2020-09-14 08:37:02

Chuyện thời covid (T.8)

 1.  Không có vắc xin, chúng ta không thể ngăn chặn dịch bệnh.

GS Bolesław Samoliński

Giáo sư Bolesław Samoliński, chuyên gia sức khỏe cộng đồng cho biết chúng ta có thể trông đợi một loại vắc-xin đã được kiểm chứng sớm nhất vào mùa xuân năm tới. Vắc-xin hiện vẫn đang được thử nghiệm. Kiểu gen của virus đã được công nhận và công việc đang được tiến hành để điều chỉnh việc chuẩn bị để tạo miễn dịch cho cộng đồng. Ông nhấn mạnh rằng "vắc-xin phải hiệu quả nhưng cũng phải an toàn. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể sử dụng.

Hiện tại, Nga đã phê duyệt vắc-xin trước khi kết thúc giai đoạn ba của thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, cho đến nay chúng tôi không có dữ liệu về hiệu quả của vắc-xin Nga. Vị chuyên gia này nhấn mạnh rằng cho đến khi vắc-xin xuất hiện, "không được phép để dịch bệnh hoành hành". Ông khuyên nên tuân thủ các quy tắc dịch bệnh đã được thiết lập như giữ khoảng cách với xã hội, bảo vệ bản thân khỏi những người hắt hơi và ho, đeo khẩu trang, không nên đội mũ bảo hiểm, vì mũ này không lọc được không khí.

Theo GS Samoliński, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Ba Lan vẫn còn đáng lo ngại, nó có thể không đủ khả năng đối phó với làn sóng nhiễm COVID-19, sẽ trùng với bệnh cúm và nhiễm trùng đường hô hấp trong thời gian tới. 

2.    Các biến chứng sau coronavirus ở trẻ em

Trẻ em nhiễm Covid-19

Những nghiên cứu mới nhất của Mỹ cho thấy trẻ em có thể không có bất kỳ triệu chứng nào khi nhiễm coronavirus, nhưng có thể có biến chứng viêm đa hệ thống tương tự như bệnh Kawasaki (bệnh viêm động mạnh) vào thời gian 3 đến 4 tuần sau khi khỏi bệnh. Một số bệnh nhân bị tổn thương tim nghiêm trọng đến mức có thể phải điều trị suốt đời

Các biến chứng này được gọi với những tên khác nhau như  PIMS, PMIS, PIMS-TC (Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em - Liên quan tạm thời với SARS-CoV-2) hoặc MIS-C (Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em). Tên COVID-19-Kawasaki cũng được sử dụng ở Mỹ.

Nghiên cứu mới nhất về PIMS vừa được công bố trên tạp chí danh tiếng „The Lancet”. Theo các nhà nghiên cứu, những đứa trẻ bị nhiễm SAR-CoV-2 và khỏi bệnh sau đó có thể bị phản ứng hệ miễn dịch mạnh khiến các cơ quan bị viêm, dẫn đến suy nội tạng.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng gần 50% trẻ em liên quan đến MIS-C có các bệnh đi kèm, và một nửa trong số đó bị béo phì hoặc thừa cân.

Cho đến nay, những biến chứng như đã nói ở trên có tỷ lệ cao nhất tại Hoa Kỳ và Anh nhưng cũng xảy ra ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Ở Ba Lan, PIMS vẫn là một biến chứng rất hiếm gặp. Theo bác sĩ Lidia Stopyra, trưởng khoa Truyền nhiễm và Nhi của Bệnh viện. S. Żeromski ở Kraków thì một số bệnh nhân được chẩn đoán mắc PIMS đã được điều trị tại cơ sở này. Nhưng tất cả đều được chữa khỏi.  

3.    Phải ghép phổi vì nhiễm COVID-19

Lấy mẫu xét nghiệm covid-19

Grzegorz 44 tuổi, làm công việc khử trùng dụng cụ y tế trong một bệnh viện bệnh truyền nhiễm. Anh hầu như không có tiếp xúc với bệnh nhân.

