Piotr Gadzinowski
Quê Việt: Piotr Gadzinowski (sinh ngày 16 tháng 5 năm 1957 tại Częstochowa) – chính trị gia, nhà báo, đại biểu Quốc hội khóa 3, 4 và 5 (1997–2007), đại biểu Nghị viện Châu Âu khóa 5 (2004).
Ông là người thành lập nhóm nghị sĩ hữu nghị Ba Lan Việt Nam năm 1999, đồng thời giữ chức chủ tịch nhóm này 2 nhiệm kỳ lên tục. Ông đã từng là Phó tổng biên tập một số tờ báo và tạp chí lớn ở Ba Lan. Hiện nay ông là Phó chủ tịch hội hữu nghị Ba Lan Việt Nam " Tương Lai"
Cuộc viếng thăm năm nay của thủ tướng Việt Nam có thể là bước ngoặt. Các nhà lãnh đạo Việt Nam gần đây đã gặp tổng thống Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga. Điều đó chứng tỏ vai trò lớn lao mà giờ đây Việt Nam đảm nhận ở Đông Nam Á.
„Thực tế là quan hệ Ba Lan – Việt Nam là quan hệ trên mức
bình thường, chúng tôi muốn là bạn bẻ chủ chốt của Việt Nam ở Liên minh Châu Âu, chúng tôi muốn cố gắng giúp đỡ giải quyết các vấn đề chung của cả hai bên” Tusk đã tuyên bố như vậy. Ông ta khoe rằng mình đã tìm được tiếng nói chung với thủ tướng Việt Nam để giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng.
„ Chúng tôi đã nhanh chóng giải quyết các vấn đề về về viza cho những người mang hộ chiếu ngoại giao, các phi công phục vị chuyến bay trực tiếp Vác-sa-va – Hà Nội. Chúng tôi cũng mở ra triển vọng cho hợp tác kinh tế, ngoài các lĩnh vực truyền thống trong hợp tác giữa hai nước, như hợp tác trong công nghiệp quốc phòng” Tusk tuyên bố.
Thủ tướng Tusk thông báo rằng Ba Lan sẽ hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực phục hồi và bảo tồn các di tích ở Việt Nam.
Ông sẽ cố gắng để tiến tới ký quyết định về việc công nhận bằng tốt nghiệp đại học do các trường của hai nước cấp. Ông nhấn mạnh vai trò tích cực của Việt Nam với tư cách thành viên lãnh đạo cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong ASEAN.
Tusk cũng để ý đến việc là nhiều thành viên trong đoàn đại biểu Việt Nam đã chào ông „Dzień dobry”, điều đó ngay lập tức tạo nên không khí tuyệt vời cho cuộc gặp của hai đoàn đại biểu.
Những lời nói đó đã được phát ra từ miệng thủ tướng Tusk 15 năm trước. Trong cuộc họp báo chung với thủ tướng lúc bấy giờ của Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Tôi tò mò không biết thủ tướng Tusk sẽ nói gì với chúng ta ngày 16 tháng 1 năm nay. Sau cuộc gặp vối thủ tướng hiện thời của Việt Nam Phạm Minh Chính, người sẽ đến Ba Lan với cuộc thăm chính thức. Đây là cuộc viếng thăm được chờ đợi từ lâu.
Hợp tác Ba Lan – Việt Nam được coi là rất tốt đẹp. Mặc dù các cuộc viếng thăm chính thức của các cấp cao nhất của hai nhà nước trong vòng hai chục năm qua là hãn hữu. Lần cuối cùng đón chào thủ tướng Việt Nam ở dinh Belweder là thủ tướng Jarosław Kaczyński năm 2007. Thủ tướng Tusk đến Việt Nam năm 2010, còn tổng thống Andrzej Duda năm 2017. Sau đó thủ tướng Szydło và thủ tướng Morawiecki đã gặp các thủ tướng Việt Nam trong các cuộc họp thượng đỉnh ASEM, diễn đàn đối thoại Á - Âu.
