1. Tình trạng các bệnh viện ở vùng màu đỏ như thế nào?
Số lượng bệnh nhân nhiễm coronavirus tại tỉnh Pomorskie đang tăng lên nhanh chóng, nhiều nơi thiếu máy thở và các bệnh viện đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân viên. Điều gì sẽ xảy ra trong một tháng nếu đại dịch tăng tốc?. Chúng tôi xin trích đăng trả lời của ông Paweł Witkowski, chủ tịch Trung tâm Y tế huyện Kartuzy, nơi mới được đưa vào vùng đỏ, với phóng viên báo onet.pl.
Bệnh viện huyện được coi là bệnh viện tuyến một. Điều này có nghĩa là bệnh viện dành cho những bệnh nhân bắt đầu bị nghi ngờ có coronavirus. Họ được chẩn đoán tại đây, hiện tại sẽ mất khoảng 24 giờ. Và ở đây, trong những ngày này, sức khỏe của một số bệnh nhân có thể giảm sút đáng kể. Sau 24 giờ, những bệnh nhân này mới được chuyển đến bệnh viện khác. Đến cơ sở của tuyến hai hoặc tuyến ba. Tuy nhiên, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển những bệnh nhân này lên tuyến trên. Bởi vì chúng tôi là một bệnh viện không chuyên cho việc điều trị những bệnh nhân như vậy. Chúng tôi thậm chí không có các loại thuốc để chống lại căn bệnh này.
Đây là điểm yếu của toàn bộ hệ thống, khi xảy ra trường hợp những bệnh nhân phải đợi 24 giờ mới có chỗ ở bệnh viện khác. Đơn giản là vì những bệnh viện cấp hai và cấp ba này cũng đang thiếu giường. Vào ngày 25 tháng 9, tỉnh trưởng đã ra quyết định ra lệnh cho chúng tôi xây dựng nhanh 10 nơi cách ly. Nhưng chúng tôi chưa sẵn sàng về mặt bằng cũng như đội ngũ nhân viên. Chúng tôi đang cố gắng xây dựng những nơi này nhưng sẽ mất hàng tuần chứ không phải hàng giờ. Chúng tôi cũng thiếu nhân viên y tế để vận hành máy thở.
Đã có những bệnh nhân trong khi chờ kết quả xét nghiệm sức khỏe xấu đi đến mức phải dùng máy thở. Vì vậy chúng tôi đã xây dựng một nơi riêng biệt được trang bị máy thở trong khoa cấp cứu của bệnh viện. Tất nhiên, chỉ có một phòng như vậy.
Vấn đề quan trọng khác là Ba Lan đang thiếu các chuyên gia để chăm sóc bệnh nhân bị coronavirus. Tôi liên tục nói rằng người Đức đã chuẩn bị cho điều này từ rất lâu. Theo ước tính, Ba Lan thiếu khoảng 30.000 bác sĩ và 50 nghìn y tá. Con số này không thể có được trong vòng một tháng. Hiện nay, chúng tôi đang phải làm với khối lượng công việc rất cao. Cho nên, không phải chúng ta chỉ có vấn đề với giường bệnh, mà còn có vấn đề với việc chăm sóc những bệnh nhân. Phải biết rằng nhân viên cũng ốm. Chỉ cần năm bác sĩ phát bệnh, rồi năm nhân viên y tế nữa sẽ đi cách ly thì vấn đề sẽ Nan giải như thế nào.
Chúng ta đã nhiều năm thiếu chi phí chăm sóc sức khỏe. Nhiều năm cho phép bác sĩ Ba Lan ra nước ngoài lam việc. Tôi không biết liệu kịch bản của Ý, Tây Ban Nha hay Mỹ có xuất hiện tại Ba Lan hay không. Tuy nhiên, với tư cách là chủ tịch của một bệnh viện và là người phụ trách dịch vụ y tế, tôi thấy vấn đề lớn nhất là nhân viên y tế. Hiện tại, một bác sĩ ở Ba Lan làm việc trung bình 300 giờ một tháng. Người ta không thể làm thêm 100 giờ nữa vì đã quá mệt mỏi. Cho nhiều tiền hơn cũng sẽ không khiến người ta làm việc 400 giờ.
