*
Hội thảo quốc tế “Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài” lần thứ nhất (27/06/2021)
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, lần đầu tiên đã có Hội thảo quốc tế về việc dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài, và tiếp theo thành công đó là sự ra đời của Diễn đàn quốc tế “Gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài”.
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cách thức vận hành nhiều hoạt động xã hội và lĩnh vực văn hóa. Một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là hệ thống trường học và các hoạt động giáo dục ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có hoạt động dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài. Vào ngày 27/06/2021, sau hơn một năm chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Hội thảo quốc tế «Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài» lần thứ nhất đã được tổ chức bằng hình thức online với sự tham gia của hơn 110 thầy, cô dạy tiếng Việt, các chuyên gia ngôn ngữ, các phóng viên báo chí, truyền hình trong nước ... từ 26 quốc gia thuộc 4 châu lục (Á, Âu, Úc, Mỹ). Hội thảo nhằm mục đích tạo diễn đàn trao đổi thông tin, kinh nghiệm giảng dạy cho giáo viên, đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Việt cho con em người ở nước ngoài, đồng thời để kết nối và chia sẻ thông tin về những thuận lợi và khó khăn của việc dạy tiếng Việt trong bối cảnh chung của thế giới hiện nay. Hội thảo đã có 25 bài tham luận chia thành 3 mảng đề tài lớn: Tình hình chung của việc dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài, Công nghệ áp dụng trong việc dạy và học và kinh nghiệm thực tế dạy tiếng Việt ở nước ngoài.
Hội thảo “Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài” lần thứ nhất, do trường tiếng Việt Lạc Long Quân cùng Hội người Việt Nam tại Ba Lan chủ trì tổ chức, đã rất thành công với những chia sẻ đa dạng và tâm huyết từ những chuyên gia ngôn ngữ uy tín, và các thầy, cô dạy tiếng Việt năng động từ nhiều nước trên thế giới. Ngay sau Hội thảo, nhiều đề nghị đã được gửi tới Ban tổ chức Hội thảo với mong muốn hoạt động kết nối quốc tế này sẽ tiếp tục được duy trì.
Những thành viên đầu tiên tham gia ban tổ chức Hội thảo “Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài” cùng những thầy, cô giáo uy tín và tích cực đã nghiêm túc trao đổi trong những tuần sau đó. Vào ngày 15/07/2021, Diễn đàn « Gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài » đã chính thức được thành lập.
Diễn đàn Gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài (viết tắt: Diễn đàn GGTV) có tên tiếng Anh là International Forum on Preserving Vietnamese Language Abroad (viết tắt: PVLA). Đây sẽ là một tổ chức xã hội dân sự, phi lợi nhuận, hoạt động độc lập trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, hoạt động theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, dân chủ dựa trên mục đích, quy chế đã được thống nhất.
Việc ra đời Diễn đàn Gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài theo đề nghị và mong muốn của nhiều người Việt, cho thấy nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, không chỉ của các thầy, cô và những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - văn hóa - ngôn ngữ, mà còn của những ai quan tâm đến việc gìn giữ và lan tỏa tiếng Việt, văn hóa Việt ở nước ngoài, đối tượng chính là các thế hệ con cháu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
Diễn đàn GGTV mong muốn và đặt mục tiêu chính cho mình sẽ trở thành nơi kết nối rộng rãi những ai quan tâm đến việc dạy và học tiếng Việt; là nơi trao đổi kinh nghiệm chuyên nghiệp lẫn không chuyên của các thầy, cô và chuyên gia ngôn ngữ quốc tế về việc giảng dạy tiếng Việt, văn hóa Việt ở nước ngoài; là nơi phát huy trí tuệ, kiến thức và tâm huyết của những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - ngôn ngữ - văn hóa.
Hoạt
động chủ yếu của Diễn đàn
GGTV là việc tổ chức các buổi hội thảo,
tọa đàm giao lưu về những đề tài
đa dạng quanh việc Gìn
giữ tiếng Việt ở nước ngoài,
cũng như thực hiện những hoạt động đào tạo chuyên
môn từ các tổ chức dạy tiếng Việt và chuyên gia ngôn
ngữ chuyên nghiệp. Diễn đàn Gìn
giữ tiếng Việt ở nước ngoài bầu
ra Ban Điều hành gồm 15 thành viên (nhiệm kỳ 2 năm), Ban
điều hành sẽ đề ra phương hướng hoạt động, kế
hoạch tổ chức những hoạt động của
Diễn đàn.
Diễn đàn
có 5 tiểu ban, gồm:
1- Tiểu ban Ngữ văn
và chương
trình giảng dạy.
2- Tiểu ban
Phương pháp và kinh nghiêm giảng
dạy.
3- Tiểu ban Ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong
việc dạy và học tiếng Việt.
4- Tiểu
ban Văn hóa và
Truyền thông.
5- Tiểu ban Tìm hiểu tình hình việc dạy
và học tiếng Việt ở các nước.