Cuộc viếng thăm tháng 1 năm nay của thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra đúng dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ba Lan, chắc chắn sẽ nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Mười lăm năm trước thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rằng Việt Nam coi Ba Lan là đối tác quan trọng, được ưu tiên ở Trung Âu.
„Hai bên hài lòng về sự hợp tâc trên diễn đàn quốc tế. Do việc Ba Lan là chủ tịch Liên minh Châu Âu (lúc đó là nửa cuối năm 2011), thủ tướng Tusk đã tuyên bố sẵn sàng làm cầu nối giữa Liên minh và Việt Nam, bởi Ba Lan muốn là bạn bè của Việt Nam ở Liên minh và là người đại diện cho lợi ích của Việt Nam ở Liên minh. Lúc bấy giờ đề tài chính của các cuộc hội đàm là hợp tác kinh tế. Trước tiên là công nghiệp khai khoáng, đóng tàu, hóa học, quốc phòng, y dược, thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Năm 2009 kim ngạch trao đổi thương mại giữa Ba Lan và Việt Nam là 520 triệu đô la. Ba Lan nhập khẩu 304 triệu USD. Năm 2022 trao đổi thương mạii Ba Lan – Việt Nam đã đạt 5,37 tỷ USD. Xuất khẩu của Ba Lan sang Việt Nam là hơn 486 triệu đô la. Chúng ta tiếp tục nhập siêu.
Chúng ta không ngạc nhiên, khi kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hướng tới xuất khẩu, phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Trong những năm gần đây tăng trưởng GDP ở đó đạt mức 6% mỗi năm.
Các láng giềng ở châu Á cũng ghen tỵ với người Việt Nam vì sự tăng trưởng dân số đều đặn. Hiện nay Việt Nam đã có trên 100 triệu dân, gần một nửa trong số đó không vượt quá 40 tuổi.
Những người trẻ cũng được đào tạo tốt, bởi nhiều người trong đó tốt nghiệp giáo dục bậc trung học. Tiếng Anh cũng được biết một cách rộng rãi và là ngoại ngữ bắt buộc ở các trường phổ thông trung học, Tầng lớp trung lưu phát triển ở Việt Nam, điều đó ảnh hưởng tới sức mua của xã hội.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi các nhà xuất khẩu ngoại quốc quan tâm đến Việt Nam, càng ngày càng có nhiều đầu tư nước ngoài ở đó. Đó là các nhà đâu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan. Càng lúc càng nhiều hãng của Mỹ, Australia và Châu Âu chuyển nhà máy của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam. Bởi tại đây giá rẻ hơn và môi trường chính trị cũng ổn định hơn.
„Hiện nay Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh nhất và sẽ rất có lợi nếu các hãng Ba Lan biết cách lợi dụng điều đó. Chúng ta cũng đừng quên là đất nước đó cũng được coi là thị trường đầy hứa hẹn cho các lĩnh vực hợp tác mới, như chuyển đổi năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo” như bà Iwona Gramatyka, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn EXPO Katowice, người tổ chức các đoàn biệt phái kinh tế đến Việt Nam đã nói với truyền thông.
Ba Lan có con bài lớn khác. Hơn ba chục ngàn người Việt sinh sống ở đất nước chúng ta. Họ biết thực tế Ba Lan và Việt Nam. Ở Việt Nam chúng ta còn có 7 ngàn người tốt nghiệp các trường đại học Ba Lan và những người đã qua thực tập nghề nghiệp ở Ba Lan. Nhiều người trong số họ biết và hiểu Ba Lan.
Vì vậy chúng tôi tò mò không biết các vị thủ tướng Phạm Minh Chính và Donald Tusk sẽ nói gì?
Nguồn: https://trybuna.info/swiat/patrzcie-na-wietnam/Người dịch: Nguyễn Văn Thái
Bình luận