2021-12-17 02:09:32

Ba Lan: Thêm một di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Trong cuộc họp báo vào ngày hôm nay (16/12/2021), bà Magdalena Gawin - Thứ trưởng Bộ Văn hóa và Di sản Quốc gia Ba Lan cho biết: Truyền thống trải thảm hoa cho lễ rước Chúa trong mùa Giáng sinh tại Ba Lan đã được đưa vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể” (DSVHPVT) của nhân loại. Đây là di sản thứ ba của Ba Lan lọt vào danh sách của UNESCO, sau “Truyền thống dựng cảnh Chúa giáng sinh độc đáo ở Krakow” (2018) và “Văn hóa nuôi ong rừng” (2020). Quyết định về việc đưa ivào danh sáchDSVHPVT được Ủy ban Liên chính phủ về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể trong kỳ họp thứ 16 tại Paris đưa ra.

Vào thứ 6 (17/12), cư dân của Spycimierz sẽ kỷ niệm sự kiện này bằng cách cùng với những vị khách mời sắp xếp một thảm hoa trong nhà thờ giáo xứ. Sau thánh lễ, một máng hoa với thiên thần cũng sẽ được ra mắt.

Bộ Văn hóa và Di sản Quốc gia tuyên bố rằng "truyền thống trải thảm hoa, đi kèm với các đám rước Giáng sinh, đã tồn tại ở Ba Lan liên tục trong hơn 200 năm". Việc tạo ra một tấm thảm làm từ hàng nghìn bông hoa trong lễ rước Giáng sinh đề cập đến truyền thống từ thời Trung cổ, khi các khu vườn hoàng gia tặng hoa cho Nhà thờ. Hoa được sử dụng để trang trí nhà thờ cho thêm phần lộng lẫy trong những ngày lễ. Theo truyền thống Ba Lan, trong cuộc rước vào dịp Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, các cô gái có tên là Bielanki sẽ đi đến rắc hoa tươi hoặc hoa khô trước mặt vị linh mục mang Phép Lành cùng Mình Thánh Chúa. Ở một số giáo xứ, trong những ngày có các đám rước, thảm hoa được đặt trên các tầng của nhà thờ, và cả trước các nhà thờ hoặc trên đường đi của các đoàn rước.

Tại Ba Lan, các thị trấn sau đây đặc biệt nổi tiếng với truyền thống làm thảm hoa: Spycimierz (Łódzkie), Klucz, Olszowa, Zalesie Śląskie và Zimna Wódka (Opolskie). Truyền thống của cả hai địa phương đều đã được đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia - vào năm 2018 là truyền thống của Spycimierz, và hai năm sau - truyền thống của Opolskie.

Những thảm hoa nổi tiếng nhất ở Ba Lan, được đặt hàng tại giáo xứ Spycimierz - một trong những giáo xứ lâu đời nhất ở Ba Lan với hơn 900 năm tuổi. "Thảm hoa Spycimierski" thường được làm bằng những cánh hoa nhiều màu sắc và được lấy từ vườn hoặc cánh đồng hoa. Đó là những bông hoa hồng dại, anh túc đỏ, hoa ngô đồng xanh, hoa nhài, hoa cúc, tử đinh hương, hoa diên vĩ, cây keo trắng và màu, cây chổi, hoa mẫu đơn và hoa kim ngân với nhiều màu sắc. Để trang trí, người ta không chỉ dùng hoa mà còn lấy những lá dương xỉ, những cành cọ, hoa và lá cây hạt dẻ, rêu, cây hoàng dương, đuôi mèo, vỏ cây, hạt của các loại cây khác nhau và cỏ - tất cả mọi thứ tạo nên vẻ đẹp và có mùi thơm, tùy thuộc vào mẫu và ý tưởng của những người sáng tạo. Các mẫu và hình dạng của chúng khác nhau mỗi năm và phụ thuộc vào sự sáng tạo của các tác giả được chỉ định sáng tác.

Truyền thống trải thảm hoa cũng được phát triển phong phú trong cư dân của các làng Klucz, Olszowa, Zimna Wódka (thuộc giáo xứ Thánh Elizabeth của Hungary ở Klucz) và Zalesie Śląskie (giáo xứ của Thánh Jadwiga Śląska). Nó đã tồn tại liên tục trong hơn 120 năm và là kho báu tri thức của nhiều thế hệ về thực hành văn hóa và tôn giáo. Tại Śląsk Opolski, các cuộc rước Mình Thánh Chúa là một sự kiện quan trọng đối với các cộng đồng địa phương. Các đại diện của họ cùng nhau chuẩn bị cho giáo xứ, cho các nghi lễ liên quan đến cuộc rước, để bày tỏ sự gắn bó với nơi ở của họ và khảng định mình với các hoạt động của các thành viên trong cộng đồng giáo xứ.

Tại cuộc họp báo, mọi người cũng được kết nối trực tuyến với những người ở Spycimierz (Tỉnh Łódź, xã Uniejów), nơi có truyền thống làm thảm hoa cho đám rước Giáng sinh từ hơn 200 năm nay. Józef Kaczmarek, thị trưởng của Uniejów, nói rằng "sẽ không có ghi danh nếu không có đông đảo những cư dân của một giáo xứ nhỏ ở Spycimierz, những người trong 200 năm qua, vào Ngày lễ Noel đã ra đường và ăn mặc trang trọng để tham dự Lễ rước Mình Máu Thánh Chúa ”. Ông nhấn mạnh rằng "đây là nơi duy nhất ở Ba Lan mà đoàn rước đi trên một thảm hoa sống động tuyệt đẹp".

Nhóm chuyên gia quốc tế đã đánh giá cao truyền thống này: Đây là một ví dụ cho thấy một cộng đồng nhỏ (Spycimierz chỉ có hơn 300 cư dân), có thể làm được những điều lớn lao. Chúng tôi rất vui vì họ có thể làm gương cho các cộng đồng khác. Chúng tôi muốn họ tiếp tục cùng chúng tôi quảng bá di sản văn hóa Ba Lan.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác bao gồm lễ hội, lối sống, bí quyết truyền nghề, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống. 

Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vinh danh các di sản văn hóa từ khắp nơi trên thế giới giúp chúng ta nhận ra tính đa dạng của di sản phi vật thể và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó. Các mục trong Danh sách được Ủy ban Liên chính phủ về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể đưa ra trong các phiên họp hàng năm của Ủy ban này. Việc đánh giá phải tuân thủ các tiêu chí của UNESCO để đưa vào các tiêu chuẩn của Công ước.

Tại Việt Nam, đến nay đã có 13 di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và 1 di sản (Ca Trù) được đưa vào danh sách Di sản Cần được bảo tồn khẩn cấp.

Xuân Nguyên

(Nguồn: https://tvn24.pl/polska/boze-cialo-tradycja-dywanow-kwiatowych-na-procesje-bozego-ciala-wpisana-na-liste-unesco-5529786)

 

 

Sửa lần cuối 2021-12-17 01:09:32

Bình luận

Bình luận qua Facebook