2010-07-10 17:24:14

Nguồn gốc thành ngữ Đánh trống bỏ dùi

Đánh trống bỏ dùi có nghĩa là "làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở dang, thiếu trách nhiệm". Điều cần nói là cách hiểu chữ dùi ở đây có khác nhau.

Người thì cho rằng dùi là dụng cụ dùng để đánh cho trống kêu. Đánh trống xong lại vô ý vứt dùi đi thì gọi là đánh trống bỏ dùi. Lại có người cho rằng, dùi là tên gọi các tiếng trống lẻ sau các hồi trống dài, liên tục.

Nhưng phương ngữ ở một số vùng thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh người ta lại nói ba hồi chín dùi, một hồi ba dùi... Ngày xưa, ở các làng xã, dân vệ được cắt cử trực đêm ở đình làng, cứ một lúc họ phải đánh trống cầm canh (báo sang canh).

Có người vì mệt mỏi, lại đang ngái ngủ nên cẩu thả chỉ đánh chiếu lệ cho đủ hồi, còn mấy dùi lẻ họ bỏ không đánh (bỏ dùi).

Bất luận, dùi nào thì dùi, nhưng ai đó cố tình bỏ đi cũng là một việc làm tắc trách...

PGS.TS Phạm Văn Tình (Bee.net)
Sửa lần cuối 2012-12-20 07:42:53

Bình luận

Bình luận qua Facebook