2017-02-18 17:10:37

Vài suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

Ảnh: Một lớp học ở trường tiểu học VN

Lời tác giả: Là một người đã gắn bó với ngành giáo dục đại học lâu năm , luôn bức xúc  với nền GD nước nhà hiện nay . Tuy trình độ hiểu biết có hạn , nhưng ,với tâm huyết mong muốn Việt nam phát triển và có một nền GD tốt  cho con cháu mình được học tập tốt hơn , tôi viết lên một số suy nghĩ của mình . Mong các bạn cùng  tham gia đóng góp ý kiến . 

Đã hơn 30 năm , kể từ khi thực hiện cải cách giáo dục (CCGD) lần thứ nhất thất bại , nền giáo dục Việt Nam (GDVN) vẫn loanh quanh trên một xa lộ khép kín :  " Thực thi chính sách  - cải cách  - chính sách mới  - cải cách „ và rồi cải cách không biết đã bao nhiêu lần . Bao nhiêu thế hệ trẻ đã được đưa ra làm con chuột bạch thí nghiệm . Thế nhưng càng cải cách thì đồ thị giá trị nền GD ngày càng đi xuống .  Hiện nay , xã hội  cũng đã xuống cấp trầm trọng , trong đó nền GD lạc hậu  cũng đã góp phần không nhỏ vào  những nguyên nhân làm xã hội không phát triển được . Từ các cấp lãnh đạo cho đến thường dân , ai ai cũng đều nhìn thấy rõ nền GDVN đang đi vào ngõ cụt. Cho nên , mới đây , Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc  và Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo  Phùng Xuân Nhạ phải thốt lên rằng  " Không đổi mới thì chết "!

   Đã từ lâu , bộ GD và ĐT đã phối hợp  với các nhà khoa học GD trong và ngoài nước, tổ chức nhiều hội thảo và góp ý kiến cải cách nền GD , nhưng không có kết quả gì bởi vì nếu thực hiện sẽ gặp phải những rào cản vô hình về cơ chế , chính sách của nhà nước . Tuy nhiên nhà nước đã đầu tư vào ngành GD rất nhiều tiền để thúc đẩy nền GD đi lên , như là  :  1 tỷ $ cho ba trường đại học theo mô hình quốc tế , hơn một tỷ $  ngân sách cho dự án đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ  theo đề án 322 / theo đánh giá là thất bại / . Dự án 9400 tỷ Việt Nam đồng cho việc đào tạo ngoại ngữ trong hệ thống GD phổ thông  (2008- 2020)  / theo đánh gia đã thất bại . Đề án 86 triệu $ vay của WB  để thực hiện dự án trường  học mới  (VNEN) bị các trường phản đối . Dự án 4,2 triệu bảng Anh  của RISE cho việc nghiên cứu cải thiện g GDVN . Bấy nhiêu tiền đổ vào cho GD nhưng thầy cô vẫn đói , hậu quả các dự án hầu như bị phá sản . Qua đây , chúng ta thấy trình độ yếu kém  của những cán bộ quản lý GD .

   Tóm lại , nền GDVN đang đứng trước những thách thức lớn lao chưa từng thấy. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao ?
   Tôi thiết nghĩ , vì nhiều lý do , vì nền GDVN đang nằm trong một tổng thể của một quốc gia gầy yếu , nhiều bệnh tật .  Nhưng về GD thì chúng ta chưa  xác định được một triết lý GD đúng đắn phù hợp cho Việt Nam  , để dẫn dắt nền GDVN đi đúng quỹ đạo  tiến bộ và phát triển .  Trước đây , cha ông ta thường nói " Tiên học lễ , hậu học văn " hoặc " Học đi đôi với hành " ..., nhưng với một thế giới mới hiện đại và hội nhập thì chúng ta phải đặt vấn đề về triết lý GD phải khác để phù hợp với  sự tiến bộ của nhân loại  ngày nay .   Gần đây GS Nguyễn Minh Thuyết - người chủ trì dự án đổi mới GD hệ phổ thông từ nguồn vốn vay của WB gần 80 triệu $, có nói : " Triết lý GDVN là Thực học - thực nghiệp và đảm bảo tính dân chủ " Theo  tôi , triết lý đó  chưa nói đến  điều cơ bản trong giáo dục là đào tạo học sinh trước hết là  làm người  cả về thể chất và tư cách . 