Nhân đây tôi cũng muốn nói với tất cả những người nghi ngờ về coronavirus, khi họ nói rằng giới truyền thông đe dọa họ, rằng tình hình không có gì phải lo lắng, rằng không có điều gì xấu đang xảy ra. Tôi muốn mời những người này làm việc một ca trong bệnh viện. Tôi đã làm nghề này 30 năm và luôn gần gũi với bệnh nhân. Tôi đã thấy nhiều bệnh nhân, nhưng chưa bao giờ thấy bệnh cúm hoành hành như thế này. Nó là một căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Nhưng chúng tôi không bao giờ biết ai bị bệnh nặng với COVID. Tôi muốn mời những người không tin tưởng coronavirus đến để xem phải làm thế nào trong tình huống mà trong thời gian 12 tiếng đồng hồ, một người đàn ông từ bị sốt trở thành một người trong tình trạng nguy kịch, cần được đặt nội khí quản, tức là một máy thở.
2. Máy thở hoạt động như thế nào?
Trong thời đại đại dịch COVID-19, máy thở có lẽ là thiết bị y tế được các bác sĩ nhắc đến nhiều nhất. Chính xác thì nó là gì và nó hoạt động như thế nào? Đây là điều mà phóng viên Tomasz Mildyn của TVN24 muốn cho chúng ta biết sau khi đến thăm Bệnh viện Lâm sàng Đại học Tổng hợp Wrocław.
Máy thở (hay còn gọi là phổi nhân tạo) hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn các cơ của bệnh nhân trong quá trình thở. Nó được sử dụng khi bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp. Nó buộc người ta thở một cách giả tạo vì nhiều lý do như không thể tự thở, do chấn thương, sử dụng thuốc hoặc bệnh tật như COVID-19. Máy thử có hai chức năng quan trọng là: Cung cấp oxy (O2) cho phổi và thải bỏ carbon dioxide (CO2) ra ngoài cơ thể.
Thiết bị này cho phép chúng ta tiến hành trị liệu hô hấp cũng như thực hiên chế độ hỗ trợ. Thiết bị này hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình thở hoặc thay thế hoàn toàn nhịp thở của bệnh nhân và tại thời điểm này bệnh nhân không thực hiện công việc hô hấp riêng.
Nếu bệnh nhân bất tỉnh và còn thở yếu hoặc không thở được thì nên đặt nội khí quản. Bệnh nhân được kết nối với một máy thở thông qua một loạt các cảm biến để đo các giá trị như áp suất trong và khi kết thúc hơi thở, hoặc để biết liệu bệnh nhân có được thở đúng cách hay không. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng các cảm biến với carbon dioxide, nó cho chúng ta biết sự trao đổi khí CO2 có xảy ra hay không.
Máy thở có thể được đặt để thực hiện số lần thở nhất định trong mỗi phút, hoặc chỉ tự động kích hoạt khi nào người bệnh thực sự cần trợ thở. Trong trường hợp này, máy sẽ tự động thổi không khí vào phổi nếu bệnh nhân không thở được trong một khoảng thời gian nhất định.
Tất nhiên, thiết bị chất lượng cao sẽ trở nên vô dụng nếu không có nhân viên có trình độ chuyên môn vận hành, những người có thể diễn giải chính xác các chỉ số trên màn hình máy thở.
Xuân Nguyên
Nguồn:https://www.onet.pl/informacje/onettrojmiasto/koronawirus-pomorze-wywiad-z-prezesem-szpitala-w-kartuzach/vg2edy2,79cfc278
https://tvn24.pl/wroclaw/koronawirus-w-polsce-jak-dziala-respirator-4707003
Bình luận