Ba
Lan là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập
quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 4 tháng 2 năm
1950.
Trong
vòng 70 năm qua, đã có rất nhiều sự hợp tác, đoàn
kết, chia sẻ song phương của 2 nước được thực hiện.
Hàng vạn sinh viên, NCS, TTS được đào tạo ở Ba Lan,
nhiều sinh viên, TTS Ba Lan cũng được học tập tại Việt
Nam, nhiều hiệp định trao đổi văn hoá, khoa học- kỹ
thuật, quân sự giữa 2 nước được tiến hành tạo nền
móng cho tình hữu nghị Việt Nam - Ba Lan. Những gì đang
hiện hữu trên đất nước Việt Nam ghi dấu ấn của
tình hữu nghị VN- BL bền chặt như: Trường Trung học
Phổ thông Ba Lan - Việt Nam tại Hà Nội, Bệnh viện ở
thành phố Vinh - Nghệ An, nhà máy đóng tàu Giếng Đáy -
Quảng Ninh, các di tích cổ tại Huế, Hội An và Mỹ Sơn
được các chuyên gia Ba Lan trùng tu, nền văn học Ba Lan
ngày càng được yêu mến rộng rãi ở Việt Nam, cộng
đồng Việt Nam ở Ba Lan đã có chỗ đứng vững chắc,
có những đóng góp xứng đáng vào phát triển kinh tế,
giao lưu văn hoá trên đất nước Ba Lan.Trao đổi thương
mại trong nhiều lĩnh vực vẫn được duy trì và phát
triển liên tục giữa 2 nước. Tất cả những điều này
đã góp phần đưa hai dân tộc Ba Lan và Việt Nam gần gũi
nhau hơn bất kể khoảng cách địa lý ngăn cách hai quốc
gia. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao giữa hai nước, xin giới thiệu tóm tắt quá trình
công tác của các vị đại sứ Việt Nam tại Cộng hoà
Ba Lan.
Ba
Lan đã tham gia Uỷ ban Giám sát Quốc tế Hiệp định
Geneve về Việt Nam năm 1954. Ba Lan cũng tham gia Uỷ ban Quốc
tế Kiểm sát và Giám sát hiệp định Pari 1973 cho tới
khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất năm 1975.
Năm
1950 Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan… đặt quan hệ ngoại giao
với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Có thể coi đây là
những nước đầu tiên công nhận nền độc lập của
Việt Nam.
70 năm qua Việt Nam và Ba Lan đã trao đổi nhiều
vị đại sứ, sau đây là những vị đại sứ Việt Nam
tại Ba Lan qua các thời kỳ:
1.
Vị đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Ba Lan là ông Hoàng
Văn Tiến (1957
– 1959). Hàm đại sứ lúc đó còn quá khiêm nhường
ở Việt Nam sau kháng chiến chống Pháp. Đến 23.05.1957
ông được phong hàm đại sứ Đặc Mệnh Toàn quyền Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hoà tại Cộng Hoà Nhân Dân Ba Lan. Ông
Hoàng Văn Tiến xuất thân từ gia đình nho giáo, sau trở
thành Thứ trưởng ngoại giao của Việt Nam DCCH. Giai đoạn
này Việt Nam bắt đầu gửi lưu học sinh đi đào tạo ở
các nước Đông Âu.
2. Ngày
12.11.1959 ông Hoàng
Lương –
cựu
Chủ tịch Uỷ Ban Kháng chiến tỉnh Hoà Bình sang Ba Lan
với cương vị đại sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền VN tại
Ba Lan. Hết nhiệm kỳ đại sứ ông trở thành Thứ trưởng
ngoại giao VN, Phó Bí thư thường trực Ban Cán sự Đảng
ngoài nước.
3. Đaị
sứ Ngô
Văn Đệ (1960
– 1962) - phó Ban Thống Nhất TW sang Ba Lan với cương vị
đại sứ ĐMTQ ngày 21.03.1960. Ông người Bình Định, vùng
đất võ thuật “liêm khiết”, “kỷ luật”. Ở giai
đoạn khởi thuỷ, gặp đại sứ khó như gặp lãnh
tụ.