Để chúng ta có thể có tầm nhìn bao quát và rộng hơn về vấn đề này , chúng ta hãy tìm hiểu một vait triết lý GD của một số nước tiên tiến sau đây :
  1. Triết lý GD Nhật Bản 
  Triết lý GD Nhật Bản coi GD đạo đức là cốt lõi   " Con ngừoi phải có đạo đức " , đề cao  tính kỷ luật và  tinh thần tự lập . Mục đích GD bậc phổ thông nhằm hoàn thiện nhân cách con người , đào tạo con người khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần  , có đủ phẩm chất cần thiết với tư cách là người làm chủ xã hội  . Để thực hiện được mục đích này , nền GD Nhật Bản dặt cho mình trách nhiệm từ mẫu giáo đến tiểu học là " Đào tạo toàn diện " cho lớp trẻ này . Có nghĩa là phải GD cho trẻ đức tính chăm chỉ  , tận tâm công việc , có tính kỷ luật cao  . Trẻ phải biết làm ngườ trước khi học chữ  , phải biết tự lập ,định hướng đạo đức bằng tính tự lực cánh sinh . Nhật Bản gD trẻ biết  tự chủ và sáng tạo để hòa nhập với giá trị văn hóa , tri thức của thế giớ hiện đại . Nền GD Nhật Bản nhấn mạnh vai trò " Học sinh là trung tâm " trong nội dung và phương pháp giảng dạy , nhấn mạnh trải nghiệm từ các bài học hơn là nhồi nhét  kiên thức như ở Việt nam . Việc trải nghiêm sẽ tạo ra khả năng phản biện , kích thích tìm tòi và phát huy sáng tạo cho học sinh . Trong các trường pjổ  thông , người Nhật cũng dạy cho học sinh rằng " Không có chân lý đúng vĩnh viễn "  . Từ đó , làm cho học sinh có góc nhìn khám phá , phát hiện các vấn đề mới . Đây cũng là một trong những lý do cốt yếu giúp người Nhật có số lượng bằng sáng chế  nằm trong top cao của thế giới .
  Một trong những phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu , Nhật Bản giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt nhóm . Qua nhóm , học sinh được tự quản , thảo  luận trải nghiệm trong mọi vấn đề  , thậm chí làm công tác vệ sinh trường lớ và trực trường , do đó nhà trường không càn phải thuê  lao công và bảo vệ . Vấn đề này  giáo dục được học sinh tính  tự lập , say mê công việc mình làm và coi trọng công việc của mọi người  . Trong giáo dục đề cao tính trải nghiệm qua mỗi bài học và đi thực tế  , do đó không khí trong lớp học luôn thoải mái  mang tính chất  học mà chơi , chơi mà học  ở các lớp cấp tiểu học là vậy .  Chính nhờ triết lý GD toàn diện từ bậc tiểu học  nên học sinh khi bước lên các bậc học cao hơn , hoặc lúc ra đời vẫn nhớ những lời khuyên bảo của thấy cô năm xưa , thậm chí nó theo suốt cuộc đời trong người trẻ .
 2. Triết lý GD Hoa Kỳ 
  Cũng như nhật Bản , Hoa Kỳ coi trọng vấn đè GD  toàn diện với học sinh bậc tiểu  học  và " tự do " gắn liền  với  " tôn trọng và trách nhiệm " . Tự do không có nghĩa là cái gì mình không thích thì né tránh mà ngược lại phải có trách nhiệm . Với quan niệm đó , nền GD Hoa Kỳ thiết kế được sự cân bằng giữa cái quyền và nghĩa vụ  , từ đó  dẫn đến quyền tự chủ cho các trường đại học được coi trọng , và cũng từ đó nền GD Mỹ rất đa dạng  . GD Mỹ dạy học sinh cách  " Tự đưa ra sự lựa chọn " , giáo viên có nhiệm vụ giúp học sinh mở rộng tầm nhìn thế giới đa chiều . Nền GD Mỹ tạo ra sản phẩm  có thế giới quan cân bằng giữa chủ quan và khách quan  , giúp cho học sinh hiểu được rằng , gọc nhìn nào cũng có lý lẽ riêng ,do đó học sinh có được tính tư duy độc lập  đầy tính phản biện . Thí dụ một học sinh nói rằng : Hình vuôg là một hinhf tròn ,nếu như học sinh này chứng mnh được điều đó dưới góc nhìn cụ thể và bằng lý lẽ thuyết phục . GD Mỹ đề ra mục tiêu rất cụ thể . vì nước Mỹ là một Hợp chủng quốc nên GD luôn đưa ra mang tính bình đẳng đối với tất cả mọi tầng lớp trong xã hội  . Câu nói " Mỹ hóa "để tập hợp mọi người lại với nhau  , hay mục tiêu  " Giấc mơ MỸ "  để làm cho bản thân con người luôn tự hào và trau chuốt mình ngaỳ  càng hoàn thiện hơn , luôn vươn lên trong thế giới hiện đại  .Nền GD Mỹ rất đa dạng và phong phú , mềm dẻo  với tính thích nghi cao  , gắn chặt với thực tế  sản xuất và xã hội cho nên các truwng Mỹ thu hút  mạnh mẽ sinh viên các nước trên thế giới . Người thầy ở Mỹ luôn được bồi dưỡng chuyên môn và sư phạm , có những bộ phận chuyên đánh giá chất lượng người thầy do đó người thầy luôn coi trong nâng cao nghiệp vụ , cho nên nước Mỹ là nơi thu hút các GS nổi tiếng, các bác học  trên thế giới đến làm việc. 
Đọc qua hai nền GD hiện đại nhất nhì trên thế giới và nhìn lại nền GDVN , chunga ta  thấy rằng , Việt Nam chưa bao giờ có một triết  lý GD nhất trí hóa  mang đặc tình truyền thống và  hội nhập thế giớ hiện đại  . Những căn nguyên về suy thoái đạo đức của đa số lớp trẻ ngày nay không được giáo dục đến nơi đến chốn việc làm người . Tất nhiên trong vấn đề này không hoàn toàn đổ lỗi cho nền GD  tất cả vì nó còn do sự suy thoái của xã hội tác động  đến nó nữa .Nhưng hãy xem người Nhật họ chịu đựng và  vượt qua niối đau của cơn sóng thần gây ra gần mười năm qua , thì chúng ta hiểu được họ đã được giáo dục như thế nào ?. Bện thành tích, bệnh bằng cấp , bênh tham nhũng ... đã hủy hoại nền GDVN như thế nào chúng ta đều đã biết . Không có một nền GD của nước nào mà các mẫu giấy dán khắp nơi quanh trường đại học  " Học  thuê , thi thuê . viết luận án thuê v.v....Trong khoảng 5 đến 6 năm Việt nam có từ 30 trường đại học tăng lên đến 350 trường , trong khi cơ sở GD và chất lượng thầy giáo chua đủ , hâuj quả đến nay các trường mới mở đang xin tự chết!
 Chúng  ta nói nhiều về cải cách , nhưng đến nay nhiều trừng vần với phương pháp GD thầy đọc , trò chép  rồi học thuộc lòng trả bài cho thầy cô . Bao lần viết lại sách giáo khoa nhưng nội dung vẫn nặng nề  về lý thuyết   .., các môn học xã hội vẫn chưa có cải tiến phương  pháp GD . Tại sao không đưa ngay vào chương trình các môn này vào giảng dạy theo phương châm trải nghiệm như các nước  Nhật hay Mỹ . 

