Nước mắt người xa xứ: Chuyện cha con nhà Toàn (phần3)
Cuối cùng thằng Tuấn cũng"may mắn"như bao người khác. Nó chẳng bị kết tội gì ngoài tội sống bất hợp pháp. Nghe nói phiên toà hôm xử nó có rất nhiều người bị bắt ở các nơi dồn về. Vẫn chủ yếu là lập hồ sơ ghi rõ tên, tuổi, quê quán, quốc tịch. v.v.v... Tất cả những thông tin này đều được phiên dịch có kinh nghiệm và"tốt bụng "gợi ý sẵn. Cũng có thể do người ở ngoài đã đặt vấn đề tiền nong, nên khi làm hồ sơ phần lớn có lợi cho người bị bắt. Thằng... xem chi tiết
Nước mắt người xa xứ_ Phần 3: Chuyện cha, con nhà Toàn
( tiếp theo1) Việc thằng Tuấn sang Ba Lan, cùng nghề xe kéo đã làm bố nó có những suy nghĩ khác trong việc ăn ở hàng ngày. Có hôm Toàn tâm sự: - Em tính phải thuê nhà chỗ khác thôi chị ạ. Nó còn ít tuổi, lại non nớt biết chi mô. Ở đông như bây giờ cũng phức tạp. Dù sao mấy ông bạn cũng sinh hoạt xô bồ. Nhiều khi kể chuyện bậy bạ và văng tục lung tung. Em sợ lâu dài nó hư tính thì gay go. Anh chị thuê dùm em cái nhà nho nhỏ cũng được,... xem chi tiết
Nước mắt người xa xứ(3): Chuyện cha, con nhà Toàn
Chợ Sân Vận Động ở thủ đô Vac Sa Va thật nhộn nhịp vào các dịp đầu xuân, đầu hè, đầu thu và đầu đông. Bởi cứ vào tầm này khách các nước xung quanh như Nga, Ukraina, Lít Va, Tiệp, Bungari, Đức, Rumani, Hungari.v.v.v...và khách hàng vừa tây vừa ta ở các tỉnh khác đều đổ về chợ bán buôn lớn nhất Ba Lan. Những năm tháng thời kỳ từ 1993-2002 không khí buôn bán ở đây thật đông vui, náo nhiệt. Đấy là thời kỳ hoàng kim cho việc giao lưu hàng hoá, thông thương từ... xem chi tiết
Ai bảo đi"Tây" là sướng! Phần 14- Phần cuối
Tính đến bây giờ cũng đã 6 năm chị và anh hai người hai ngả, nhưng chính thức ly hôn đã 4 năm rồi. Chị giờ đây vững vàng trong cuộc sống. Hai con gái chị đã tốt nghiệp đai học. Cái Tâm làm ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nó đã có bạn trai và cuối năm nay tổ chức lễ cưới. Gia đình thông gia tương lai cũng tốt bụng và yêu quý con chị. Cái Tú làm ở Học viện Báo chí Hà Nội. Thằng Đạt đang học Đại học xây dựng. Bố mẹ chồng chị đều đã qua đời... xem chi tiết
Ai bảo đi"Tây" là sướng! Phần 13- Quyết định cuối cùng
Mấy tháng sau, khi sức khoẻ đã hồi phục, chị đường đột quyết định về không báo cho ai biết. Chị muốn chứng kiến tận mắt tất cả. Chị dặn chú Đức đừng thông báo cho bà con ở nhà. Thời gian qua chị không còn nước mắt để khóc lóc, hình như nước mắt đã chảy ngược vào trong. Những kỷ niệm về ngày đầu hai người hò hẹn, nụ hôn đầu và cảm xúc thiêng liêng đưa chị gắn bó với anh thành vợ, nên chồng. Những cơ cực khi các con thơ dại... xem chi tiết
Ai bảo đi"Tây"là sướng! Phần 12- Trận ốm" thập tử nhất sinh"
Chị đã nằm liệt giường suốt cả tuần nay. Người lúc nóng hầm hập, lúc lạnh run bần bật từ trong ra ngoài. Đầu óc choáng váng, lúc như tỉnh, lúc như mê. Miệng đắng ngắt không muốn ăn gì, đến bát cháo hành cô Lan nấu cho cũng không nuốt nổi. Tay chân rã rời như sắp lìa thế giới cực khổ, nhọc nhằn, mà chị từng trải qua. Tham việc như chị mà phải bỏ chợ từng ấy ngày là chuyện chẳng ai tin, vậy mà chị bỏ chợ thật. Chị không ngồi dậy nổi,... xem chi tiết