4.Ông Nguyễn
Đăng Khoa -
đại biện lâm thời Sứ Quán Việt Nam tại Ba Lan trong
thời gian chờ đại sứ mới (06.1962-08.1962)
5. Đại
sứ Trần
Chí Hiền (1962
– 1965). Ông từng là một sĩ quan quân đội thời kỳ
kháng chiến chống Pháp. Đó là vị đại sứ giản dị,
nhưng giữ nguyên tắc như kỷ luật quân sự. Đây là
thời kỳ chống chủ nghĩa xét lại: không ca ngợi tư
bản, ngay với đồng chí nước bạn nếu “hôn” nhưng
“không hít” (Chỉ thị của Tố Hữu). Nội quy LHS là
nội quy “sắt”: Nam nữ LHS Việt Nam không được tự
do yêu nhau trong thời gian học tập, không xem phim tư bản,
học kém, phạm kỷ luật phải về nước...
6. Đại
sứ Trần
Phát Quang (1965
– 1970). Ông người Bến Tre. Vợ chồng đại sứ là
những người rất nhân từ, thương cán bộ, LHS xa quê
hương. Đây là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở giai
đoạn khó khăn nhất, phải tranh thủ sự ủng hộ, viện
trợ của khối XHCN cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của
Việt Nam, tích cực đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật
với niềm tin vững chắc sẽ xây dưng lại đất nước
sau chiến tranh “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” (lời Bác
Hồ). Ba Lan ủng hộ Việt Nam (ít công khai trên phương
tiện truyền thông) mà hiệu quả thiết thực. Ông là đại
sứ Việt Nam duy nhất đến lúc đó ở Ba Lan được tặng
thưởng Huy Chương Hữu nghị. Ông về hưu với cương vị
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội.
7. Đại
sứ Lê
Trang (1970
– 1976). Là trí thức đi theo kháng chiến trở thành nhà
ngoại giao chuyên nghiệp. Khi về hưu có cấp bậc tương
đương Thứ trưởng. Ông là anh em đồng hao với những
người nổi tiếng như Hoàng Minh Chính, Vũ Quang... Rất
nhiều người Việt ở Ba Lan biết về ông vì đó là vị
đại sứ khá thông hiểu công việc, ông còn say mê văn
thơ. Năm 1970 mở đầu các cuộc biểu tình của công nhân
Ba Lan đòi cải thiện dân sinh, dân chủ - khởi thuỷ của
phong trào "Công Đoàn đoàn kết" ở Ba Lan. Kinh tế
Ba Lan những năm đó khá thịnh vượng do vay tiền của
Tây Âu để phát triển đất nước. Những công
trình về đường xá, ga tầu (Ga tầu hoả ở Trung tâm
Warszawa), nhà chung cư 10 tầng được xây dựng khắp Ba
Lan - gọi chung là công trình Gierek “Gierek - TBT Đảng CN
TN BL". Ông là đại sứ cuối cùng của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hoà Nhân dân Ba
Lan. Hiện ông đang ở cái tuổi "bách niên" mà vẫn còn sáng suốt, thích ngồi viết hồi ký bằng cả tiếng Pháp và tiếng Việt.
8.
Ông Lê
Đình Giai -
Đại biện lâm thời Việt Nam DCCH tại CHND Ba Lan (1972-
1974).
9. Đại
sứ Nguyễn
Ngọc Uyển -
đại sứ nước VN DCCH tại Ba Lan (1974– 1976). Ông là Đại
sứ ĐMTQ đầu tiên của Cộng hoà XHCN Việt Nam tại Ba
Lan (1976-1981). Sau khi Việt nam thống nhất số lượng LHS
sang Ba Lan học tập ngày càng ít so với những năm trước
đó. Ba Lan bước vào thời kỳ khó khăn về kinh tế. Về
nước ông công tác tại Ban Cán sự Đảng Ngoài nước
với chức vụ Phó ban.
10. Đại
sứ Trương
Quang Ngô (1981-
1984). Vị đại sứ người Huế có tầm hiểu biết sâu,
rộng về nhiều lĩnh vực: lịch sử, địa lý, văn thơ,
pháp luật. Ông là một trong những nhà lý luận, cây viết
ngoại giao sắc sảo trên diễn đàn quốc tế một thời.
