2019-10-11 08:17:40

Ba Lan – Ai sẽ là Thủ tướng sau bầu cử Quốc hội?

AFP, Fotorzepa / Jerzy Dudek, Fotorzepa / Darek Golik, Fotorzepa / Darek Golik  

Mateusz Morawiecki – Prawo i Sprawiedliwość PiS – Đảng Pháp luật và công lý,

Małgorzata Kidawa-Błońska – Platforma Obywatelska PO – Đảng Cương lĩnh Công dân,

Władysław Kosiniak Kamysz – Polskie Stronictwo Ludowe PSL – Đảng Nhân dân Ba Lan,

Robert Biedroń – Wiosna – Đảng Mùa Xuân.

Người Ba Lan cho rằng, các Chính trị gia này nên ra tranh cử Thủ tướng thay mặt cho đảng của mình – Nguồn: Rzeczpospolita

Đáng chú ý là, trong Hiến pháp Cộng hòa Ba Lan không có Điều khoản quy định, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các Bộ trưởng phải là Thành viên của Quốc hội. Chủ tịch Hội đồng Bô trưởng có thể là Hạ Nghị sĩ hoặc là Thượng Nghị sĩ, nhưng không nhất thiết phải là Nghị sĩ Quốc hội. Ngoài ra, không có khái niệm nhiệm kì của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hay của Hội đồng Bộ trưởng.

Trong hệ thống đa đảng, như ở Ba Lan, khả năng giành quyền điều hành bộ máy hành chính công của một đảng nào đó, một cách độc lập hay phải liên minh với các đảng khác, phụ thuộc vào kết quả bàu cử Quốc hội.

Tổng thống Cộng hòa chỉ định Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, là người, thường được lựa chọn trước đó, bởi một đảng chính trị có đa số trong Hạ nghị viện hoặc bởi liên minh các đảng. Người này nhận sứ mệnh thành lập Hội đồng Bộ trưởng.

Tham gia vận động bàu cử lần này có 5 Đảng: PSL, PiS, SLD, Konfederacja i KO. Ngoài ra còn các nhóm chỉ đăng kí danh sách trong một vài vùng.

Cuộc vận động bàu cử là cơ hội để các Đảng giành đa số ghế – mandat – trong số 460 ghế của Hạ Nghị viện và 100 ghế của Thượng Nghị viện.

Chế độ Tam quyền phân lập tại Ba Lan đã được xác nhận trong Hiến pháp Cộng hòa Ba Lan. Chế độ này dựa trên sự phân chia và bình đẳng ba Chính quyền: Chính quyền lập pháp, Chính quyền hành pháp và Chính quyền tư pháp. Trong đó, Chính quyền lập pháp do Quốc hội, gồm Hạ Nghị viện và Thượng Nghị viện, nắm giữ; Chính quyền tư pháp do các Tòa án và các Cơ quan tài phán nắm giữ, còn Chính quyền hành pháp do Tổng thống Cộng hòa Ba Lan và Hội đồng Bộ trương nắm giữ.

Trong Hiến pháp Cộng hòa Ba Lan, „Hội đồng Bộ trưởng” được dùng thay tên gọi phổ biến „Chính phủ”, còn „Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng” được dùng để chỉ chức danh chính thức Thủ tướng – Người đứng đầu Chính phủ.

Hội đồng Bộ trưởng dẫn dắt chính sách đối nội và đối ngoại của Cộng hòa Ba Lan và lãnh đạo Hành chính công.

Hội đồng Bộ trưởng gồm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các Bộ trưởng, có thể được bổ nhiệm thêm các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Chủ tịch và các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cũng có thể đảm nhiệm chức năng Bộ trưởng.

Đại diện của Hội đồng Bộ trưởng ở các Tỉnh là Tỉnh trưởng.

Hiến pháp Cộng hòa Ba Lan năm 1997 quy định:

Đ. 154

  1. Tổng thống Cộng hòa chỉ định Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đề xuất thành phần của Hội đồng Bộ Trưởng. Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cùng với các Thành viên còn lại của Hội đồng Bộ trưởng trong vòng 14 ngày, kể từ ngày đầu tiên của phiên họp Hạ Nghị viện hoặc của buổi tiếp nhận từ chức Hội đồng Bộ trưởng trước đây và chào đón tuyên thệ từ các Thành viên của Hội đồng Bộ tưởng mới được bổ nhiệm.

  2. Trong vòng 14 ngày, kể từ ngày được Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đệ trình Quốc hội chương trình hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng cùng với đơn đề nghị chia sẻ cho Hội đồng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Hạ Nghị viện quyết nghị bằng đa số tuyệt đối các phiếu bàu, trong sự có mặt của ít nhất một nửa số theo luật định các Nghị sĩ.

  3. Trong trường hợp không bổ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng theo cách thức Kh.1 hoặc không bỏ phiếu tín nhiệm như trong cách thức Kh.2, thì trong vòng 14 ngày kể từ khi trôi qua thời hạn đã được xác định trong Kh.1 hoặc Kh.2, Hạ Nghị viện sẽ bàu ra Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các Thành viên của Hội đồng Bộ trưởng, đã được giới thiệu bởi Vị này, bằng đa số tuyệt đối các phiếu bàu, trong sự có mặt của ít nhất một nửa số theo luật định các Nghị sĩ. Tổng thống Cộng hòa sẽ bổ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng, như đã được bàu chọn và tiếp nhận tuyên thệ từ các Thành viên của Hội đồng.

Đ. 155

  1. Trong trường hợp không bổ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng theo cách thức của Đ.154 Kh.3, thì trong vòng 15 ngày, Tổng thống Cộng hòa sẽ bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các Thành viên còn lại của Hội đồng Bộ trưởng theo đơn của Vị này và tiếp nhận tuyên thệ từ họ. Trong vòng 14 ngày, kể từ ngày Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng, Hạ Nghị viện sẽ chia sẻ cho nó cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, bằng đa số phiếu, trong sự có mặt của ít nhất một nửa số các Nghị sĩ.

  2. Trong trường hợp không chia sẻ cho Hội đồng Bộ trưởng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, theo cách thức được xác định trong Kh.1, Tổng thống Cộng hòa sẽ rút ngắn nhiệm kì của Hạ Nghị viện và ra lệnh bàu cử.

Nguyễn Quỳnh GiaoTổng hợp

Sửa lần cuối 2019-10-11 06:16:41

Bình luận

Bình luận qua Facebook