  Nói đến nền GD VN thì nói mãi không bao giờ hết nỗi lo lắng của phụ huynh học sinh và của toàn dân . Mặt khác chúng ta cũng phải hiểu như trên tôi đã đề cập là rất khó vì nó gắn liền với vấn đề của cả xã hội . Tuy nhiên tôi thấy chúng ta cũng có thể tiến hành từng bước cải cách thật đúng hướng , giải quyết từ những cái cơ bản đi lên , khi kinh tế đất nước phát triển lên  thì nền GD sẽ thoát ra được sư bế tắc như hiện nay , 

     KIến nghị :- Học tập  nền GD các nước tiên tiền , lấy nền GD Nhật Bản và Hoa Kỳ làm cơ sở tham khảo 

                        - Xác định  việc cấp bách  hiện nay là đổi mới toàn diện nền GD phổ thông cơ sở dựa trên cơ sở  phương pháp và chương trình GD của Nhật Bản áp dụng vào hoành cành Việt Nam để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho các học sinh bậc tiểu học - Đặc biệt về xây dựng con người có đạo đức , đủ thể chất và thể lực - tự lập và sáng tạo .

                          - Đào tạo lại giáo viên nắm vững chương trình và phương pháp giảng dạy mới . 

                           - Tăng lương cho giáo viên để đủ  sống và thưởng cho những giáo viên dạy giỏi.
Warszawa, 2/2017
TS Đào Duy Tiến

Sửa lần cuối 2017-02-18 16:15:48

Bình luận

Bình luận qua Facebook