Đây là thời kỳ khó khăn của Ba Lan cả về chính trị,
kinh tế, xã hội. Thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng ngày
càng khan hiếm. Người Việt Nam ở Ba Lan tìm cơ hội
thoát nghèo nhờ kinh doanh, buôn bán xuyên quốc gia. Ba Lan
trở thành xứ sở mong muốn có mặt của nhiều người.
11.
Đại sứ Nguyễn
Trọng Thuật (1984
– 1988). Ông người Thanh Hoá có tác phong của một nhà
giáo “hiền triết”, từng trải qua công tác ngoại giao
ở các cương vị khác nhau. Tư tưởng đổi mới từ thời
Gorbaczow (Tổng bí thư ĐCS Liên Xô) đã ảnh hưởng đến
toàn khối XHCN. Việt Nam thực hiện đổi mới – cuộc
sống như có tia sáng cuối đường hầm. Trụ sở Cơ quan
Ngoại giao Việt Nam suốt bao nhiêu năm từ Chocimska 2,
Warszawa nhỏ bé, chật hẹp được chuyển về phố
Kawalera 4 ngay sát công viên Łazienka rộng rãi và thoáng
mát như là sự đổi mới bộ mặt quốc gia Việt Nam ở
nước ngoài.
12. Đại
sứ Nông
Thế Cận (1988
-1991). Vị đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Cộng
Hoà Ba Lan có hàm Thứ trưởng. Ông từng học phổ thông
(lớp cuối) rồi học đại, làm luận án Tiến sĩ ở Ba
Lan. Đây là giai đoạn Ba Lan áp dụng chế độ tem phiếu
cho các loại thực phẩm khan hiếm, thiết yếu như ở
Việt Nam những năm chống Mỹ. Những biến đổi chính
trị, xã hội sâu sắc ở Ba Lan có tính bước ngoặt sau
hội nghị “Bàn tròn" (Okrągły Stół) năm 1989 là dấu
ấn lịch sử của Ba Lan. Liên Xô qua biến động chính
trị đã tan rã. Bức tường Berlin sụp đổ. Hàng loạt
các nước XHCN Đông Âu thay đổi chế độ chính trị. Ba
Lan thay đổi tên gọi sau bầu cử tự do năm 1989 từ CHND
Ba Lan sang CH Ba Lan. Ba Lan xoá bỏ chế độ độc đảng
(trong hiến pháp). Người Việt Nam ở châu Âu, trải qua
quá trình thay “áo mới”. Những chuyến tầu hoả
liên vận chở máy tinh “second hand”, quần, áo bò, đồng
hồ điện tử, áo phông Thái, Thổ…tấp nập sang Nga đổi
lấy vàng và đô la. Đại sứ Nông Thế Cận con người
hiền từ, luôn trăn trở với thời cuộc và công việc
nhưng vẫn phải chấp nhận thực tế đời sống mưu
sinh. Sau những gì đã trải qua ở các cương vị cao trong
lãnh đạo nhà nước, ông trở lại cuộc sống đời
thường với bệnh tật tuổi già, sức yếu và lo toan
cuộc sống gia đình.
13. Đại
sứ Đào
Thị Tám (1991-
1995). Vị đại sứ nữ đầu tiên tại Ba Lan. Bà từng là
LHS Việt Nam những năm 1967 – 1972, sau trở thành nhà
ngoại giao chuyên nghiệp. Bà còn có nhiệm kỳ đại sứ
ở Hungari (1999 - 2002). Bà là điển hình của phong cách
quản lý kiểu Việt Nam “chỉ làm những gì thuộc trách
nhiệm, trong nhiệm vụ”, giữ nguyên tắc của người
phụ nữ thép gọi là “ Thatcher” Việt Nam (Thatcher - cựu
Thủ tướng Anh). Hết nhiệm kỳ về Việt Nam, chắc bà
không khỏi trăn trở, nuối tiếc những gì đáng ra bà có
thể làm tốt hơn. Có lẽ quan hệ ngoại giao BL- VN lúc ấy
rơi vào thời kỳ thăng trầm nhất với nhiều thử thách.
Chính phủ công đoàn Đoàn Kết (Solidarność) lên nắm
quyền không ưa gì khối cộng sản. Toà Đại sứ ở sát
công viên Łazienka khang trang được trả lại cho Ba Lan và
thuê một toà nhà tư nhân trên phố Kazimierzowska làm trụ
sở, nhờ vậy Việt Nam lấy lại được 3 toà nhà ở vị
trí đắc địa giữa Hà nội, mà sứ quán Ba Lan từng
khai thác.