Ai bảo đi"Tây"là sướng! Phần 11- Ra đi lần thứ hai
Sau khi ăn Tết âm lịch xong, chị càng nhận thấy cần có quyết định sáng suốt vì chỉ còn vài tuần nữa là chị đã quá 3 tháng rời khỏi Balan. Theo lời chú Đức nếu chị muốn tiếp tục sang làm ăn, tốt nhất là sang sớm, còn làm đơn xin viza dài hạn*. Từ trước đến giờ cứ mỗi lần chị chỉ được cho phép ở hợp pháp trong vòng một năm. Nếu thuế đóng không đầy đủ họ có thể từ chối, vậy là trở nên sống bất hợp pháp. Lợi thế của viza( còn gọi... xem chi tiết
Ai bảo đi"Tây"là sướng! Phần 10- Sau bảy năm gặp lại
Ảnh minh họa ( Internet)Lần trở về Quê hương chị bay theo đường Pháp. Chú Đức bảo tốt nhất mua vé một chiều, nếu không quay sang đỡ phí. Chị vâng lời và làm theo những gì chú căn dặn. Có lẽ cuộc đời chị may mắn nhất là gặp người chú họ quá tốt bụng và chân tình. Thấm thoắt hơn hai tháng trôi qua. Chị giờ đây đang lúng túng vì quyết định về hẳn hay tiếp tục quay sang. Chú Đức vừa gọi điện bảo chị phải trả lời gấp để chú có tiếp tục đóng thuế... xem chi tiết
Ai bảo đi"Tây" là sướng! Phần 9- Gian truân xứ người không của riêng ai
Cuối cùng chị cũng quyết định trở về nhà sau 7 năm xa cách. Việc chị có quay trở lại hay không còn phụ thuộc vào các chuyện trong gia đình chị. Nhưng mọi người vẫn coi như chị về hẳn, chị cũng thu xếp và gửi gắm số hàng chưa bán hết, nhờ cô Lan giải quyết hộ. Chị đi chào tạm biệt từng người, cảm thấy như lần về này sẽ không còn gặp nhau trên xứ người nữa. Chị vốn đa cảm, nhất là trước những chuyến đi xa. Hơn hai năm cùng sống, cùng... xem chi tiết
Ai bảo đi"Tây" là sướng! Phần 8- Đồng tiền từ buôn bán chợ lẻ
Không thể so sánh được nỗi khổ, nỗi vất vả của nghề này với nghề kia. Làm quán có cái khổ của làm quán. Giờ chị đi bán chợ lẻ mới thấy cái cực của chợ lẻ. Chẳng có ai bắt buộc, chẳng có ai quản lý vậy mà khi bước chân vào lĩnh vực này, chị lại thấy như mình đã đặt chân vào guồng quay, cứ vậy tự mình bị lôi theo. Chị đã về bán ở đây được gần năm rưỡi. Những bỡ ngỡ bạn đầu giờ không còn nữa. Chị đã thông thạo giá... xem chi tiết
Ai bảo đi"Tây" là sướng! Phần 7- Bước ngoặt mới
Dư âm của vụ"Chim và Chó" dai dẳng hàng năm. Nghe đồn vụ này có bàn tay xúi giục của những người nước ngoài khác, cùng làm quán ăn trên đất Balan. Vì khách thích ăn đồ Việt Nam, trong khi thuế, địa điểm và mọi chi phí đều như nhau, quán của họ thỉnh thoảng mới có khách vào. Đấy cũng là cách cạnh tranh, nhưng là cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng xét cho cùng cũng tại mình, thích ăn thịt chim, thịt chó( giống như quả cấm trong vườn khi Adam và Eva chót... xem chi tiết
Ai bảo đi"Tây" là sướng! Phần 6- Tai nạn"nghề nghiệp"
