2022-02-07 02:32:28

Tác dụng của chuối, ai nên ăn và ai nên tránh?

Chuối là một loại cây ăn quả đã được con người biết đến và đưa vào trồng trọt từ hơn 7.000 năm trước. Chuối có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng không phải ai cũng có thể ăn chuối.

Trong quả chuối có nhiều loại vitamin bao gồm: Vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin E, vitamin K và khoáng các chất: Canxi, kali, sắt, magie và photpho.

Chuối có một lượng lớn kali, nhờ đó chúng giúp bình thường hóa mức huyết áp, giảm căng thành tĩnh mạch và động mạch, nhờ đó tất cả các cơ quan của chúng ta được cung cấp oxy tốt hơn. Kali có tác dụng tích cực trong việc phòng chống xơ vữa động mạch, các cơn đau tim và đột quỵ.

Pectin được tìm thấy trong chuối là một hỗn hợp tự nhiên của carbohydrate làm giảm cholesterol xấu LDL và giải độc. Pectin như một chất dinh dưỡng cũng giúp chống lại bệnh tiểu đường vì nó cải thiện khả năng dung nạp glucose. Chúng làm giảm đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Chuối cũng giúp chống lại bệnh thiếu máu - tất cả là nhờ hàm lượng sắt cao, đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các tế bào hồng cầu. Nó cũng chứa fructo-oligosaccharide, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn mong muốn trong ruột già.

Trong chuối có nhiều chất chống oxy hóa và carotenoid có giá trị giúp giảm các bệnh về mắt như quáng gà, đục thủy tinh thể hay tăng nhãn áp. Ngoài ra, chúng còn giúp chống lại các quá trình thoái hóa khác nhau.

Chuối nên có trong chế độ ăn uống của những người chống chọi với bệnh loét dạ dày và tá tràng (ví dụ như trào ngược) vì ít nhất hai lý do. Đầu tiên, là vì nó rất mềm, không gây kích ứng dạ dày. Thứ hai, chúng trung hòa axit trong dạ dày, không chỉ giảm đau một phần mà còn loại bỏ chứng ợ chua khó chịu. Bên cạnh đó, ăn chuối khiến dạ dày tiết ra nhiều chất nhầy hơn.

Do giàu magiê, chuối có tác dụng chống lại các cơn đau bụng kinh do làm giãn các cơ. Ngoài ra, vitamin B6 có trong quả không chỉ giúp giảm đau mà còn điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Trong chuối có chứa dopamine, không chỉ có tác động tích cực đến tâm trạng mà còn giúp cải thiện trí nhớ. Vitamin B6, cũng như magiê trong quả chuối giúp bạn thư giãn. Chuối cũng là nguồn tryptophan quý giá, khi bị phân hủy trong cơ thể sẽ giải phóng serotonin được gọi là hormone hạnh phúc.

Chuối có khả năng hỗ trợ miễn dịch. Trong trường hợp này, quan trọng nhất là các vitamin A, E cũng như vitamin B6. Các đặc tính quý giá của chúng là chống lại các gốc tự do có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, cũng như tham gia tích cực vào quá trình sản xuất kháng thể và hồng cầu.

Một quả chuối trung bình cho khoảng 90 kcal và hầu như không có chất béo. Ngoài ra, chúng có một lượng lớn chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Chất xơ giúp chúng ta no lâu vì nó làm chậm quá trình tiết ghrelin (hormone đói), đó là lý do tại sao nó là giải pháp hoàn hảo cho một bữa ăn nhẹ trong ngày. Một quả chuối trung bình (100 g - 90 kcal) cung cấp khoảng 1,1 g protein, 23 g carbohydrate, 0,3 g chất béo, 12,2 g đường và 2,6 g chất xơ.

Do chuối có chỉ số đường huyết cao (51 điểm), vì vậy những người đang chống chọi với bệnh tiểu đường không nên ăn. Tuy nhiên, vì có những tác dụng như đã nói ở trên, những người bị bệnh này có thể ăn quả chưa chín (chỉ số đường huyết là 31).

Do hàm lượng chất xơ cao (hơn 3 g), chuối giúp những người ăn kiêng đang muốn giảm số kg không cần thiết. Đó là vì chất xơ ảnh hưởng đến cảm giác no trong một thời gian dài.

Chuối cũng hường được ăn khi tập thể dục cường độ cao, vì chúng là một nguồn năng lượng tuyệt vời và tăng sức bền cho cơ thể.

Phụ nữ mang thai không nên tránh chuối, ngược lại - hãy ăn chuối càng thường xuyên càng tốt, vì chúng là nguồn cung cấp chất sắt nên ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, chuối còn giúp chống lại chứng ốm nghén cũng như chứng ợ chua. Điều này là do chuối có đặc tính giúp trung hòa axit trong dạ dày. Chúng cũng chứa axit folic, giúp thai nhi giảm thiểu nguy cơ mắc một số dị tật, bao gồm cả khuyết tật thần kinh.

Chuối có thể dùng cho trẻ em, không chỉ vì nó là một món ăn lành mạnh và ngon, mà trái cây này (như quả việt quất khô) giúp điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Điều này là do pectin, chất liên kết với thành phần thực phẩm và kali, tạo điều kiện bổ sung chất điện giải một cách hiệu quả.

Nhiều người lầm tưởng chuối có đốm đen thì không nên ăn. Ngược lại, đây là lúc nó ngon nhất và có giá trị sức khỏe lớn nhất, ngoại trừ những bệnh nhân tiểu đường.

Vỏ chuối được sử dụng chủ yếu để chống lại mụn cóc và muỗi đốt. Nó chứa các enzym làm dịu vết sưng tấy. Do giàu vitamin (A, E, D) cũng như kali, vỏ chuối có thể được sử dụng như một trong những thành phần của kem dưỡng da mặt tự nhiên với tác dụng dưỡng ẩm. Ngoài ra, vỏ chuối có thể dùng để làm trắng răng (nhưng không thể thay thế cho việc đánh răng). Bí quyết là bạn hãy chà xát vỏ chuối vào mặt trong của răng.

Chú ý: Sau khi mua chuối về, tốt nhất bạn nên rửa sạch vì chuối có thể đã bị phun nhiều lần các chất giúp hỗ trợ quá trình chín của sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Tốt nhất nên giữ trái cây ở những nơi tối và mát mẻ, có không khí trong lành. Để kéo dài thời gian chín của chuối, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc đầu chuối lại. Cũng có thể bằng cách tách quả quá chín khỏi chùm.

Xuân Nguyên

(Nguồn: https://www.medonet.pl/zdrowie,banan---kto-powinien-go-jesc--a-kto-unikac--wlasciwosci-banana,artykul,1734760.html)

 

Sửa lần cuối 2022-02-07 01:32:28

Bình luận

Bình luận qua Facebook