14. Đại
sứ Vũ
Dương Huân (1995-
1998). Bảo vệ luận án Tiến sĩ ở Bungari, là PGS, TS
giảng dạy tại Học Viện Ngoại Giao Việt Nam. Ông có
nhiệm kỳ đại sứ đầu tiên ở Ba Lan, tiếp theo là
nhiệm kỳ đại sứ tại Ukraina (2002- 2005). Sau đó ông có
thêm nhiệm kỳ làm Tổng lãnh sự Việt Nam tại Viễn
Đông, Nga. Một vị đại sứ nói ít, dễ gần, với công
việc thì thiết thực, hiệu quả. Kinh tế Ba Lan chuyển
sang kinh tế thị trường. Cộng đồng Việt Nam lớn mạnh
cả về số lượng và chất lượng. Đây là thời kỳ
người Việt Nam tại Ba Lan hội nhập toàn diện vào xã
hội sở tại.
15. Đại
sứ Tạ
Minh Châu (1998-2002).
Ông được đào tạo văn học tại Ba Lan, yêu cả 2 nền
văn thơ Việt Nam và Ba Lan. Ông xuất bản nhiều tập thơ
do mình sáng tác và dịch thuật (C. Miłosz, W. Szymborska -
những nhà thơ được giải Nobel). Ông bảo vệ tiến sĩ
ở Ba Lan khi Ba Lan chuyển đổi thể chế chính trị, xã
hội (1989- 1991). Thời kỳ này người Việt Nam chuyển
kinh doanh từ chợ "Sân vận động" ( kéo dài gần
10 năm) vào các trung tâm thương mại của người Trung
Quốc,Viêt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ ở Wolka Kosowska ngoại ô
Warszawa. Ông biết xác định mình là ai trên cương vị
đại sứ, là nhà thơ – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
nên (có thể) ông tâm đắc: học “lễ” để được
kính, học “nhẫn” để vạn sự thành đạt. Ông là
nhà ngoại giao chuyên nghiệp cao cấp. Hết nhiệm kỳ đại
sứ ở Ba Lan ông được đề bạt Phó trưởng ban Đối
ngoại TW. Ông còn có nhiệm kỳ Đại sứ đặc mệnh toàn
quyền Việt Nam tại CH DC Lào. Ông có công lớn trong việc
củng cố tình hữu nghị VN- Lào và để lại nhiều ấn
tượng tốt đẹp trong giới lãnh đạo của nước Lào.
Mắc bệnh hiểm nghèo, cựu đại sứ đang phải chiến
đấu với bệnh tật.
16.
Đại sứ Đinh
Xuân Lưu (2002-
2006). Ông từng công tác ở Cục Ngoại giao, Bộ Ngoại
giao, từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Li
Băng trước khi nhận nhiệm vụ Đại sứ tại Ba Lan. Là
con người thẳng thắn, nên mọi người sẵn sàng chia sẻ
với ông nhiều câu chuyện riêng tư, đời thường. Nhiệm
kỳ đại sứ tại Ba Lan để lại trong ông nhiều kỷ
niệm khó quên như câu chuyện “chó mèo” đầy nhức
nhối làm giảm uy tín của người Việt Nam. Ông có
công trong việc tìm, tái kiến thiết toà đại sứ Việt
Nam đầu tiên sau bao năm trăn trở. Toà đại sứ mới ở
khu đất "địa linh" Wilamów, Warszawa, phố Resorowa
36. Ông thích thơ ca, kể cả sáng tác nên rất yêu nền
văn thơ Ba Lan. Ông cũng gặp vấn đề về sức khoẻ ở
tuổi già.
17. Đại
sứ Nguyễn
Văn Xương (2006-2010).