Chị đang yên phận với nghề làm quán của chú. Chị đã quen với việc đi sớm về tối. Quen quần quật chẳng có ngày nghỉ suốt từ thứ 2 đến hết chủ nhật. Quán ăn ngày càng đông khách, ông chú mở thêm quán mới ở khu vực trung tâm thủ đô Vác. Chị trở thành người quản lý, người quán xuyến, thậm chí rửa rau, rửa bát và bưng bê phục vụ khách nếu thấy cần làm. Mệt, nhưng vui dần, vì chị đã quen với một số khách hàng thường xuyên, chỉ cần thấy... xem chi tiết
Ai bảo đi"Tây" là sướng! Phần 5- Nhọc nhằn với quán ăn
Thấm thoắt hai năm trôi qua. Nhớ lại ngày ấy, cũng vào dịp gần lễ Noel này chị đã có mặt tại đây và làm quen với công việc- nghề quán ăn. Không thể nói hết nỗi cực nhọc của nghề này. Chị đã trải qua hai vụ đông và hai vụ hè. Tiếp xúc với nhiều loại người tốt có, xấu có. Biết thêm vô vàn thông tin về người khác qua các vị khách to, khách nhỏ bô bô chuyện trò khi ăn. Những ngày đầu, chị rất nhớ quê hương, nhớ vô cùng gia đình... xem chi tiết
Ai bảo đi" Tây" là sướng! Phần 4- Trước lạ, sau quen
Vậy là đúng một tuần chị đặt chân lên đất Balan, nghĩa là hơn một tuần chị trở thành người xa xứ. Nhớ lại những gì đã qua, khi máy bay dừng hẳn trên sân bay Okiecie. Chị lo sợ vẩn vơ, chân đi mà lòng dạ hồi hộp quá chừng. Trước mắt chị là cả dãy như quầy bán hàng, có mấy ông tây ngồi nghiêm nghị. Chị đoán là biên phòng vì ai vào cũng chìa hộ chiếu và đứng đợi khi họ nhìn kỹ mặt mình, rồi so sánh với ảnh. Chị không còn lạ vì đã qua hai lần: một... xem chi tiết
Ai bảo đi" Tây" là sướng! Phần 3- " Chân không đến đất. Cật chẳng đến trời"
Chị ngồi ở phòng cách ly, chờ vào cửa máy bay, vậy nhưng lòng dạ cứ để đâu đâu. Khóc mãi rồi cũng cạn nước mắt khi xung quanh ai cũng nhìn chị ngạc nhiên. Ai đời đi "Tây" mà khóc như đi đày. Người ta tốn khối tiền của để mong cái viza sang Balan mà chẳng có. Đằng này chị quá đàng hoàng, chẳng vất vả chạy ngược chạy xuôi, chẳng bán bò, bán trâu, bán cả thóc lúa, còn muốn cái nỗi gì? Lời giải thích của bác đi cùng làm chị nguôi ngoai dần. Hai... xem chi tiết
Ai bảo đi "Tây" là sướng! Phần 2- Phút chia tay để đi " Tây"
Ngày cầm hộ chiếu có viza vào Balan và tấm vé máy bay trong tay. Thắm- cô gái chưa đầy 30 tuổi, mái tóc dài và dày luôn búi gọn trên đầu. Nước da trắng hồng, và khuôn mặt dễ ưa duyên dáng. Thân hình cao ráo, vẫn giữ được dáng dấp thắt đáy lưng ong. Nhìn vào ai nghĩ là gái ba con và đã từng khổ sở, vất vả vì công việc và vì gia đình. Những tưởng chị sẽ vỡ oà sung sướng, nụ cười hiếm hoi sẽ làm chị trẻ lại. Nhưng không! Lại những ngày khóc... xem chi tiết
Ai bảo đi " Tây" là sướng! Phần 1: Sau luỹ tre làng
Không phải ngày xửa, ngày xưa- cái thời bao cấp, cái thời chưa mở cửa, mà đến tận bây giờ hễ nghe nói đi " Tây" là ai cũng xuýt xoa:- Ôi! Sao sướng thế! Số sao sướng thế!...Câu chuyện mình sắp kể sau đây, là một trong hàng mấy ngàn câu chuyện có thật. Chuyện không của riêng ai, không nói cụ thể ai nhưng là chuyện thật của những người trót mang tiếng đi " Tây". Đọc để thương cho kiếp đàn bà chúng mình. Đúng là như hạt mưa sa! Mấy lần vào chợ Marywinska,... xem chi tiết