Nhiệm kỳ 2021-2023 của Diễn đàn GGTV, cũng là nhiệm kỳ đầu tiên mang nhiều ý nghĩa quan trọng về việc đặt nền tảng hoạt động. Ban điều hành của nhiệm kỳ này gồm có:
1-
Ông Lê Xuân Lâm (Ba Lan) - Trưởng ban (Chủ tịch Hội đồng
trường tiếng Việt Lạc Long Quân, Ba Lan)
2- Ông Trần
Anh Tuấn (Hungary) - Phó ban (GĐ Trung tâm tiếng Việt
Budapest)
3-
Bà Nguyễn Liên Hương (Đài Loan) - Phó ban, kiêm Trưởng
tiểu ban Tiểu
ban Ngữ văn
và
chương
trình
giảng dạy (giảng
viên Tiếng Việt tại ĐH Quốc gia Đài Loan (National
Taiwan University)
4-
Bà Dương Bích Hà (Đức) - Phó ban kiêm Trưởng
tiểu ban Phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy
tiếng Việt (Giảng viên tiếng Việt tại ĐH Goethe - Frankfurt am Main,
Đức)
5-
ông Mai Hải Lâm (Ba Lan) - Phó
ban, kiêm Trưởng tiểu ban Tiểu
ban Ứng
dụng kỹ thuật công nghệ trong việc dạy và học tiếng
Việt (Hiệu trưởng trường Tiếng Việt Lạc Long Quân,
Ba Lan)
6- Bà Nguyễn Thanh Hằng (Pháp) - Phó ban, kiêm
Tổng thư ký và Trưởng tiểu ban Văn
hóa và
Truyền thông (Giáo
viên tiếng Việt tại Keepschool và Trung tâm Philotechnique,
Pháp)
7-
Bà Khuất Phương Dung (Nga) - Phó ban, kiêm Trưởng tiểu
ban Tiểu ban Tìm hiểu tình hình việc
dạy và học tiếng Việt ở các nước
(Giáo viên tiếng Việt tại Mát-xcơ-va
)
8- Bà Trần Thu Dung (Pháp) - Thành viên (Nhà văn,
chuyên nghiên cứu về văn hóa, cựu
giảng viên ĐH sư phạm Hà Nội, giảng viên văn hóa,
tiếng Việt và tiếng Pháp tại Paris)
9- Bà Hà Vân Anh (Ucraina) - Thành viên (Giảng viên tiếng Việt, trường Đại học Tổng hợp mang tên Taras Shevchenko, Kiev, Ucraina)
10-
Bà Nguyễn Anh Vân (Ba Lan) - Thành viên (Hiệu Phó trường
tiếng Việt Lạc Long Quân, Ba Lan)
11- Bà Lê Thị Bích
Hường (Ý) - Thành viên (Chủ tịch Hiệp hội Nhịp
cầu Văn hóa Italia-Việt nam, giảng viên dạy tiếng Việt tại Đại học Ca' Foscari, Venezia - Italia)
12-
Bà Nguyễn Vũ Như Quỳnh (Pháp) - Thành viên (Đồng
hiệu trưởng Trường thiếu nhi Về Nguồn, thuộc Hội
người Việt Nam tại Pháp, năm 2016-2021)
13-
Ông Đặng Ngọc Hân (Ba Lan) - Thành viên (Hiệu phó trường
tiếng Việt Lạc Long, Ba Lan)
14- Bà Nguyễn Hạnh
-Schwanke
(Đức) - Thành viên (Người
sáng lập NXB
Song ngữ Đức Việt HORAMI, Giám
đốc Học Viện HORAMI
Academy, Đức)
15- Bà Nguyễn Bình Minh (Đức) - Thành viên (Giám đốc công ty A.MUSE – Interactive Design Studio, Đức)
Mọi
công dân Việt Nam, người gốc Việt
và người nước ngoài đọc hiểu và tán thành quy chế
của Diễn đàn GGTV, sau khi được Ban điều hành Diễn
đàn GGTV đồng ý, đều
có thể là thành viên chính thức
của diễn đàn,
có thể tham gia các buổi hội thảo, seminar, có thể chia
sẻ các thông tin trong lĩnh vực giáo dục, văn
hóa qua trang chính thức của Diễn đàn
GGTV.
Diễn đàn gìn giữ tiếng
Việt ở nước ngoài trân
trọng kính mời các chuyên gia ngôn ngữ, các anh, chị và
các bạn - những người đã, đang
và sắp trở thành giáo viên dạy
tiếng Việt ở nước ngoài tham gia
Diễn đàn, chia sẻ những giá trị tinh thần về tình yêu
tiếng Việt, cùng nhau gìn giữ và lan tỏa tiếng Việt –
một di sản vô cùng quý giá của dân tộc Việt Nam.
Trân
trọng.
BĐH DIỄN ĐÀN GÌN GIỮ TIẾNG VIỆT Ở NƯỚC
NGOÀI
Liên hệ:
Diễn đàn Gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài.
-
Địa chỉ văn phòng: ul.
Nadrzeczna 3F, lok.18
05-552
Wólka Kosowska, Poland.
-
E-mail: ggtiengviet@gmail.com
- Tel.: +48 795 645 955 (ô. Lê Xuân
Lâm, Ba Lan); + 36 204 921 853 (ô. Trần Anh Tuấn, Hungary);
+
48 502 771 718 (ô. Mai Hải Lâm, Ba Lan); +33 666 138 539 (Bà
Nguyễn Thanh Hằng, Pháp)
- Facebook
(Nhóm): https://www.facebook.com/groups/542249040301144
Một số hình ảnh hoạt động dạy và học tiếng Việt, văn hóa Việt ở nước ngoài:
* Đón mừng Noel và năm mới tại TT tiếng Việt Budapest
* Một tiết học thủ công tại trường Thiếu nhi "Về Nguồn" (Pháp)
* Lễ khai giảng lớp tiếng Việt tại Kiev, Ucraina.
* Chương trình trại hè online do "Horami Academi" tổ chức (Đức)
*Một lớp học tiếng Việt của Sinh viên tại Đài Loan.
*
(Nguồn ảnh: FB và một số trang báo điện tử)
Bình luận