Ông tốt nghiệp ĐH ngành văn học tại Rumani – một quốc gia cộng
sản độc trị. Tuy lớn lên từ xứ Nghệ triệt để
cách mạng, nhưng ông là người khá nhậy cảm với mọi
biến đổi của thời cuộc. Ông biết nói gì, làm gì hợp
với đòi hỏi của cuộc sống, biết động viên mọi
người, phát huy thế mạnh mỗi cá nhân, tạo điều kiện
cho họ tham gia vào công việc chung, giảm xung đột. Không
phải bàn cãi, ông là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, có
quá trình công tác lâu năm trong ngành ngoại giao. Ông nhận
nhiệm kỳ đại sứ Hàn Quốc những năm giao thời của
hai thế kỷ (năm 2000).Với trình độ lý luận ngoại
giao, chính trị, văn học, ngoại ngữ, bằng giọng nói ấm
áp truyền cảm ông lôi cuốn người nghe, tạo nghệ thuật
trong giao tiếp.
Ông là vị đại sứ đặc biệt quan tâm đến công tác lãnh sự. Thực ra công tác lãnh sự luôn là nhức nhối của nhiều Sứ Quán và Cộng đồng người Việt ở nước ngoài, nhất là từ khi có nhiều người Việt Nam sinh sống, học tập, kinh doanh.
18. Đại
sứ Nguyễn
Hoằng (2010-
2013) – Người kế tục xuất sắc sự nghiệp của lớp
đàn anh đi trước. Ông trưởng thành qua tất cả các cấp
bậc của ngành ngoại giao. Đại sứ Nguyễn Hoằng tốt
nghiệp kinh tế tại Ba Lan, ông lại gắn bó với Ba Lan
qua 3 nhiệm kỳ công tác tại ĐSQ VN tại Ba Lan, nên có
nhiều bạn bè, đồng nghiệp, quan hệ rộng. Đại sứ
Hoằng cùng phu nhân Nguyễn Châu Anh - một cặp nhảy khiêu
vũ đáng nể, rất lôi cuốn. Ông còn có nhiệm kỳ đại
sứ tại Quatar, nơi đã giúp ông chữ bệnh và phục hồi sức
khoẻ. Thành công đáng ghi nhận đầu tiên nhiệm kỳ đại
sứ của ông là góp phần tổ chức chuyến thăm VN của
Thủ tướng Ba Lan Donald
Tusk (từng
là chủ tịch Uỷ Ban Châu Âu 2013- 2019). Cộng đồng
Việt Nam tại Ba Lan có nhiều kỷ niệm với ông qua các
thời kỳ, nhất là lĩnh vực lãnh sự. Ông đặc
biệt có công trong ký kết với Ba Lan nhiều hiệp định
về tư pháp, văn hoá, hợp tác kinh tế, khoa học – kỹ
thuât. Ông cũng gặt hái được nhiều thành công trong những năm công tác ở Ba Lan. Ông cũng là người
chứng kiến đầy đủ nhất sự phát triển, trưởng
thành, sự đóng góp của công đồng Việt Nam tại Ba Lan
trong đầu tư, kinh doanh, trong công tác từ thiện, nhân
đạo về Việt Nam.
19. Đại
sứ Phạm
Kiến Thiết (2013
-1016). Xuất thân từ gia đình có truyền thống làm Ngoại
giao, có bố là ngài Nguyễn Cơ Thạch nguyên Uỷ viên BCT,
Phó Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ
Ngoại Giao Cộng hoà XHCN Việt Nam (1987 -1991), có em trai là
ngài Phạm Bình Minh – Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó
Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hoà
XHCN Việt Nam (2011 – đến nay). ông Phạm Kiến Thiết
từng học đại học ở Ukaina, ngành kỹ thuật hàng không (thuộc
Liên Xô trước đây). Từng phục vụ trong Quân đội
NDVN, Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ Quan hệ Quốc tế và
Khoa học Công Nghệ với Việt Kiều thuộc Uỷ ban Nhà
nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, rồi Giám đốc
Trung tâm Thông tin Bộ Ngoại giao.
Ông
là Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam ở Ba Lan vào thời kỳ xã hội Ba Lan có nhiều
biến động về chính trị. Đảng Luật pháp và Công lý
lên cầm quyền theo chủ nghĩa dân tộc “cực đoan” có
nhiều mâu thuẫn với đường lối chung của Cộng đồng
chung Châu Âu. Liên kết Ba Lan – Hung – Slovakia - là
liên kết đối lập gây nhiều tranh cãi trong định hướng
chung của khối EU. Kinh tế Ba Lan những năm gần đây khá
ổn định dù không ít khó khăn do khách quan (cấm vận
Nga, nội chiến tại Ukraina, Briexit...)