Theo các bác sĩ, anh có triệu chứng nhiễm COVID-19 lần đầu tiên vào ngày 10/6/2020. 9 ngày sau, anh được xét nghiệm dương tính với coronavirus. Ban đầu anh rất khó thở và tình trạng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Anh bị viêm hai bên phổi và do đó được chuyển đến khoa hồi sức cấp cứu. Các tổn thương đã ảnh hưởng đến 90% nhu mô phổi. Tính mạng của Grzegorz được cứu nhờ sự hợp tác của các bác sĩ từ ba trung tâm: Bệnh viện Chuyên khoa tỉnh ở Tychy, nơi anh được điều trị trong giai đoạn đầu, Bệnh viện Đại học ở Krakow, nơi anh được điều trị bằng ECMO, được gọi là phổi nhân tạo, và Trung tâm chữa bệnh tim Śląsk tại Zabrze.

Tiến sĩ Y khoa Marek Ochman, điều phối viên của khoa cấy ghép phổi tại Trung tâm bệnh tim nói rằng bệnh nhân không có bệnh nền, có thể chất tốt ngoài tình trạng thừa cân. Nhưng phổi của anh ấy đã bị tổn thương nặng đến mức nó cứng như gan và không có khả năng trao đổi oxy. Trong tình trạng này anh ấy cần phải ghép phổi.

Đây là bệnh nhân Ba Lan đầu tiên được ghép phổi do biến chứng của coronavirus. Hiện nay sức khỏe của anh đã được hồi phục và có khả năng xuất viện vào thứ ba tuần tới. 

4.    "Ngoại giao vắc xin" của Trung Quốc.

Vắc-xin Trung quốc được thử nghiệm ở Peru

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa cho phép sử dụng vắc-xin coronavirus, nhưng các chính phủ đang nỗ lực để có liều lượng sớm cho công dân của họ. Các nước phương Tây giàu có đầu tư vào nghiên cứu hoặc thực hiện các hợp đồng mua vắc-xin với các nhà sản xuất, nhưng các nước nghèo thì đang phải lo lắng với vấn đề này.

Theo dữ liệu của WHO, bốn trong số tám loại vắc-xin tiềm năng đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng, trong đó có vắc-xin do các công ty Trung Quốc phát triển. Các nhà chức trách Trung Quốc đã hứa rằng vắc-xin Trung Quốc sẽ là "hàng hóa công cộng toàn cầu" và rằng một số quốc gia thân thiện sẽ được „ưu tiên” tiếp cận với vắc-xin do các công ty Trung Quốc phát triển để chống lại SARS-CoV-2. Họ cũng hứa cung cấp các khoản vay để mua liều lượng mong muốn. Nhưng không rõ chính xác đằng sau những tuyên bố này là gì. Một số nhà bình luận coi đây là bước khởi đầu cho "ngoại giao vắc xin" của Bắc Kinh.

Bắc Kinh đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) liên quan đến cuộc xung đột ngày càng gia tăng với Hoa Kỳ, vốn được gọi là "chiến tranh lạnh mới". Ngoài ra là mối lo ngại xung đột trên Biển Đông, nơi Trung Quốc đang muốn tranh chấp lãnh thổ với một số nước trong khu vực. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Philippines - "nước láng giềng thân thiện, gần gũi của Trung Quốc" - sẽ được hưởng những ưu tiên. Các nhà chức trách Trung Quốc cũng đang cố gắng "ngoại giao vắc xin" tại các khu vực được cho là "sân sau" của Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gần đây đã hứa cho Mỹ Latinh và các nước vùng Caribe một khoản vay 1 tỷ USD để mua vắc xin COVID-19.

Trước đó trong đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã tặng mặt nạ và đồ bảo hộ cho một số nước. Điều này đi kèm với một chiến dịch ngoại giao gây ra tranh cãi đáng kể ở phương Tây. Báo „South China Morning Post” lưu ý rằng rong những năm gần đây Trung Quốc đã bị chấn động bởi một số vụ bê bối về an toàn vắc-xin, bao gồm cả các loại thuốc được sử dụng để tiêm chủng cho trẻ em. Một số nhà bình luận cho rằng Trung Quốc trước hết phải sản xuất vắc-xin đã được kiểm chứng và cung cấp đủ cho 1,4 tỷ công dân của mình.

 

Xuân Nguyên (Sưu tầm)

Sửa lần cuối 2020-09-14 06:36:16

Bình luận

Bình luận qua Facebook