác giả (giữa) trở lại Krakow nhận Danh hiệu "Lãnh sự danh dự " do Học Viện AGH trao tặng. Tập trung đi học nước ngoài Vào khoảng nửa cuối tháng 7 năm1965, tôi nhận được thông báo của Vụ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục (thời ấy) thông báo được cử đi học nước ngoài, chiều ngày 24 tháng 7 năm 1965 chúng tôi tập trung tại Trường cấp 2 Ngô Sĩ Liên, phố Hàm Long, Hà Nội... xem chi tiết
Người đàn bà trên cùng chuyến bay
Ảnh minh họa (cảnh tại sân bay Nội Bài) Sân bay Nội Bài đầy ắp người, tuy là có điều hoà nhưng có thể do hơi nóng phả ra từ hàng ngàn con người nên cảm giác bức bối và ngột ngạt làm tôi rất khó chịu. Đứng cách tôi gần chục người trong cái rào xếp hàng là một phụ nữ. Ấn tượng về chị giữa hàng trăm hành khách làm tôi không thể không quan tâm. Chị đi Tây?! vậy mà nhìn chị như sắp đi ra chợ huyện, chỉ thiếu cái nón lá đội trên đầu và thừa... xem chi tiết
Tôi lại sang Ba Lan
Ảnh: Dịch giả - Nhà Văn Lê Bá Thự (ảnh chụp tại Warszawa, 6/2017) Tôi lại sang Ba Lan. Lần này theo lời mời của Viện sách trực thuộc Bộ Văn hoá và Di sản quốc gia Ba Lan. Họ mời tôi đến cố đô Krakow, dự Hội nghị dịch giả văn học Ba Lan toàn thế giới lần thứ IV, trong các ngày 8 – 12 tháng 6 năm 2017. 2 giờ chiều ngày mùng 3 tháng 6 năm 2017, trời nóng như đổ lửa, ngày Hà Nội nóng nhất trong bốn mươi năm qua, 42 độ trong bóng râm, cắp chiếc... xem chi tiết
Những cơn mưa đời thường
Ảnh minh họa (nguồn: internet) Mưa... Tôi thu mình lại, kéo áo che cổ, nhắm chặt hai mắt vì lạnh. Gió thốc từng cơn dữ dội trên những vòm lá. Trong làn mưa ào ạt trắng xóa, tôi như thấy bóng dáng ai thoắt ẩn thoắt hiện nhìn tôi mỉm cười. Tôi đưa tay vẫy gọi... vô vọng... chỉ có những hạt mưa trong vắt mát lạnh đang vỡ vụn trên tay tôi... chợt thấy nhớ vô cùng tuổi ấu thơ... Ngày ấy, tôi sống hồn nhiên, vô tư, say mê những câu chuyện cổ... xem chi tiết
Trường Sa trong trái tim tôi!
LTS: Vào cuối tháng tư, đầu tháng năm hàng năm nhà nước tổ chức một chuyến đi thăm một số đảo, nhà giàn ở quần đảo Trường Sa cho kiều bào ở nước ngoài. Năm nay, đoàn Ba Lan có chị Kim Dung ( chủ tịch CLB Hà Thành, trưởng đoàn) và anh chị Bình, Mai ( Hội doanh nghiệp). Đoàn xuất phát từ thành phố HCM ngày 25/4/2017 và trở về ngày 4/5/2017. QV xin giới thiệu cảm nhận của chị Kim Dung về chuyến đi này. Giữa những ngày tháng 4 lịch sử, trong không khí kỷ niệm... xem chi tiết