Đại
sứ Phạm Kiến Thiết đã chứng kiến Cộng đồng VN tại
Warszawa biểu tình (lần đầu tiên được phép của thành
phố) trước Đại sứ TQ tại BL phản đối TQ đưa giàn
khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam (02.05.2014 – 16.7. 2014) - một
vấn đề nhạy cảm.
Đại
sứ Phạm Kiến Thiêt là người gần gũi bà con trong cộng
đồng, làm việc có trách nhiệm và rất cởi mở để
lại những tình cảm tốt trong cộng đồng. Ngài Đại sứ
không thích “đao to búa lớn”, có những đóng góp thiết
thực cho hoạt động chung. Lần đầu tiên Đại sứ quán
Việt Nam tại Ba Lan tổ chức cuộc gặp mặt để bà
con người Việt trao kiến nghị liên quan đến công tác
lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan. Được
đánh giá: “Buổi làm việc thiện chí". Đã có thoả
thuận, có thay đổi… Không biết công việc có bị chìm
theo thời gian? Hy vọng nhiệm kỳ đại sứ Phạm Kiến
Thiết là dấu mốc đổi mới công tác lãnh sự của Đại
sứ quán Việt Nam ở Ba Lan.
20. Đại
sứ Vũ
Đăng Dũng nhiệm
kỳ (2017-2020).
Ông
xuất thân từ một gia đình trí thức, sinh ra và lớn lên
ở Hà Nội. Ông được đào tạo bài bản tốt nghiệp
tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, thực tập tại Đại
học Harvard về quan hệ Quốc tế, Hoa Kỳ (1999-2000) và
trở thành nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ông trải qua
nhiều cương vị công tác gần 40 năm như Tham tán Công sứ
- Phó Đại sứ tại Singapore và Hoa Kỳ, có nhiệm kỳ hơn
6 năm làm Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường
trực đầu tiên của Việt Nam tại Hiệp hội các Quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Indonesia và được Chủ tịch
nước phong hàm Đại sứ bậc I của Nhà nước Việt
Nam.
So
với các lớp đàn anh đi trước, ông cũng là số ít các
đại sứ khá thông thạo tiếng Anh “phát biểu không cần
văn bản” tạo sự hấp dẫn. Trong nhiệm kỳ công tác
tại Ba Lan, ông đã để lại nhiều ấn tượng và kỷ
niệm đáng nhớ, góp phần vào việc tăng cường củng có
quan hệ bạn bè và hợp tác nhiều mặt với Ba Lan, làm
cho lãnh đạo và người dân Ba Lan hiểu biết hơn đất
nước Việt Nam ngày càng đổi mới. Với Cộng đồng
người Việt ông luôn tâm huyết, cổ vũ và tham dự nhiều
hoạt động của Cộng đồng, góp sức xây dựng các tổ
chức Hội đoàn phát triển vững mạnh. Ông còn là người
có công trong việc mua thêm một ngôi nhà (mới) làm nhà
riêng cho Đại sứ đáp ứng yêu cầu đối ngoại.
21. Đại
sứ Nguyễn
Hùng (nhiệm
kỳ 2020- 2023).
Sau
khi tốt nghiệp đại học tại Ukraina về ngành Quan hệ
Quốc tế, đại sứ Nguyễn Hùng về công tác tại Bộ
Ngoại giao. Ông trưởng thành qua tất cả các cấp bậc
của ngành ngoại giao từ Tuỳ viên, Bí thư thứ hai và
Công sứ - Phó Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga.
