2020-06-04 15:13:36

Hồ sơ theo dõi thai và các chữ viết tắt trong các xét nghiệm khi có mang

Hồ sơ theo dõi thai (tiếng Ba Lan: karta ciąży) do bác sỹ lập từ lần đầu hay lần thứ hai đi khám thai đến tận lúc đẻ. Nó giống như một cuốn nhật ký đặc biệt cho ta thông tin về quá trình có thai, ta phải chú ý những gì và ta có bệnh gì.

  Trong quá trình có thai, bác sỹ theo dõi cũng có thể cho sản phụ đi làm các xét nghiệm khác nhau. Trên hồ sơ thai cũng như trên các kết quả xét nghiệm, các bác sỹ có dùng các ký hiệu rút gọn, có khi tiếng Ba lan, có lúc chữ viết tắt tiếng Anh nên ngay cả nhiều sản phụ người Ba Lan cũng có thể gặp khó khăn khi đọc.

  Tôi có đọc được trước đây trên mạng một bài viết của tác giả Anna Liszewska. Sau đây là bản dịch nó kết hợp với tìm hiểu trên từ điển mạng Wikipedia, nó có thể có ích cho các sản phụ người Việt không biết rõ tiếng Ba Lan và tiếng Anh.

1. Hồ sơ thai

OM, LMP - thời điểm hành kinh lần cuối

TC, HBD - số tuần thai

TP, EDD, PTP - dự kiến ngày đẻ

 Ruchy płodu-  chuyển động của thai nhi - thường cảm nhận được lúc thai từ 16-20 tuần

RR - huyết áp

TNW - lần đến khám tiếp

Poł. podł. gł. (viết tắt chữ: położenie podłużne główkowe) có nghĩa là thai nằm trong tử cung đầu ở phía dưới (vị trí thuận trong ba tháng cuối)

b.z. (viết tắt chữ: bez zmian)- thuật ngữ này hay dùng chủ yếu trong xét nước tiểu

Poł. mied. - położenie miednicowe, có nghĩa là thai nằm đầu ở phía trên.

Część przodująca płodu ustalona - có nghĩa là đầu thai nhi (hay mông) tỳ vào cửa tử cung, tức sẵn sàng lúc sinh.

ASP hay FHR - tim thai đập- thường khám lúc thai 14 tuần

Wysokość dna macicy – Chiều cao đáy tử cung đo bằng centimet, nó thông báo việc tử cung rộng ra và gián tiếp cho thấy sự phát triển bình thường của thai nhip

2. Xét nghiệm máu khi có thai

HB – mức chất hemoglobin (chất đạm của máu)

Ht (Hct) - hematocrit (cho ta biết mật độ của máu)

E (RBC) – số lượng hồng cầu

(WBC) – số lượng bạch cầu

PLT – số tiểu cầu của máu

Fe – mức chất sắt trong máu

3. Xét nghiệm nước tiểu

c.w. – trọng lượng riêng

B - có chất đạm trong nước tiểu

C (Glu) – có đường trong nước tiểu

E - có mặt hồng cầu trong nước tiểu

L – có mặt bạch cầu trong nước tiểu

4. Các xét nghiệm bổ sung

AFP – nồng độ một protein huyết tương chủ yếu sản xuất túi noãn hoàn và gan trong quá trình phát triển của thai nhi được cho là hình thức bào thai của huyết thanh albumin

Xét nghiệm GTT – xét nghiệm sàng lọc khi uống 50g đường glucô

Xét nghiệm OGTT - xét nghiệm sàng lọc khi uống 75g đường glucô

WR (OWA) – xét nghiệm bệnh giang mai (kiła)

HBs – xét nghiệm người mang mầm bệnh không có triệu chứng, kháng nguyên virus viêm gan loại B

HCV - xét nghiệm người mang mầm bệnh không có triệu chứng, kháng nguyên virus viêm gan loại C

5. Xét nghiệm huyết thanh

Yếu tố Coombs – để phát hiện ở người mẹ các kháng thể miễn dịch xuất hiện khi có xung đột huyết thanh

IgG, IgM – nồng độ các kháng thể, ví dụ của bệnh do ký sinh trùng Toxoplasmosis hay bệnh sởi (różyczka)

6. Các ký hiệu siêu âm (USG) thai nhi

Các bác sỹ mô tả kết quả bằng các ký hiệu khác nhau. Khi biết ký hiệu bạn sẽ hiểu kết quả hơn. Các ký hiệu hay dùng trong siêu âm USG:

GS hay GSD – (tiếng Anh: gestational sac) thuật ngữ dùng để xác định cấu trúc nhìn thấy khi siêu âm. Nó là khoảng không gian bao quanh bào thai chứa nước ối.

CRL – khoảng cách giữa đầu và xương cụt (chiều dài lưng)

BPD - (tiếng Anh: biparietal diameter) – đó là chiều rộng đầu thai nhi đo ở một mức tương ứng. Vieeck so sánh nó với vòng đầu cho phép khẳng định đầu trẻ ngắn hay dài. Đây là một phép đo rất chính xác.

HC – vòng đầu

AC – vòng bụng

FL – chiều dài xương đùi

AFI – chỉ số lượng nước ối

ASP, FHR- hoạt động của tim thai, bình thường hay nghe được nhịp (nhịp tim của trẻ -tính số lần đập trong một phút)

FHR - APBD – kích thước bề dầy lồng ngực (hướng trước sau – giữa ngực và lưng)

TBD - kích thước bề ngang lồng ngực

TC – vòng ngực

Nguyễn Hữu Viêm (theo Internet)
Sửa lần cuối 2020-06-04 13:29:13

Bình luận

Bình luận qua Facebook