Ngày này 40 năm trước, 06/01/1975, sau 25
ngày đêm cầm cự, Phước Long, thành phố nhỏ ở gần
biên giới Camphuchia thất thủ. Đây là trận đánh mở
màn cho một chiến dịch quân sự làm thay đổi cục diện
chiến tranh Việt Nam và lịch sử thế giới. Đó là một
trong những trận đánh quan trọng nhất trong lịch sử
cuộc chiến tuy không lớn lắm, mặc dù có sự tham gia
của 14000 quân bộ đội miền Bắc cùng quân Mặt trận
DTGPMNVN đối lại với khoảng gần 8000 quân của VNCH
(theo Wikipedia). Quan trọng không phải ở vị trí, địa
hình, không phải ở số quân tham chiến, không phải ở
thời điểm, mà ở chỗ đã không có sự phản ứng quyết
liệt và sự trợ giúp đầy đủ như đã cam kết của
chính phủ Mỹ, cụ thể là tổng thống Mỹ, như đã hứa
với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong mười mấy lá
thư còn giữ lại được.
Phép thử đã được
thực hiện và một số quyết định đã được đưa
ra.
Sau đó mọi việc diễn biến nhanh đến chóng mặt,
không ai có thể ngờ tới, đối với cả hai bên chiến
tuyến.
Chỉ hơn 2 tháng sau Phước Long, Buôn Mê Thuột,
thành phố then chốt của Tây Nguyên thất thủ.
14/03
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh triệt thoái Tây
Nguyên.
26/03 Huế thất thủ.
29/03 Đà Nẵng thất
thủ.
21/04 trận Xuân Lộc, trận đánh lớn cuối cùng
của cuộc chiến kết thúc. Cửa ngõ Sài Gòn bị
phá.
30/04 Sài Gòn, thủ đô của nước VNCH bị mất,
chính quyềnVNCH giao quyền cho đại diện quân đội của
đối phương chưa đầy 4 tháng sau khi thị xã Phước Long
thất thủ.
Trong năm 2015 này, cả hai phía người ta sẽ
làm nhiều kễ kỷ niệm và nhiều chiến công, chiến
dịch, nhiều anh hùng và nhân vật sẽ được nhắc đến.
Nhưng có ai sẽ nói về những cam kết của đồng minh,
viện trợ của hai phe cho cuộc chiến, và hiệu lực của
các hiệp định quốc tế được ký kết trên giấy trắng
mực đen, có sự chứng kiến của các cường quốc, các
nhà ngoại và các nguyên thủ quốc gia?
Có ai sẽ nói
về số phận con người nhỏ bé trong cơn cuồng phong của
cuộc chiến mà cho đến bây giờ nhiều vết thương lòng
vẫn chưa khép cho dù vết thương trên da thịt có thể đã
lành từ lâu? Có ai sẽ nói đến nạn nhân của cuộc
chiến, cả hai phía, cả trước và rất lâu sau khi ngưng
tiếng súng?
Có ai sẽ nói về danh dự, lòng tự trọng,
nói về tình thương đồng loại, đồng bào, nói về sự
biết ơn và lòng vị tha, về sự khoan hồng và độ
lượng, về sự hòa giải và sự cảm thông?
Và có ai sẽ nói về số kiếp của con người, về định mệnh của dân tộc, về tiền kiếp và nhân quả?
Ảnh trên: Xác máy bay C123 bị bắn rơi tháng 12/1974 ở Phước
Long.
Picture by Hoàng Hữu Thanh. Source: Panoramio.com
Nguyễn Đức Hà (Canada)
Nguồn: https://www.facebook.com/ha.bo.123276?fref=ts
Bình luận