Đại sứ Nguyễn Hùng từng là Vụ phó Vụ châu Âu. Dù
mới bắt đầu nhiệm kỳ công tác từ cuối tháng 7/2020
trong bối cảnh Ba Lan và toàn châu Âu chịu tác động
nặng nề bởi dịch Covid-19, ĐS Nguyễn Hùng đã tích cực
cho triển khai công tác bảo hộ và hỗ trợ công dân
trong thời kỳ dịch bệnh (đặc biệt kịp thời tổ chức
cho bà con có hoàn cảnh khó khăn được về nước) và
linh hoạt vận dụng các hình thức ngoại giao mới như
vận động phía bạn thực hiện tham vấn chính trị cấp
Thứ trưởng theo hình thức trực tuyến nhằm duy trì và
thúc đẩy đà quan hệ Việt Nam – Ba Lan. Cộng đồng
Việt Nam thời gian này gặp nhiều khó khăn trong kinh
doanh, sinh hoạt do kiểm tra thuế: hàng hoá bị tịch thu,
bị phạt..., giá cả sinh hoạt tăng, mọi hoạt động bị
đình trệ... Ba Lan một trong những nước bị lây nhiễm
Covid-19 cao ở châu Âu, có giai đoạn thường ngày hơn
chục nghìn người bị nhiễm, vài trăm người chết, bệnh
viện thiếu người phục vụ, thiếu trang thiết bị y tế,
có bênh viện tại Warszawa 80% nhân viên y tế bị
nhiễm Covid-19. Công đồng Việt Nam tại Ba Lan đã có
nhiều sáng kiến và việc làm thiết thực ủng hộ chống
dịch: cấp xuất ăn cho nhân viên bệnh viện, gửi tặng
trang thiết bị y tế từ Ba Lan về Việt Nam và ngược
lại, thành lập Ban hỗ trợ cộng đồng VN tại Ba Lan phòng chống dịch Covid-19 giúp bà con cách
chữa trị, liên hệ với bệnh viện trong trường hợp khẩn
cấp... để lại những thiện cảm tốt đối với người
Ba Lan và đặc biệt đối với ngành Y tế Ba Lan.
Kỷ
niệm 70 năm quan hệ ngoại giao, hữu nghị Việt Nam - Ba
Lan là dấu ấn tốt đẹp cho nhiệm kỳ của đại sứ
Nguyễn Hùng.
Với
bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại giao và hiểu
biết sâu về khu vực Đông Âu, hy vọng Đại sứ Nguyễn
Hùng sẽ thành công trong việc góp phần đẩy mạnh quan
hệ truyền thống Việt Nam và Ba Lan có những bước phát
triển mới, hiệu quả đáp ứng lợi ích của cả hai
bên, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cộng đồng
người Việt Nam tại Ba Lan sinh sống, hội nhập và giúp
cộng đồng làm tốt cầu nối trong quan hệ hữu nghị
nhân dân giữa hai dân tộc Việt Nam - Ba Lan.
Vác-sa-va, 12/2020
Nguyễn Xuân Nhung
Một số hình ảnh quan hệ ngoại giao giữa BL và VN
*
*
*
*
*
*
*
*
*
Tổng thống BL Andrzej Duda sang thăm VN
Tổng thống BL Andrzej Duda và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
***
Một số hình ảnh Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan
ĐS Tạ Minh Châu:
*
ĐS TMC phát biểu trong chương trình "Tuổi thơ Việt Nam" tổ chức trong khuôn viên ĐSQVN tại BL (1/6/1999)
*
ĐS Đinh Xuân Lưu:
*
ĐS Nguyễn Văn Xương:
*
*
ĐS Nguyễn Văn Xương phát biểu tại Lễ kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng Thủ đô được tổ chức ở Vac-sa-va
Đại sứ Nguyễn Hoằng:
Đại sứ Nguyễn Hoằng trong buổi trình quốc thư lên tổng thống Ba Lan Bronisław Komarowski (27. 08. 2010)
Đại sứ Nguyễn Hoằng tặng quà cho Phó Chủ tịch Thành phố Lódz (BL)- Wieslawa Zewald
Đại sứ Phạm Kiến Thiết:
ĐS Phạm Kiến Thiết đã trình thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski
Đại sứ Phạm Kiến Thiết và phu nhân chụp ảnh kỷ niệm với Hội phụ nữ Việt Nam tại Ba Lan trong buổi chia tay hết nhiệm kỳ.
Đại sứ Vũ Đăng Dũng:
Đại sứ Vũ Đăng Dũng và Phu nhân Võ Thị Hiền trong buổi gặp gỡ đại diện Cộng đồng VN tại BL
Đại sứ Nguyễn Hùng:
*
*
ĐS Nguyễn Hùng phát biểu trong buổi lễ KN lần thứ 75 QK NCHXHCNVN 2-9 tổ chức tại ĐSQVN tại BL.(Nguồn ảnh: TTXVN, báo Quê Việt, một số báo mạng khác và mạng FB)
Bình luận